Nghiên cứu: Kháng thể dần yếu đi trước các biến thể mới của SARS-CoV-2
Các kháng thể xuất hiện trong cơ thể người nhiễm các biến thể cũ của virus SARS-CoV-2 sẽ yếu đi theo thời gian khi phải đối phó với các biến thể mới. Đây là kết quả nghiên cứu mới được Đại học thành phố Yokohama, Nhật Bản, công bố.
Các kháng thể xuất hiện trong cơ thể người nhiễm các biến thể cũ của virus SARS-CoV-2 sẽ yếu đi theo thời gian khi phải đối phó với các biến thể mới. Ảnh minh họa: Gov.uk
Theo nghiên cứu, những người nhiễm virus trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, đặc biệt là những người có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng, vẫn cần được tiêm phòng để giảm nguy cơ nhiễm các biến thể được phát hiện tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.
Nghiên cứu được thực hiện với 250 người, độ tuổi từ 21-78, có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong khoảng từ tháng 2 – 4/2020. Sau 6 tháng kể từ khi nhiễm virus, 97% trong số những có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng xuất hiện kháng thể với virus, và 96% trong số này vẫn còn kháng thể sau 1 năm kể từ khi mắc bệnh. Trong khi đó, 100% những người bệnh nặng đều có kháng thể với virus sau 1 năm.
Với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, ở nhóm có biểu hiện nhẹ hoặc không có triệu chứng, sau 6 tháng, khoảng 69% người vẫn còn kháng thể để ngăn chặn biến thể tại Nam Phi trong khi tỷ lệ người còn kháng thể với các biến thể ở Ấn Độ, Brazil và Anh lần lượt là 75%, 81% và 85%. Sau hơn 1 năm, những tỷ lệ này cũng giảm nhẹ.
Trong khi đó, nồng độ kháng thể trong máu của người từng mắc bệnh, có biểu hiện vừa hoặc nặng, giảm không đáng kể sau một năm chiến đấu với các biến thể mới. Trong suốt 12 tháng kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính, ít nhất 90% những người thuộc nhóm này có kháng thể đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ biến thể nào trong nhóm 4 biến thể kể trên xâm nhập các tế bào.
Nghiên cứu cũng chỉ ra phản ứng miễn dịch ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng yếu hơn ở những người từng mắc bệnh nặng.
Brazil cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc điều trị bằng kháng thể
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 13/5, Cơ quan Giám sát dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc điều trị COVID-19 bằng 2 loại kháng thể có tên gọi banlanivimab và etesevimab do nhà máy của hãng dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) tại nước này sản xuất.
Biêu tương của hãng dược phẩm Eli Lilly. Ảnh: Reuters
Theo Anvisa, hai kháng thể trên sau khi được tiêm vào cơ thể với một liều duy nhất, sẽ tác động lên các kháng thể khác có trong cơ thể, giúp xác định và vô hiệu hóa các tác nhân xâm nhập có hại cho sức khỏe. Hai kháng thể này được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình, trên 12 tuổi và nặng tối thiểu 40 kg. Tuy nhiên, cơ quan trên khuyến cáo các bác sĩ không sử dụng loại thuốc nêu trên đối với những bệnh nhân phải thở bằng máy trong quá trình điều trị.
Đây là loại thuốc thứ ba được Anvisa cấp phép sử dụng khẩn cấp trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Trước đó, cơ quan này cũng đã chấp thuận sử dụng 2 loại thuốc điều trị COVID-19 là Remdesivir và Regn-Cov2.
Hiệu trưởng Nhật Bản quan hệ với hơn 12.600 cô gái trong 26 năm và chụp gần 150.000 bức ảnh khiêu dâm, thái độ của người trong cuộc gây chú ý Dù sự việc đã xảy ra hơn 2 thập kỷ, nhưng vụ bê bối chấn động này vẫn luôn khiến mọi người kinh ngạc khi nhắc lại. Gần đây, trang 163 đăng tải lại vụ bê bối tình dục của một hiệu trưởng ở Nhật Bản đã từng gây chấn động trong một thời gian dài. Theo đó, ông Yuhei Takashima, sinh năm...