Nghiên cứu kết nối vành đai 3, Cát Lái, cao tốc TP.HCM – Long Thành
UBND TP.HCM đề nghị Bộ GTVT có ý kiến về tuyến đường mới kết nối cảng Cát Lái với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và vành đai 3.
TP.HCM đã nghiên cứu bổ sung quy hoạch, đầu tư tuyến đường mới, kết nối cảng Cát Lái – Phú Hữu – cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và vành đai 3 TP.HCM để phục vụ vận tải hàng hóa ra vào cảng Cát Lái.
Kiến nghị cũng vừa được UBND TP.HCM gửi Bộ GTVT nhằm sớm có ý kiến về phương án này.
Theo đó, tuyến đường mới dài khoảng 6 km, quy mô 12 làn xe, vận tốc 60 km/h. Điểm đầu từ đường Nguyễn Thị Định, đi qua rạch Ông Nhiêu, điểm cuối tại nút giao vành đai 3.
Trong đó, đoạn từ Nguyễn Thị Tư đến rạch Ông Nhiêu bao gồm cầu cạn và đường song hành hai bên. Đoạn từ Rạch Ông Nhiêu đến vành đai 3 đi trên cao.
Video đang HOT
Từ cảng Phú Hữu sẽ có 2 nhánh cầu lên xuống, điểm cuối tuyến sẽ kết nối vành đai 3 tại nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Tổng khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 59 ha.
Cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) đóng vai trò trọng điểm trong xuất khẩu hàng hóa cho TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ảnh: Quỳnh Danh.
UBND TP.HCM cho biết với sản lượng container chiếm 85% so với các cảng phía nam và 50% trên cả nước, cảng Cát Lái đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Song, tình trạng giao thông ra vào khu vực này lại rất khó khăn và thường xuyên ách tắc.
Việc hình thành tuyến đường liên cảng nhằm phục vụ vận tải hàng hóa ra vào cảng Cát Lái, đồng thời chia sẻ lưu lượng xe cho các tuyến Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Nguyễn Duy Trinh.
Khu vực cảng Cát Lái (TP Thủ Đức). Ảnh: Google Maps.
Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ vận hành thu phí ETC từ ngày 31-7
Với việc ký hợp đồng, 4 tuyến cao tốc do VEC quản lý, trong đó có TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ vận hành thu phí điện tử không dừng (ETC) theo công nghệ thống nhất với các trạm thu phí cả nước.
Dòng xe xếp hàng qua trạm thu phí Long Phước thuộc đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Ảnh: T.T.D.
Ngày 7-6, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí với Công ty TNHH thu phí tự động VETC. Thời gian thực hiện hợp đồng 64 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực.
Các bên thống nhất đến ngày 31-7, nhà thầu sẽ hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống ETC cho 4 tuyến cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Nhà thầu cam kết huy động đầy đủ các nhân sự, nhà thầu phụ để đáp ứng tiến độ đã cam kết.
Việc vận hành ETC tại các trạm thu phí thuộc các đường cao tốc do VEC quản lý sẽ rút ngắn thời gian lưu thông do không phải dừng chờ, giảm ùn tắc tại các trạm, nhất là các dịp cao điểm lễ, tết...
Hiện các trạm thu phí trên cả nước cũng đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các làn ETC còn lại và phải hoàn thành trước ngày 31-7.
Tại cuộc họp về vướng mắc đối với việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng ngày 17-5, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu sau 31-7, nếu dự án nào chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ.
Kiến nghị bố trí hơn 13.600 tỉ đồng làm hai đoạn vành đai 2 TP.HCM Đó là thông tin mà Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa báo cáo lãnh đạo UBND TP về một số nội dung cấp bách liên quan đến lĩnh vực giao thông để trình HĐND TP trong kỳ họp tháng 3-2022. Xe container vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) - Ảnh: TỰ TRUNG Theo đó, Sở Giao thông...