Nghiên cứu: Hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 giúp các nước tăng tỉ lệ tiêm chủng
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet số ra ngày 13/12, hộ chiếu vaccine ngừa COVID-19 hạn chế người dân đến các tụ điểm công cộng như nhà hàng, viện bảo tàng…
có thể giúp khuyến khích tiêm chủng ở những nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: THX/TTXVN
Hộ chiếu vaccine là chứng chỉ giấy hoặc kỹ thuật số, trong đó xác nhận tình trạng tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, hay phục hồi sau khi mắc bệnh… Chỉ những người có hộ chiếu vaccine mới được phép đến những địa điểm tụ tập.
Nghiên cứu tập hợp dữ liệu từ 6 nước, theo đó, việc áp dụng hộ chiếu vaccine đã giúp tăng tỉ lệ tiêm chủng trong vòng 20 ngày trước khi áp dụng và 40 ngày sau khi áp dụng ở những quốc gia như Pháp, Israel, Italy và Thụy Sĩ, những nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp dưới trung bình.
Video đang HOT
Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của hộ chiếu vaccine, trong bối cảnh biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang lây lan trên toàn thế giới, buộc các nước siết chặt các biện pháp hạn chế và tìm biện pháp mới khuyến khích tiêm vaccine phòng bệnh đối với những người hoài nghi tiêm chủng.
Nghiên cứu cho thấy tại Đức, quốc gia đang cân nhắc bắt buộc tiêm vaccine, hộ chiếu vaccine ít tác động đến thái độ của người dân vì những người nhà chức trách có thể thuyết phục tiêm chủng đã tiêm trước đó. Hộ chiếu vaccine cũng có ít tác động tại Đan Mạch, nước có tỉ lệ tiêm phòng thấp.
Các biện pháp hạn chế có tác dụng tốt nhất trong việc tăng tỉ lệ tiêm vaccine đối với lứa tuổi dưới 30. Nhóm ở độ tuổi này coi thường nguy cơ mắc COVID-19 và nguy cơ mắc bệnh chưa đủ thuyết phục họ tiêm vaccine, do đó các biện pháp hạn chế phát huy tác dụng. Tại Thụy Sĩ, khi hộ chiếu vaccine lần đầu tiên được sử dụng tại các câu lạc bộ đêm và các sự kiện lớn, tỉ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 chỉ tăng ở nhóm người trong độ tuổi 20.
Tiến sĩ Tobias Ruttenauer thuộc Đại học Oxford, đồng tác giả của nghiên cứu trên, nêu rõ: “Có lẽ chứng nhận COVID-19 là cách hữu hiệu để khuyến khích tiêm chủng ở nhóm người không muốn tiêm vaccine. Tuy nhiên, chỉ riêng chứng nhận COVID-19 không giúp cải thiện tỷ lệ tiêm chủng mà cần phải sử dụng kết hợp với các chính sách khác”.
Theo các nhà nghiên cứu, các quan chức y tế công cộng cũng cần tăng cường các biện pháp khuyến khích tiêm chủng và nỗ lực truyền bá thông tin nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tiêm chủng cũng như xây dựng lòng tin vào chính quyền, nhất là đối với các cộng đồng thiểu số.
WHO cảnh báo những trở ngại trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại châu Phi
Ngày 28/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 tại châu Phi có thể gặp trở ngại do thiếu ống tiêm khi châu lục này được tiếp cận với nguồn cung vaccine dồi dào hơn vào năm 2022.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Johannesburg, Nam Phi. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Giám đốc WHO khu vực châu Phi, ông Matshidiso Moeti, cho biết: "Đầu năm tới, vaccine ngừa COVID-19 sẽ bắt đầu được chuyển nhiều đến châu Phi, nhưng sự khan hiếm ống tiêm sẽ có thể gây gián đoạn tiến trình tiêm phòng". Ông kêu gọi cần có biện pháp mạnh để nhanh chóng tăng cường sản xuất ống tiêm.
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), châu lục này sắp phải đối mặt với "nguy cơ thiếu hụt" khoảng 2,2 tỷ ống tiêm dùng một lần, trong đó có loại ống tiêm tự hủy sử dụng cho tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech. Đây là loại ống tiêm có khả năng tự hủy sau lần tiêm đầu tiên nên không thể tái sử dụng, thích hợp cho mọi hình thức tiêm chủng. Tình trạng thiếu hụt này sẽ kéo dài trong ít nhất trong quý I/2022.
Nếu không có biện pháp nào được thực thi, chỉ 5 nước châu Phi - gần 10% dân số châu lục - đạt mục tiêu tiêm chủng mà WHO đề ra, bao gồm quần đảo Seychelles, Mauritius, Maroc, Tunisia và Cape Verde. WHO đặt mục tiêu mỗi quốc gia có 40% dân số được tiêm ít nhất một mũi vaccine vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, 82 quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi, có nguy cơ không đạt được mục tiêu này do nguồn cung không đủ.
Cùng ngày, Phó Tổng Thư ký LHQ, bà Amina Mohammed kêu gọi đoàn kết giúp đỡ châu Phi ứng phó với đại dịch, phát triển bền vững và tài chính.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an (HĐBA) về hợp tác giữa LHQ và Liên minh châu Phi (AU), bà Mohammed khẳng định cần những hành động cấp thiết trong 3 vấn đề trên. Thứ nhất, bà Mohammed cho rằng cần ưu tiên ứng phó với đại dịch COVID-19 ở châu Phi thông qua tăng cường phân bổ vaccine, củng cố hệ thống y tế quốc gia và đầu tư chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chỉ khoảng 5% dân số châu Phi được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Bà Mohammed nêu rõ: "Chúng ta cần tiếp cận vaccine COVID-19 trên phạm vi toàn cầu, hỗ trợ sản xuất vaccine trong nước và hỗ trợ tài chính để giảm bớt những thách thức kinh tế-xã hội do đại dịch gây ra".
Thứ hai, theo bà Mohammed, cần tập trung vào phát triển bền vững vì đây là cơ hội tốt nhất để giải quyết tận gốc mâu thuẫn và tiến tới tương lai hòa bình, thịnh vượng chung. Bà nhận định bất chấp khủng hoảng dịch, các nước châu Phi đã thể hiện khả năng phục hồi ấn tượng, song vẫn cần hỗ trợ thanh khoản và hoãn nợ để tạo việc làm, tăng cường an sinh xã hội và đảo ngược xu hướng đói nghèo. Các biện pháp phục hồi cần dựa trên chuyển đổi trong những lĩnh vực quan trọng như năng lượng, hệ thống lương thực, kết nối kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng. Bà cho biết cần có hành động khẩn cấp để đẩy nhanh quá trình thực hiện Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và tăng không gian tài khóa.
Thứ ba, Phó Tổng Thư ký LHQ khẳng định cần tiếp tục đảm bảo các nguồn lực đầy đủ, có thể dự đoán được và bền vững nhằm mang lại cuộc sống phát triển, hòa bình và an ninh trên khắp châu Phi. Bà nhấn mạnh trọng tâm nằm ở việc đảm bảo hành động nhất quán, xuyên suốt giữa các mục tiêu hòa bình và nhân đạo trên lục địa trong việc thiết lập tầm nhìn chung, bảo đảm tính bổ sung và các khoản đầu tư.
Bà Mohammed cũng kêu gọi HĐBA LHQ làm việc với Hội đồng An ninh và hòa bình châu Phi nhằm tăng cường cơ chế tài trợ cho các hoạt động vì hòa bình do HĐBA LHQ khởi xướng. Bà Mohammed khẳng định: "Dưới sự hướng dẫn của các quốc gia thành viên, chúng tôi sẽ nỗ lực tăng cường hiệu quả trong các mối quan hệ đối tác để giúp tất cả người dân châu Phi xây dựng một châu lục thịnh vượng, hội nhập và hòa bình hơn, như được đề cập trong Chương trình nghị sự 2063 và Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững".
'Tấm vé' trở lại nhịp sống bình thường Trong nỗ lực dần dỡ bỏ hạn chế, mở cửa trở lại một số hoạt động kinh tế khi chiến dịch tiêm chủng đại trà đạt bước tiến nhất định, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng chính sách "thẻ xanh" như một "tấm vé" cho phép người dân quay trở lại nhịp sống bình thường. Du khách trình chứng...