Nghiên cứu hé lộ phạm vi ảnh hưởng đến não của virus SARS-CoV-2
Chỉ trong vài ngày là virus SARS-CoV-2 có thể di chuyển từ hệ thống hô hấp sang não, tim và các bộ phận khác của cơ thể người mắc COVID-19 sau đó “bám trụ” tại những nơi này trong nhiều tháng trời.
Hình ảnh chụp qua kính hiển vi về virus SARS-CoV-2. Ảnh: AP
Kênh RT (Nga) cho biết đó là kết luận được đội ngũ từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đưa ra ngày 25/12 sau nghiên cứu về sự phát tán của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người.
Trong khoảng thời gian từ ngày 26/4-2/3, các nhà khoa học Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã nghiên cứu thi thể của 44 bệnh nhân tử vong sau khi mắc COVID-19.
RNA của virus SARS-CoV-2 đã “phát tán rộng rãi” trong những bệnh nhân tử vong mặc dù họ không có triệu chứng và cả trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ. Trong một vài trường hợp, virus thậm chí “lưu trú trong não người mắc” đến 230 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Ông Ziyad Al-Aly tại Hệ thống chăm sóc y tế cựu chiến binh St. Louis ở Missouri (Mỹ) đánh giá với hãng tin Bloomberg rằng nghiên cứu này đưa ra câu trả lời cho lý do một số bệnh nhân mắc “ COVID kéo dài” với triệu chứng duy trì trong nhiều tháng. Ông đánh giá: “Nghiên cứu này đã lý giải vì sao COVID kéo dài lại xảy ra cả ở người không có triệu chứng hoặc thể nhẹ”.
COVID-19 tới 6 giờ ngày 28/12: Châu Âu thành tâm dịch Omicron; Hàng loạt nước tái triển khai biện pháp mạnh phòng chống
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 453.760 trường hợp mắc COVID-19 và 3.395 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 281 triệu ca, trong đó trên 5,4 triệu người không qua khỏi.
Người dân mua sắm tại phố Oxford ở thủ đô London, Anh, ngày 26/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 28/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 281.009.481 ca, trong đó có 5.429.959 người tử vong.
Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch tái bùng phát dịch bệnh với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, khiến số ca mắc mới và tử vong tăng mạnh trở lại.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới, biến thể Omicron dự kiến sẽ chiếm chủ đạo số ca mắc tại châu Âu trong tháng tới.
Video đang HOT
Các nhân viên bệnh viện Sheba làm công tác chuẩn bị trước khi tiêm thử nghiệm. Ảnh: Quang Minh - P/v TTXVN tại Israel
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (100.000 ca), Anh cũng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021 chứng kiến trên 100.000 ca/ngày, trong khi Nga có có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với xấp xỉ1.000 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 250.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 24 triệu ca và trên 89.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 27/12, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 84 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước và khiến thế giới đối mặt với nguy cơ một "trận sóng thần" COVID-19 mới.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Coral Gables, gần Miami, Mỹ, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 53,2 triệu ca mắc và hơn 837.885 ca tử vong. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 27/12 thông báo hơn 60 du thuyền thuộc diện phải giám sát, trong đó một số tàu bị từ chối cập cảng tại vùng biển Caribe, sau khi ghi nhận ca mắc COVID-19.
Theo đó, đầu tuần trước, 55 người trên du thuyền Odyssey of the Seas của Royal Caribbean đã có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Ổ dịch này lây lan ra hành khách và các thủy thủ dù 95% người trên tàu đã tiêm vaccine. Du thuyền đã không được cập cảng vào các đảo Curacao và Arbua thuộc Caribbean, các điểm dừng cuối cùng trong lịch trình kéo dài 8 ngày, và đã phải quay lại cảng Fort Lauderdale, bang Florida (Mỹ) vào ngày 26/12. Một du thuyền khác mang tên Carnival Freedom cũng buộc phải quay đầu khi sắp đến đảo Bonaire.
Tại một số quốc gia châu Á và châu Âu, biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang thách thức các chiến lược chống dịch. Bộ Y tế Singapore (MOH) thông báo, từ ngày 15/1/2022, tất cả người lao động chưa tiêm vaccine sẽ không được đến nơi làm việc cho dù họ có kết quả xét nghiệm âm tính trong 24 giờ trước đó. Những lao động mới tiêm 1 mũi vaccine sẽ được cho thêm thời gian đến 31/1/2022 để hoàn thành đủ liều cơ bản. Những người này sẽ vẫn được đến nơi làm việc nếu có kết quả xét nghiệm âm tính trong 24 giờ trước khi đi làm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại siêu thị ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 26/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại Trung Quốc, chính quyền thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây ngày 27/12 cũng đã siết chặt các biện pháp phòng dịch lên mức cao nhất nhằm kiểm soát đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất trong 21 tháng qua tại nước này. Theo đó, không phương tiện nào được phép lưu thông trên đường trừ những xe phục vụ công tác kiểm soát dịch. Giới chức cảnh sát và y tế sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các phương tiện lưu thông và những trường hợp vi phạm có thể bị bắt giam 10 ngày, cũng như phải nộp phạt 500 Nhân dân tệ (78 USD).
Tại Đức, nhiều địa phương cũng đã siết chặt các quy định phòng dịch ngay sau dịp lễ Giáng Sinh. Cụ thể, tại bang Mecklenburg-Vorpommern, từ ngày 27/12, rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng, vườn thú, bể bơi và các trung tâm văn hóa, giải trí khác sẽ đóng cửa trên diện rộng.
Tại bang Brandenburg, các cuộc gặp gỡ riêng tư giữa các hộ gia đình dù trong nhà hay ngoài trời cũng chỉ giới hạn tối đa 10 người tham dự, với điều kiện những người này đã tiêm phòng hoặc đã khỏi COVID-19, không tính trẻ em dưới 14 tuổi. Nếu trong các cuộc gặp có người chưa tiêm chủng, tối đa sẽ chỉ có 2 người trong hộ gia đình khác được phép tham dự. Quy định này cũng được áp dụng tại bang Niedersachsen.
Tại bang Baden-Wrttemberg, các nhà hàng sẽ đóng cửa từ 22h30 đến 5h sáng hôm sau. Riêng đêm giao thừa đón Năm mới, lệnh giới nghiêm sẽ bắt đầu sau 1h sáng.
Người dân xếp hàng bên ngoài một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 24/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Ngày 27/12, quan chức phụ trách phòng chống COVID-19 cao nhất của Italy, Tướng Francesco Paolo Figliuolo cho biết chính phủ nước này đang xem xét việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Theo quy định hiện nay, những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 phải tự cách ly trong 7 ngày nếu họ đã tiêm vaccine và trong 10 ngày nếu họ chưa tiêm phòng.
Phát biểu với báo giới, ông Figliuolo nhấn mạnh các nhà khoa học và Viên Y tế quốc gia (ISS) đang nghiên cứu việc rút ngắn thời gian cách ly này và "chúng tôi đang chạy đua để cố gắng hạn chế biến thể Omicron". Ông cũng tuyên bố, kể từ ngày 10/1 tới, thời gian giữa mũi thứ 2 và mũi tăng cường giảm từ 6 tháng, xuống còn 4 tháng.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Pierpaolo Sileri cho rằng chính phủ nên sửa đổi các quy định về cách ly đối với những người đã tiêm vaccine trong bối cảnh biến thể Omicron đang gia tăng, nhưng hiện không phải là lúc để ra quyết định sửa đổi. Ông Sileri nói với kên Sky TG24: "Việc sửa đổi các quy định cách ly là cần thiết, nhưng hiện không phải là thời điểm. Tôi hy vọng có thể điều chỉnh quy định cách ly trong 10-15 ngày tới". Theo ông, số ca nhiễm biến thể Omicron hiện chiếm 50-60% các ca mắc mới COVID-19 tại Italy.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, tại Australia, nhà chức trách quyết định không áp đặt các biện pháp hạn chế mới dù nước này vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến biến thể Omicron. Nguyên nhân là vì tỷ lệ nhập viện do nhiễm biến thể này hiện không cao. Ca tử vong là một cụ ông khoảng 80 tuổi, đã tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19 nhưng có bệnh nền.
Trong khi đó, Đặc khu hành chính Macau (Trung Quốc) ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, là một cư dân 23 tuổi. Người này khởi hành từ Mỹ hôm 23/12, quá cảnh Singapore và đến Macau hôm 25/12.
ADVERTISING
X
Người này có kết quả xét nghiệm dương tính khi đến Macau và ngày 27/12 xuất hiện triệu chứng ho. Nhà chức trách y tế đã thực hiện giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này và phát hiện biến thể Omicron.
Hành khách lên xe buýt tại Singapore trong chương trình Làn đi lại cho người đã tiêm vaccine (VTL), ngày 29/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 22.026 ca mắc mới COVID-19 và 248 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện nay vượt 14.722.772 trường hợp và 303.113 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách nước ngoài, lùi kế hoạch mở cửa và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 5 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Việt Nam ngày 27/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.100 ca mắc mới và 204 ca tử vong. Đây cũng là số ca tử vong trong ngày cao nhất ở châu Á trong 24 giờ qua.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 21/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, song số ca lây nhiễm cộng đồng bắt đầu xu thế giảm so với vài tuần gần đây. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 27/12 ghi nhận thêm trên 2.400 ca bệnh mới và 18 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 15 bệnh nhân mới và chỉ 1 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào đang có chiều hướng hạ nhiệt, tổng số ca bệnh đã vượt 100.000 nhưng số ca mắc mới hiện giảm chỉ còn mức 3 con số. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Giải mã nguyên nhân một số người miễn nhiễm COVID-19 dù tiếp xúc mầm bệnh Tại sao nhiều người không mắc COVID-19 dù tiếp xúc với người bệnh? Hình ảnh do Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN Để làm sáng tỏ điều này, các nhà nghiên cứu tại Đại học London (Anh) đã tiến hành phân tích dữ liệu của 731...