Nghiên cứu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để “cứu” xe nội, giảm nhập khẩu?
Trong bối cảnh thị trường sụt giảm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Việt Nam lại nhập siêu trở lại với mức hơn 1,3 tỷ USD.
6 tháng đầu năm, xe nhập tăng 92% về lượng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong nửa đầu năm nay, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt hơn 318 tỷ USD (tăng 32% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, thâm hụt thương mại (nhập siêu) trong 6 tháng đầu năm nay đã lên tới hơn 1,3 tỷ USD, thay vì con số cùng kỳ năm trước là xuất siêu hơn 5,8 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong 6 tháng qua đã có 78.000 ô tô nhập được đưa về nước với trị giá gần 1,8 tỷ USD, tăng tới 92% về lượng và tăng 94% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.Trong tháng 6, dù thị trường bị ảnh hưởng khá nặng nề vì dịch Covid-19, nhóm ô tô nguyên chiếc nhập khẩu cũng chỉ giảm nhẹ, với 12.000 xe nhập về, trị giá 285 triệu USD. Trong khi đó, sức mua trên thị trường giảm mạnh, lượng xe tồn tăng cao và buộc các hãng xe phải hạ giá hàng loạt để xả hàng tồn.
Dù các hãng hiện đang tung đủ chiêu kích cầu nhưng theo nhận định của giới kinh doanh xe, tháng 7 và 8 sẽ tiếp tục là những tháng khó khăn đối với thị trường ô tô Việt, đặc biệt là xe lắp ráp trong nước và giá xe có thể sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa.
Nguyên nhân là do dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng lớn tới nhiều địa phương, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh – địa phương có lượng tiêu thụ xe lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, sắp tới, tháng 8 trùng với tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng Ngâu nên tâm lý hạn chế mua sắm sẽ càng phổ biến.
Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Xe nội gặp khó, sẽ nghiên cứu giảm thuế để hỗ trợ?
Trong lúc thị trường xe đang gặp khó, các hãng xe lắp ráp trong nước ít nhiều bám vào “phao cứu sinh” mới khi Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu để trình các cấp thẩm quyền về thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, trong đó có xét tới ưu tiên các dòng xe chiến lược dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu.
Trước đó, một số cơ quan, doanh nghiệp, cử tri đã có văn bản gửi Chính phủ, Bộ Tài chính đề nghị có chính sách ưu đãi để phát triển dòng xe ô tô chiến lược dung tích nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường (các dòng xe chiến lược Việt Nam ưu tiên phát triển), trong đó có các đề xuất về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nội địa.
Trước đề xuất này, Bộ Tài chính cho rằng, hiện các dòng xe ô tô chiến lược ưu tiên phát triển của Việt Nam (dưới 9 chỗ từ 2.0 trở xuống) đã có các chính sách ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi tăng thuế với xe cỡ lớn từ 3.0 trở lên, áp dụng từ năm 2018 tới nay.
Cụ thể, xe động cơ dưới 1.5 được giảm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt so với quy định (chỉ chịu mức thuế 35%); loại 1.5 – 2.0 chịu thuế 40% (giảm 5%). Với ô tô điện, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm từ 5 – 10% so với quy định. Với xe ô tô sử dụng kết hợp động cơ xăng dầu và điện, năng lượng sinh học được giảm thuế từ 30 – 50% so với xe cùng loại chỉ dùng xăng dầu… Bên cạnh đó, các loại ô tô nhập khẩu sử dụng động cơ thân thiện với môi trường như điện, hybrid, nhiên liệu sinh học, khí thiên nhiên đã được ưu đãi thuế nhập khẩu. Với linh kiện sản xuất trong nước hiện đã được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính, Bộ Công thương nghiên cứu trình Chính phủ các chính sách, biện pháp hỗ trợ, khuyến khích đối với sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước với các dòng ô tô chiến lược.
Trong đó có giải pháp về thuế tiêu thụ đặc biệt, trên cơ sở đánh giá tác động của các biện pháp đề sản xuất, so sánh với kinh nghiệm các nước, phù hợp với cam kết quốc tế, đảm bảo tính khả thi của các chính sách, biện pháp được đề xuất. Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, đánh giá và đề xuất chính sách thuế với ô tô chiến lược trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thời gian tới qua.
Sản xuất ô tô được lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế khi đạt sản lượng quy định
Doanh nghiệp ô tô được chọn kỳ xét ưu đãi là 12 tháng hay 6 tháng nếu tổng thể cả năm (12 tháng) vẫn đạt tổng sản lượng ô tô sản xuất theo quy định khi hưởng ưu đãi.
Sản xuất ô tô được lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế khi đạt sản lượng quy định.
Đây là phương án đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi chính thức trình Chính phủ, liên quan đến việc điều chỉnh một số nội dung của chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô ở trong nước.
Trước đó, Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP đã đưa ra các quy định về Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước, khắc phục tình trạng doanh nghiệp chỉ hưởng ưu đãi thuế mà không đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam, qua đó góp phần hỗ trợ cho thị trường ô tô tăng trưởng ổn định, tiến tới mục tiêu xuất khẩu.
Theo đó, doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô do Bộ Công Thương cấp và đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định (về linh kiện, mẫu xe, sản lượng, khí thải, kỳ xét ưu đãi, hồ sơ, thủ tục) được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Chương trình ưu đãi thuế được áp dụng trong giai đoạn từ 2018-2022.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc triển khai Chương trình ưu đãi thuế đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, hỗ trợ cho thị trường ô tô tăng trưởng ổn định, duy trì được sản xuất với sức cạnh tranh về giá đối với các xe ô tô nhập khẩu, đồng thời, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Do đó, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Viêt Nam (VAMA) đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục kéo dài Chương trình ưu đãi thuế cho giai đoạn sau năm 2022, đồng thời, kiến nghị điều chỉnh một số quy định liên quan trong đó có kỳ xét ưu đãi và yêu cầu về sản lượng tối thiểu cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Theo các doanh nghiệp, nhu cầu mua sắm ô tô của người dân, doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, do chính sách hạn chế di chuyển để phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô bị động, gặp nhiều khó khăn nên doanh nghiệp không thể đáp ứng điều kiện về sản lượng trong thời gian ngắn (kỳ xét ưu đãi 06 tháng).
Tuy nhiên, nếu xét cho cả năm (12 tháng) thì doanh nghiệp vẫn có thể đáp ứng đủ sản lượng theo quy định của Chương trình ưu đãi thuế. Theo đó việc quy định cứng trong năm, các doanh nghiệp tham gia Chương trình phải quyết toán theo kỳ ưu đãi thuế 06 tháng là không thực sự phù hợp với thực tế hiện nay nên cần phải xem xét điều chỉnh.
Về phía mình, qua xem xét số liệu sản xuất của các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng nhận thấy, sản lượng 02 kỳ trong năm có sự chênh lệch do việc bán hàng còn dựa vào các chu kỳ Tết và diễn biến thị trường. Tính chung cả năm sản lượng cả năm có thể có trường hợp đạt mức sản lượng theo yêu cầu nhưng tính theo từng kỳ 06 tháng thì có kỳ thiếu.
Như vậy sẽ có bất cập là sản lượng vẫn gia tăng theo đúng mục tiêu nhưng doanh nghiệp vẫn không được hưởng chính sách của Chương trình ưu đãi thuế.
Để khắc phục bất cập nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai phương án là kỳ xét ưu đãi 6 tháng hoặc kỳ xét ưu đãi 12 tháng. Trong đó, doanh nghiệp được chọn phương án kỳ xét ưu đãi 12 tháng đối với trường hợp có 01 kỳ không đạt tiêu chí về sản lượng nhưng tổng thể cả năm (12 tháng) vẫn đạt tổng sản lượng tối thiểu quy định tại dự thảo Nghị định.
Như vậy doanh nghiệp sẽ được linh hoạt trong xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh mà không làm thay đổi mục tiêu của chính sách (đạt tổng sản lượng sản xuất trong năm theo quy định), không phải xem xét bỏ tiêu chí về sản lượng như doanh nghiệp đề nghị.
Cũng để đồng bộ với việc bổ sung quy định về kỳ xét ưu đãi thuế 12 tháng nêu trên, Bộ Tài chính cũng dự kiến thay đổi một số câu chữ trong quy định về điều kiện sản lượng tại điểm c khoản 3.3 Điều 7a Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.
Toyota RAV4 số sàn, nhập từ Đức cho người thích hàng hiếm Trong khi hầu hết xe Toyota RAV4 thế hệ thứ 2 nhập về Việt Nam đều thuộc phiên bản số tự động nhập từ Mỹ, chiếc xe sử dụng số sàn này nhập từ Đức được xem là hiếm gặp hơn. Toyota RAV4 đời 2004 số sàn hiếm gặp tại Việt Nam Toyota RAV4 là dòng xe crossover hạng C khá phổ biến...