Nghiên cứu đầu tư cầu Vạn Yên trên QL43
Bộ GTVT cho biết, vị trí xây dựng cầu Vạn Yên nằm trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình có mực nước lên xuống không ổn định.
Hiện trạng một tuyến QL43 trên địa bàn tỉnh Sơn La đang khai thác (ảnh internet)
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La về việc đầu tư xây dựng cầu Vạn Yên tại Km27 trên QL43, tỉnh Sơn La.
Bộ GTVT cho biết, vị trí xây dựng cầu Vạn Yên nằm trong lòng hồ thủy điện Hòa Bình có mực nước lên xuống không ổn định. Hàng năm, chênh cao giữa mùa nước cạn và mùa nước cao khoảng 29m (theo cao trình của thủy điện Hòa Bình).
Theo Bộ GTVT, việc xây dựng cầu vĩnh cửu tại vị trí này cần phải bố trí cầu có trụ rất cao, chiều dài rất lớn (trên 1.000 m), kinh phí xây dựng cầu kiên cố tại vị trí này là rất lớn, dự kiến khoảng hơn 1.200 tỷ đồng. Trong khi, các nguồn vốn phân bổ hàng năm cho Bộ GTVT rất khó khăn.
Mặt khác, lưu lượng xe qua khu vực thấp (dưới 200 xe ô tô/ ngày đêm) và việc kết nối vơi các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên chủ yếu theo hướng QL32B và QL37 đến QL6 tại ngã ba Cò Nòi; kết nối giữa khu du lịch quốc gia Mộc Châu với tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội chủ yếu theo hướng QL6.
“Hiện nay, Bộ GTVT đang thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá hiện trạng các tuyến quốc lộ trong đó có tỉnh Sơn La để làm cơ sở cân đối nguồn lực đầu tư trong giai đoạn 2021-2025. Bộ GTVT sẽ xem xét đầu tư cầu này khi lưu lượng xe tăng lên và nguồn lực cho phép”, Bộ GTVT nêu rõ.
Video đang HOT
Nam Hải
Nuôi những "thủy quái" sông Đà to như bắp đùi, ăn tốn 1 tỷ đồng/tháng
Trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình hiện có vài nghìn lồng nuôi với những con cá lăng, cá trắm đen đặc sản to như bắp đùi, nặng hàng chục cân chỉ chờ ngày kéo lên, giao cho các nhà hàng lớn nhỏ khắp miền Bắc.
Trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình hiện có vài nghìn lồng nuôi với những con cá lăng, cá trắm đặc sản to như bắp đùi, nặng hàng chục cân chỉ chờ ngày kéo lên, giao cho các nhà hàng lớn nhỏ khắp miền Bắc.
Cá trắm đen hàng chục cân trong lồng nuôi trên hồ Hòa Bình.
Nói đến sông Đà, hay cụ thể là cá sông Đà, không ít người nghĩ ngay đến những con 'thủy quái' to nặng như người, từng được nhắc đến nhiều trên truyền thông. Không những to, hiếm mà những con cá này còn có chất lượng thịt cao, trở thành đặc sản được nhiều người săn đón.
Nhưng đó là chuyện trước đây, bây giờ ở Hòa Bình, cá lăng, cá trắm nặng vài chục cân được nuôi rộng rãi, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng khắp miền Bắc. Không những vậy, nhiều gia đình ở đây còn đầu tư, nâng cấp quy trình chăn nuôi để sản phẩm cá đạt tiêu chuẩn VietGAP và sớm trở thành các sản phẩm OCOP của tỉnh.
Trong 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hòa Bình rất chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình, đến nay có 4.250 lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình, tăng 3.580 lồng so với năm 2013. Trong đó, cá lăng và cá rô phi sông Đà là 2 sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh.
Trong các đơn vị nuôi cá, Hải Đăng là một trong những công ty đạt tiêu chuẩn VietGAP, sở hữu số lượng lồng lớn trên lòng hồ tại xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, khu vực ngay trước đập thủy điện Hòa Bình. Phó Giám đốc Nguyễn Văn Toản cho biết, hiện nay công ty có 170 lồng riêng và 80 lồng tham gia chuỗi liên kết với người dân.
Mặc dù đang nuôi hơn 10 giống cá nhưng các loại đem lại giá trị kinh tế cao thường là lăng vàng, lăng đen và trắm đen. Ngoài ra, các loại cá cũng được thị trường ưa chuộng gồm có lăng đuôi đỏ, chép, chép giòn, trắm giòn, rô phi... Với các lồng tham gia liên kết với người dân địa phương thì chỉ tập trung nuôi cá lăng.
Vùng nuôi cá trên lòng hồ Hòa Bình.
Với 7 nhân lực, công ty mua giống cá từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, nuôi và chăm sóc trong nhiều năm mới đạt được kích thước tiêu chuẩn để thu hoạch. Cán bộ kỹ thuật của Hải Đăng cho biết, nuôi trắm phải 3-4 năm đến khi thu hoạch từ 15-20kg, còn với lăng vàng thì từ 2,5-3 năm hay lăng đen là từ 2-2,5 năm, cá lăng khi thu hoạch có trọng lượng khoảng 5-6 kg.
Đến mùa thu hoạch, công ty sẽ đưa xe tải lên phà ra tận lồng để thu cá, sau đó chuyển đi các nhà hàng và chuỗi cung ứng thực phẩm sạch về cá đặc sản ở các tỉnh miền Bắc.
Hiện nay, với 170 lồng nuôi, mỗi năm công ty thu được 330 tấn cá các loại, còn nếu tính thêm số lồng liên kết với các hộ dân, tổng lượng cá phải lên đến gần 500 tấn/năm.
Trong quá trình nuôi cá trên sông Đà, tốn kém nhất vẫn là thức ăn, ví dụ như 170 lồng cá của công ty Hải Đăng, mỗi tháng ăn hết khoảng 1 tỷ đồng. Trong đó có những loại thức ăn đặc biệt như đậu tằm Canada, dành cho các loại chép giòn và trắm giòn, ngoài ra, thức ăn chính của cá vẫn là cám và các loại tép có sẵn ở địa phương.
Anh Nguyễn Văn Toản, Phó GĐ Công ty Hải Đăng.
Nguy cơ lớn nhất đối với nuôi cá lồng hiện nay vẫn là thiên tai. Khi nước thay đổi cá sẽ bị yếu, dễ nhiễm bệnh hay những lúc xảy ra mưa lũ, dòng chảy mạnh lên thì sẽ gây ra nguy cơ vỡ lồng, đứt lưới làm cá lọt ra ngoài gây thất thoát.
Mặc dù nuôi ở dòng nước lặng, ít nguy cơ lây nhiễm lẫn nhau giữa các đơn vị nhưng để đề phòng thì các cán bộ kỹ thuật của công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra nước.
Bên cạnh đó một số giải pháp phòng bệnh cũng được triển khai như cho cá ăn tỏi định kỳ để tăng sức đề kháng hay sử dụng hệ thống máy sục để tăng hàm lượng oxy trong những thời điểm nước thay đổi.
Theo Tùng Dinh (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Chào thầu giá thấp, PECC1 tăng mạnh quy mô trúng thầu Quyết định thoái vốn khỏi khoản đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp là Dự án Thủy điện Sông Bung 5, Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) đang tập trung phát triển lĩnh vực cốt lõi là tư vấn điện. Giữa tháng 12/2018, PECC1 bắt đầu rao bán Dự án Thủy điện Sông Bung 5 nhưng không thành công....