Nghiên cứu đầu tiên cho thấy miễn dịch giảm sau mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19
Một nghiên cứu do Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Mỹ thực hiện trên quy mô toàn quốc là nghiên cứu đầu tiên cho thấy miễn dịch đối với COVID-19 bắt đầu giảm 4 tháng sau khi tiêm mũi vaccine thứ 3 bằng vaccine theo công nghệ mRNA (của Pfizer và Moderna).
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech cho người dân tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Kết quả trên được ghi nhận trong cả làn sóng lây nhiễm biến thể Delta và Omicron. Dù khả năng bảo vệ giảm dần, nhưng mũi vaccine thứ 3 vẫn có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh diễn biến nặng.
Trước nghiên cứu trên, có ít nghiên cứu về thời gian bảo vệ sau mũi tiêm thứ 3, nhất là trong giai đoạn các biến thể Delta hoặc Omicron chiếm vị trí chủ đạo tại Mỹ.
Video đang HOT
Đồng tác giả nghiên cứu trên, Tiến sĩ Brian Dixon, từ Trường Y tế cộng đồng Richard M. Fairbanks thuộc Đại học Indiana, cho biết: “Các vaccine mRNA, bao gồm mũi tiêm tăng cường, rất có hiệu quả, nhưng hiệu quả giảm dần theo thời gian. Phát hiện của chúng tôi cho thấy có thể cần các mũi tiêm bổ sung để duy trì hiệu quả phòng ngừa COVID-19, đặc biệt là đối với các đối tượng có nguy cơ cao”.
Nhìn chung, nghiên cứu trên chỉ ra rằng những người đã tiêm mũi thứ 2 và mũi thứ 3 một vaccine mRNA phòng ngừa nguy cơ nhập viện (mắc bệnh nặng) tốt hơn so với phòng ngừa mắc bệnh với các triệu chứng nhẹ không cần nhập viện. Hiệu quả của vaccine trong làn sóng lây nhiễm Omicron nhìn chung thấp hơn so với làn sóng lây nhiễm Delta.
Trong làn sóng lây nhiễm Delta (mùa Hè và đầu Thu năm 2021), hiệu quả của vaccine đối với bệnh nhẹ giảm từ 97% trong 2 tháng đầu kể từ khi tiêm mũi tăng cường xuống còn 89% sau 4 tháng. Trong làn sóng Omicron (cuối Thu năm 2021 và mùa Đông 2021-2022), hiệu quả của vaccine đối với bệnh nhẹ là 87% trong 2 tháng đầu sau mũi tiêm thứ 3, giảm xuống còn 66% sau 4 tháng.
Sau mũi thứ 3, khả năng phòng ngừa nguy cơ nhập viện liên quan đến Delta là 96% trong 2 tháng đầu, giảm xuống còn 76% sau 4 tháng. Hiệu quả của vaccine phòng ngừa nguy cơ nhập viện liên quan đến Omicron là 91% trong 2 tháng đầu, giảm xuống còn 78% sau 4 tháng.
CDC Mỹ công bố nghiên cứu về hiệu quả của mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19
Hiệu quả bảo vệ của mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 do các hãng Pfizer và Moderna phát triển sử dụng công nghệ mRNA, sẽ giảm đáng kể sau 4 tháng được tiêm song vẫn có hiệu quả để làm giảm khả năng bệnh biến chuyển nghiêm trọng hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu mới được Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ thực hiện và công bố ngày 11/2.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Hartford, bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đến nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của vaccine phòng bệnh giảm sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về thời gian duy trì hiệu quả của mũi tăng cường (mũi thứ 3). Nghiên cứu mới được CDC thực hiện dựa trên các dữ liệu thu thập về hơn 241.204 người đến thăm khám tại khoa cấp cứu hoặc khoa điều trị khẩn cấp và 93.408 ca nhập viện là người trưởng thành mắc các triệu chứng giống COVID-19 trong giai đoạn từ 26/8/2021-22/1/2022.
Hiệu quả của vaccine được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ mắc COVID-19 ở những bệnh nhân đã tiêm phòng và chưa tiêm phòng kết hợp với việc sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên các thông số như thời gian mắc bệnh, khu vực sinh sống, độ tuổi và mức độ lây nhiễm ở địa phương và các đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân để có được kết quả tổng hợp. Kết quả nghiên cứu mới của CDC chỉ ra trong giai đoạn làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, hiệu quả bảo vệ của vaccine trước nguy cơ phải cấp cứu hoặc điều trị khẩn cấp là 87% trong vòng 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường, nhưng giảm xuống còn 66% trong tháng thứ 4. Hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ nhập viện là 91% trong 2 tháng đầu sau tiêm nhưng giảm xuống 78% vào tháng thứ 4 sau khi tiêm.
Theo bà Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC Mỹ, việc tiêm thêm mũi vaccine tăng cường vẫn an toàn và tiếp tục có hiệu quả cao để ngăn tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn.
Các tác giả kết luận việc phát hiện ra hiệu quả của mũi tăng cường vaccine mRNA giảm trong vài tháng sau tiêm sẽ củng cố thông tin để quyết định về việc tiêm mũi thứ 4 nhằm duy trì hoặc cải thiện hiệu quả của vaccine phòng bệnh. Trước đó, phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình dịch COVID-19 tại Mỹ trong tuần, cố vấn dịch bệnh Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết nhiều khả năng những người có hệ miễn dịch yếu như người già và người bị suy giảm miễn dịch sẽ cần phải tiêm mũi vaccine thứ 4.
Mỹ hối thúc Canada kiểm soát cuộc biểu tình chống vaccine ngừa COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Chính phủ Canada đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phía Mỹ yêu cầu phải giải quyết các cuộc biểu tình chống vaccine đang ảnh hưởng đến nền kinh tế ở cả hai quốc gia. Cuộc biểu tình tập trung phản đối quy định của Chính phủ Canada yêu cầu những người lái xe tải...