Nghiên cứu của Mỹ khẳng định vắc xin Covid-19 hiệu quả rất ấn tượng
Nghiên cứu của Mỹ cho thấy, các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm chủng có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa dịch bệnh và có thể chống biến thể nguy hiểm và lây lan nhanh ở Ấn Độ.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là cố vấn y tế cấp cao của Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP).
Trong bối cảnh các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang đe dọa nỗ lực chống dịch của toàn thế giới, một thông tin sẽ khiến mọi người lạc quan hơn rất nhiều là các loại vắc xin có hiệu quả rất cao (hơn 90%) và có loại có thể phòng chống cả biến thể nguy hiểm ở Ấn Độ trong triển khai thực tế.
Theo các nghiên cứu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, kết quả thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna – đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cấp phép sử dụng – có hiệu quả rất ấn tượng.
Cụ thể, vắc xin Pfizer/BioNTech có hiệu quả 95% trong ngăn ngừa Covid-19, và tỷ lệ này ở Moderna là 94,5%.
Đánh giá trên được đưa ra sau hàng loạt nghiên cứu, thử nghiệm khác nhau tại 33 khu vực ở 25 tiểu bang ở Mỹ, dựa trên 500.000 nhân viên y tế đã được tiêm vắc xin.
Video đang HOT
“Báo cáo này chính là thông tin thuyết phục nhất cho đến nay cho thấy vắc xin Covid-19 đang có hiệu quả như mong đợi”, Giám đốc CDC Rochelle P. Walensky cho biết. Theo ông, nghiên cứu này cùng với nhiều nghiên cứu trước đó là mấu chốt cho việc CDC thay đổi các khuyến cáo đối với những người được tiêm chủng đầy đủ.
Theo báo cáo trên, một liều vắc xin Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có hiệu quả 80% trong ngăn ngừa Covid-19 không có triệu chứng. Hiệu quả lên đến 90% sau khi tiêm hai liều. Nghiên cứu tại Israel cho thấy vắc xin Pfizer/BioNTech có hiệu quả 94% trong phòng chống bệnh không có triệu chứng. Những phát hiện này ủng hộ khuyến nghị của CDC rằng mọi người nên tiêm cả hai liều vắc xin Covid-19 để được bảo vệ tối đa.
Vắc xin hiệu quả với biến chủng tại Ấn Độ
Trong khi đó, tạp chí Lancet cho biết, theo nghiên cứu từ chiến dịch tiêm chủng của Isarel (quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất thế giới), vắc xin Pfizer/BioNTech giúp bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do bị bệnh nặng là 97% và bảo vệ khỏi tử vong là 96%. Vắc xin giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm khi tiêm tới 50% dân số, và khi độ bao phủ đạt 72%, sẽ không bùng nổ thêm các đợt dịch nguy hiểm. Vắc xin của Johnson & Johnson cũng có hiệu quả thực tế khớp với kết quả thử nghiệm.
Và trong tín hiệu lạc quan mới nhất, báo PTI của Ấn Độ ngày 19/5 dẫn tuyên bố mới nhất từ các quan chức y tế hàng đầu của Mỹ còn cho biết, vắc xin Covid-19 hiện đang được sử dụng ở nước này có hiệu quả chống lại biến thể gây chết người lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại virus B.1.617, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ vào năm 2020, là “biến thể đáng lo ngại” ở cấp độ toàn cầu.
“B.1.617 không có nhiều khả năng kháng những phương pháp bảo vệ từ các loại vắc xin mà chúng ta đang sử dụng và cả loại chúng ta đang nói đến, vì vậy nó ít nhất sẽ có tác dụng bảo vệ khá tốt”, tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ và là cố vấn y tế cấp cao của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ngày 18/5.
Đưa ra dữ liệu và nghiên cứu mới nhất về phát hiện này, tiến sĩ Fauci nói rằng, cả hai biến thể B617 và B1618, đã được xác định ở Ấn Độ, đã bị vô hiệu hóa và yếu đi 2,5 lần.
“Đây rõ ràng là ví dụ khoa học điển hình cho thấy tại sao chúng ta nên tiêm phòng”, tiến sĩ Fauci nói.
Theo các thử nghiệm lâm sàng, vắc xin Covid-19 có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất, phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Pfizer/BioNTech trên thực tế rất hiếm. Khoảng 63% người tham gia cuộc thử nghiệm vắc xin Covid-19 gặp tình trạng mệt mỏi, 55% bị đau đầu và 38% nhức mỏi cơ.
Trang tin Healthline dẫn các báo cáo cho biết, các trường hợp bị tác dụng phụ hoặc gặp biến chứng ở những người được tiêm chủng là hoàn toàn bình thường.
“Điều quan trọng cần nhớ là những người này sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh nặng hoặc lây nhiễm Covid-19 cho người khác”, tiến sĩ S. Wesley Long, một nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và nhà vi trùng học lâm sàng ở Texas (Mỹ) nói với Healthline.
Ấn Độ điều tra bệnh lạ gây co giật hàng loạt
Giới chức Ấn Độ đang điều tra căn bệnh bí ẩn gọi là "hội chứng Eluru" đã khiến gần 300 người nhập viện vì co giật, bất tỉnh, một người chết.
"Bệnh lạ" bùng phát ở thành phố Eluru, bang Andhra Pradesh, đông nam Ấn Độ cuối tuần qua, khiến ít nhất 347 người nhập viện. 117 người được xuất viện sau khi hồi phục, nhưng một người đã chết trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
"Những người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em, đột nhiên nôn mửa sau khi than phiền về hiện tượng bị rát mắt. Một số người ngất xỉu, trong khi số khác bị co giật, sùi bọt mép", một quan chức bệnh viện thành phố Eluru cho hay.
Đa số bệnh nhân là người trẻ, trong độ tuổi 20 - 30, trong đó có có 45 trẻ em dưới 12 tuổi. Các triệu chứng bệnh tồn tại khoảng 10-15 phút và phần lớn nạn nhân hồi phục sau ít phút.
Bệnh nhân nhập viện vì chứng bệnh lạ ở Eluru hôm 7/12. Ảnh: AP
Các bác sĩ tại bệnh viện rất bối rối với căn bệnh lạ, khi toàn bộ bệnh nhân đều có kết quả âm tính với nCoV. Nhóm chuyên gia của Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) đã tới bệnh viện, thu thập mẫu máu của nạn nhân để xét nghiệm.
Theo nghị sĩ Narasimha Rao, các chuyên gia của AIIMS cho rằng chất clo hữu cơ từ thuốc phun chống muỗi nhiều khả năng là nguyên nhân gây bệnh, nhưng thông tin này chưa được xác nhận.
Bệnh viện Eluru đã chuẩn bị hơn 100 giường bệnh phòng khi người nhập viện tăng lên. Các nhà điều tra đang chờ kết quả xét nghiệm nuôi cấy và xét nghiệm E-Coli.
Thủ hiến bang Andhra Pradesh đã tới thăm các nạn nhân nhập viện hôm qua. Thống đốc bang Andhra Pradesh cũng bày tỏ quan ngại về hiện tượng này, đề nghị chính quyền địa phương điều tra.
Thế giới có trên 67,5 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 7/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 67.541.338 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Tổng số ca tử vong do COVID-19 đã lên tới 1.544.185 ca. Số bệnh nhân được chữa khỏi bệnh trên toàn cầu là 46.717.521 người. Hiện còn hơn 19.279.632 người đang phải điều trị. Nhân viên y tế...