Nghiên cứu của Anh: 2 mũi vaccine không tạo đủ kháng thể chống lại Omicron
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, 2 mũi vaccine Covid-19 không tạo ra đủ kháng thể trung hòa chống lại Omicron, biến chủng lây lan mạnh hơn biến chủng Delta.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine tại Naples, Italy (Ảnh: Reuters).
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã công bố kết quả nghiên cứu hôm 13/12 sau khi phân tích mẫu máu của những người đã được tiêm vaccine AstraZeneca-Oxford hoặc Pfizer-BioNTech, trong một nghiên cứu lớn về việc tiêm trộn vaccine.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 liều vaccine Covid-19 có thể không tạo ra đủ kháng thể trung hòa chống lại biến chủng Omicron. Điều này dẫn đến khả năng gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở những người từng mắc Covid-19 hoặc tiêm chủng trước đó.
Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học Oxford cho biết, hiện chưa có bằng chứng cho thấy mức độ kháng thể thấp hơn nhằm chống lại Omicron có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện hoặc tử vong cao hơn ở những người đã tiêm 2 liều vaccine được cấp phép.
Video đang HOT
“Những dữ liệu này quan trọng nhưng chỉ là một phần của bức tranh. Họ chỉ xem xét các kháng thể trung hòa sau mũi vaccine thứ 2, nhưng không cho chúng ta biết về khả năng miễn dịch tế bào, và điều này cũng sẽ được thí nghiệm thêm”, Matthew Snape, giáo sư Oxford và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu được công bố một ngày sau khi Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo, 2 mũi tiêm vaccine vẫn chưa đủ để chống lại biến chủng Omicron. Tuần trước, cơ quan y tế Anh cho rằng mũi vaccine thứ 3 có thể giúp khôi phục đáng kể khả năng bảo vệ chống lại biến chủng mới.
Anh ngày 13/12 cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì Omicron. Tính đến nay, hơn 3.100 ca nhiễm biến chủng Omicron đã được ghi nhận tại Anh.
Các quốc gia có đủ nguồn cung vaccine như Anh và Pháp đã kêu gọi người dân tiêm mũi vaccine thứ 3 để chống lại Omicron.
Thủ tướng Johnson nhấn mạnh điều tốt nhất cần làm là tiêm mũi vaccine tăng cường. Ông Johnson cho rằng việc tiêm mũi vaccine tăng cường có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm, hoặc ít nhất khiến cho triệu chứng bệnh ít nguy hiểm hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 12/12 dẫn dữ liệu sơ bộ cho thấy, biến chủng Omicron lây lan mạnh hơn biến chủng Delta và làm giảm hiệu quả của vaccine, nhưng lại gây triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi hồi tháng trước. Kết quả giải trình tự gen cho thấy nó chứa tới hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến gắn trên protein gai – cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. WHO đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”.
Biến chủng Omicron cho đến nay chủ yếu gây ra các ca bệnh nhẹ hoặc các trường hợp không có triệu chứng, nhưng WHO cho biết dữ liệu hiện tại chưa đủ để xác định mức độ nghiêm trọng lâm sàng của biến chủng này.
Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện một phiên bản “tàng hình” của biến chủng Omicron trong các mẫu xét nghiệm tại Nam Phi, Australia và Canada. Phiên bản “tàng hình” có nhiều đột biến giống của Omicron, nhưng không có sự thay đổi gen cụ thể cho phép phát hiện virus bằng xét nghiệm PCR, mặc dù vẫn có thể phát hiện bằng giải trình tự gen.
Nhóm nghiên cứu Hong Kong phát triển loại thép có thể diệt 99,9% SARS-CoV-2
Các nhà nghiên cứu ở Hong Kong cho biết đã phát triển ra loại thép không gỉ đầu tiên trên thế giới có đặc tính kháng khuẩn, có thể diệt virus SARS-CoV-2 trong vài giờ, với hiệu quả lên tới 99,99%.
Loại thép mới được cho có tiềm năng góp phần giúp thế giới có thể sống chung với đại dịch trong tương lai (Ảnh: SCMP).
Theo Bloomberg, nhóm nhà khoa học tại đại học Hong Kong thông báo, họ đã phát triển ra loại thép không gỉ đầu tiên trên thế giới có khả năng tiêu diệt SARS-CoV-2 trong vài giờ. Các nhà nghiên cứu cho biết, loại thép này có thể ứng dụng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch trên toàn cầu.
Cụ thể, loại thép mới có thể vô hiệu hóa 99,75% virus SARS-CoV-2 trong 3h và đạt tỷ lệ 99,99% trong vòng 6h.
Giáo sư Huang Mingxin và giáo sư Leo Poon, những người đứng đầu nghiên cứu, đang liên lạc với các đối tác công nghiệp để thử nghiệm vật liệu này trong việc tạo ra các sản phẩm thép như nút nâng, tay nắm cửa và tay vịn nằm trong số các bề mặt thường được chạm vào ở các khu vực công cộng.
Sáng kiến này - nếu được chứng minh là hiệu quả và có thể sản xuất hàng loạt với giá thành thấp - sẽ giảm đáng kể chi phí khử trùng thường xuyên các khu vực có phương tiện giao thông công cộng như sân bay và nhà ga xe lửa cũng như các địa điểm tập trung đông người như rạp chiếu phim và sân vận động thể thao.
Khi nỗi lo đại dịch có thể quay trở lại với sự xuất hiện của siêu biến chủng Omicron, loại thép mới có khả năng giúp mọi người trở lại cuộc sống bình thường sau sự gián đoạn trong 2 năm qua.
Các nhà nghiên cứu cho biết, đặc tính kháng khuẩn của loại thép trên khá lâu dài và nó có thể được sản xuất bằng kỹ thuật yêu cầu chi phí thấp.
Ngoài SARS-CoV-2, loại thép này cũng có hiệu quả chống virus cúm gia cầm H1N1 và vi khuẩn Escherichia coli.
Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc thám hiểm 'ngôi nhà bí ẩn' trên Mặt Trăng Tàu thăm dò Yutu-2 của Trung Quốc sẽ nghiên cứu một vật thể hình khối bí ẩn mà nó đã phát hiện trước đây trên Mặt Trăng. Tàu thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc phát hiện "ngôi nhà bí ẩn". Ảnh: Twitter Theo đài Sputnik (Nga), Andrew Jones, nhà báo chuyên đưa tin về chương trình vũ trụ của Trung Quốc trong...