Nghiên cứu cơ chế dẫn vaccine sử dụng phương pháp sinh học tổng hợp
Phương pháp sinh học tổng hợp hứa hẹn tạo cơ chế mới đưa vaccine vào cơ thể người trong phòng chống các bệnh như COVID-19.
Phương pháp này đã được công bố trên tạp chí PLOS ONE, được coi là cách tiếp cận độc đáo trong cung cấp vaccine cho cơ thể.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phương pháp sinh học tổng hợp có nghĩa là các tế bào máu được thiết kế lại và tái cấu trúc để hoạt động giống như một robot cực nhỏ bên trong cơ thể giúp phát hiện bệnh và chiến đấu với chúng. Theo Tiến sĩ Vishal Rao, Viện trưởng Viện ung thư HCF và thành viên nhóm công tác chống COVID-19 của Ấn Độ, đây có thể là phương tiện mới đầy hứa hẹn để đưa vaccine vào cơ thể người. Tiến sĩ cho biết có thể điều chỉnh tế bào hồng cầu để vận chuyển các chất virus, giúp kích thích một cách an toàn hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể trước virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Các tác giả nghiên cứu phát hiện ra rằng các phương pháp cung cấp vaccine hiện này gây phản ứng miễn dịch mạnh nhưng diễn ra trong thời gian không dài. Thực tế này là nền tảng để nghiên cứu thêm về các khả năng sử dụng vaccine và điều trị.
Trong nghiên cứu mới đây, màng nhày tế bào hồng cầu được gắn với protein gai của SARS-CoV-2, từ đó hình thành vật chất giống như virus. Theo giải thích của Tiến sĩ Vishal Rao, phương pháp tương tự hiện đã được sử dụng điều trị ung thư, trong đó tế bào máu được tái cấu trúc, tế bào được “huấn luyện” trong phòng thí nghiệm sinh học để phát hiện tốt hơn các vi sinh vật cũng như tăng gấp đôi khả năng nhận diện và chiến đấu với sinh vật ngoại lai. Tiến sĩ Vishal đánh giá phương pháp này cho phép tế bào mang lượng lớn protein của virus nhưng gây ra rất ít tác dụng phụ.
Kỹ thuật này được báo cáo lần đầu tiên vào năm 2020, khi các nhà nghiên cứu điều chỉnh tế bào hồng cầu để dẫn thuốc vào cơ thể, điều trị các bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư, hoặc bệnh Alzheimer.
Tiến sĩ Vishal cho biết Ấn Độ hiện đang tìm cách đầu tư nhiều hơn vào các nghiên cứu liên quan đến phương pháp sinh học tổng hợp, không chỉ nhằm đối phó với SARS-CoV-2 mà cả các căn bệnh mãn tính khác.
Nghiên cứu mở ra triển vọng bào chế vaccine phòng virus SARS-CoV-2 và các biến thể
Trong tương lai, các hãng dược có thể phát triển vaccine có thể phòng chống nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng khả năng miễn dịch do cả biến thể Omicron và Delta tạo ra.
Trong một nghiên cứu mới của Mỹ, việc nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 sẽ không thể tạo ra khả năng miễn dịch rộng ở người chưa tiêm phòng để có thể phòng chống các biến thể khác, song có thể làm tăng khả năng miễn dịch đang hoạt động ở những người đã tiêm phòng, từ đó giúp họ phòng chống tốt hơn đối với các biến thể khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu này do một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California tại San Francisco, Đại học California ở Berkeley, Cơ quan y tế công cộng California và Curative Inc - công ty khởi nghiệp về xét nghiệm COVID-19, thực hiện.
Các nhà nghiên cứu đã tiêm virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại Mỹ năm 2020, biến thể Delta, biến thể Omicron vào các con chuột thí nghiệm và lấy huyết thanh để xét nghiệm xem chúng có khả năng chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể của virus này là Alpha (lần đầu phát hiện ở Anh), Beta (lần đầu phát hiện ở Nam Phi), Delta (lần đầu phát hiện ở Ấn Độ) và Omicron (phát hiện đầu tiên ở Nam Phi).
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những con chuột nhiễm biến thể Delta có khả năng phòng vệ tốt nhất trước các biến thể khác, trừ biến thể Beta, vốn được cho là có khả năng cao "trốn" được hệ miễn dịch. Trong khi đó, ở những con chuột nhiễm biến thể Omicron thì hệ miễn dịch của chúng chỉ có thể phòng chống chính biến thể này mà không thể phòng chống các biến thể khác.
Mặt khác, huyết thanh lấy từ những con chuột nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể phòng chống hiệu quả đối với virus này cũng như với biến thể Alpha và Delta, song không phòng chống hiệu quả trước biến thể Beta hoặc Omicron. Đây là một trong những lý do khiến biến thể Omicron đang gây ra số ca mắc COVID-19 cao đột biến ở những người đã tiêm vaccine đầy đủ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định các vaccine ngừa COVID-19 vẫn mang lại hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng và gây tử vong.
Sau khi tiến hành nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học đã sử dụng huyết thanh lấy từ những ca lây nhiễm đột phá (tức là vẫn mắc COVID-19 dù đã tiêm phòng đầy đủ) trong làn các sóng dịch bệnh do biến thể Delta và Omicron gây ra, để xem mức độ phòng chống trước virus SARS-CoV-2 cũng như các biến thể khác của virus này.
Kết quả cho thấy, huyết thanh của những người lây nhiễm đột phá trong làn sóng dịch Delta có thể vô hiệu hóa hiệu quả đối với mọi biến thể, mặc dù khả năng này đối với biến thể Omicron ở mức thấp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng huyết thanh lấy từ những người lây nhiễm đột phá trong làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron đã tạo ra sự bảo vệ tốt trước các biến thể.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những người nhiễm biến thể Omicron có thể giúp làm tăng khả năng miễn dịch hiện có, song không tạo ra khả năng phòng chống đối với các biến thể khác. Trong khi đó, những người nhiễm biến thể Delta có thể tạo ra khả năng miễn dịch rộng lớn. Do vậy, trong tương lai, các hãng dược có thể phát triển vaccine có thể phòng chống nhiều biến thể khác nhau bằng cách sử dụng khả năng miễn dịch do cả biến thể Omicron và Delta tạo ra.
Khi nào nên tiêm phòng cúm Có thể tiêm phòng cúm bất cứ thời điểm nào trong năm và ít nhất 2 tuần trước khi vào mùa dịch để cơ thể sản sinh đề kháng chống lại virus cúm. Vaccine cúm đã có từ rất lâu và trở nên quen thuộc với nhiều người. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan nhanh, việc tiêm vaccine phòng cúm càng...