Nghiên cứu: chơi game cùng đồng nghiệp thúc đẩy hiệu quả công việc
Theo các nhà khoa học Mỹ, chơi game cùng các đồng nghiệp có thể làm tăng cường tinh thần đồng đội, cải thiện quan hệ giữa các nhân viên và nâng cao hiệu suất công việc.
Theo Sciencedaily, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brigham Young (BYU), Mỹ mới đây đã phát hiện thấy một hiệu quả thú vị của việc chơi game đối với hiệu suất công việc. Theo đó, họ phát hiện thấy năng suất công việc của một nhóm nhân viên đã tăng 20% sau khi họ được chơi game cùng nhau trong vòng 45 phút.
Greg Anderson, một giáo sư tại BYU chia sẻ: “Các công ty đang chi hàng ngàn đô la cho các hoạt động team-buiding để gắn kết và xây dựng đội ngũ nhân viên tốt hơn. Nhưng tôi nghĩ, các công ty nên mua một chiếc Xbox cho nhân viên thì tốt hơn”.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhờ tới sự trợ giúp của 352 các nhân và tổ chức ngẫu nhiên. Họ được chia thành 80 nhóm và đảm bảo không có nhóm nào có hai người quen biết nhau từ trước.
Thử nghiệm đầu tiên yêu cầu mỗi nhóm chơi trò tìm kiếm địa điểm có tên Findamine. Thử nghiệm sẽ cung cấp cho người chơi những manh mối bằng văn bản để tìm ra các địa danh. Để khuyến khích người chơi, nhóm nghiên cứu đã treo tưởng bằng tiền mặt cho người chiến thắng.
Video đang HOT
Sau vòng đầu tiên, các đội sẽ được phân ngẫu nhiên vào một trong hoạt động khác. Trong đó có hoạt động chơi game tập thể, nghiên cứu câu trả lời trong yên tĩnh hoặc ngồi thảo luận về cách cải thiện câu trả lời chính xác hơn.
Mỗi hoạt động kéo dài trong 45 phút. Những người trong nhóm chơi game tập thể đã chọn chơi Rock Band hoặc Halo 4. Đây đều là những trò chơi cầm tay khá quen thuộc và đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp ăn ý giữa người chơi.
Kết quả các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhóm chơi game tập thể có tỷ lệ trả lời chính xác cao hơn đáng kể trong vòng thử thách Findamine thứ hai, nâng điểm trung bình của nhóm từ 435 lên 520.
Mark Keith, phó giáo sư tại BYU khẳng định: “Chơi game theo nhóm là một phương án khả thi, thậm chí là tối ưu nhất thay thế cho các hoạt động team-building”.
Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh, hoạt động này không khiến mọi người quá say mê với game mà là một cách tích cực để mọi người hiểu nhau hơn trong lúc chơi game. Chơi game theo nhóm sẽ tăng cường khả năng phối hợp, hiểu ý nhau và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên.
Mặc dù vậy nhóm nghiên cứu chỉ ra, phương pháp chơi game theo nhóm có thể không phát huy hiệu quả tốt nhất nếu các thành viên trong nhóm đã từng chơi game cùng nhau. Bởi lẽ nếu nhân viên từng chơi game với nhau và phát hiện mình không hợp với cách chơi của đồng nghiệp, nó có thể tạo ra xích mích và thành kiến giữa các nhân viên.
Như vậy cách tốt nhất là hãy cố gắng làm quen với cách chơi game của đồng nghiệp hoặc tìm cho mình một người hợp cạ và chơi game ăn ý nhất để cùng nhau cải thiện hiệu suất công việc tốt hơn.
Nghiên cứu đã được công bố trên AIS Transactions on Human-Computer Interaction.
Theo vnreview
Sau tất cả, PC vẫn là nền tảng chơi game được yêu thích nhất trên thế giới
Có thể nói, PC cho đến nay vẫn là một nền tảng chơi game phổ biến nhất thế giới so với các hệ console là PS và Xbox.
Có thể nói, PC cho đến nay vẫn là một nền tảng chơi game phổ biến nhất thế giới so với các hệ console là PS và Xbox. Và dĩ nhiên, PC vẫn sẽ là nền tảng gaming dành cho các nhà phát triển game sáng tạo những siêu phẩm độc đáo cho người chơi và cả cho những nhà phân phối game như Steam.
Trong một khảo sát mới đây bởi Hội Thảo Các Nhà Phát Triển Game thực hiện trên 4000 nhà phát triển đã công bố: PC vẫn là một nền tảng phổ biến nhất giữa các nhà lập trình. Thậm chí, mục khảo sát còn chỉ ra PC đang dẫn đầu và vượt mặt các nền tảng consoles và di động cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ của mình. Một báo cáo của Liên Bang Ngành Công Nghiệp Game đầu năm 2019 chỉ ra rằng 56% số nhà phát triển được hỏi phát hành trò chơi gần nhất của mình trên nền tảng PC trong khi chỉ có 38% số nhà phát triển phát hành trên các nền tảng cầm tay là di động và máy tính bản.
Trong số những người được phỏng vấn, khi tiếp tục câu hỏi rằng hiện tại họ đang sử dụng nền tảng nào, 2 phần 3 các nhà phát triển đều chia sẻ chung một nền tảng là PC. Và cũng tương tự như trên, 62% là con số các nhà phát triển sẽ còn gắn bó với PC trong tương lai dài hơn nữa. Có thể xem đây là một con số rất ấn tượng trong khi với PS4 chúng ta có 32% và với nền tảng di động/ máy tính bảng là 35%. Thêm vào đó, nếu được hỏi về nền tảng nào hấp dẫn nhà phát triển muốn làm game nhất, 60% vẫn nghiên về PC, trong khi xếp sau nó là Nintendo Switch với 45%. Báo cáo đưa ra tổng kết: "Một lần nữa chúng ta thấy PC luôn đứng đầu mọi chỉ tiêu và câu hỏi được đề ra và luôn có một tốc độ phát triển đáng kể qua từng năm, trong khi sự quan tâm của các nhà đầu từ đến các nền tảng khác có vẻ như không có quá nhiều sự thay đổi."
Cuộc khảo sát này cũng đồng thời cũng là một đánh giá tổng quan của các nhà phát triển với các nền tảng phân phối game như Steam, GOG và Epic Store. Dù không đưa ta cụ thể các con số, tuy nhiên khá đông người tham gia đều không đồng tình hoặc không biết về khoản thu 30% của Steam với phần lợi nhuận của game họ thu được. Dẫu vậy, Steam vẫn là cửa hàng phân phối game phổ biển nhất với 47% các nhà phát triển PC sử dụng nó để bán game bởi nhiều yếu tố như về lợi nhuận, các chính sách hỗ trợ phù hợp. Trong khi đó, nhưng tựa game được phân phối độc lập chiếm đến 26% trong số đó, thậm chí còn nhiều hơn hẳn một số website như itch.io, Humble Store và GOG còn chưa đạt mức 20%.
Theo GameK
Không chỉ để chơi game, công nghệ thực tế ảo còn là "thần dược" chữa bệnh mãn tính Keith Grimes, một vị bác sĩ nổi tiếng đã nảy ra ý tưởng chữa bệnh đầy mới mẻ từ game thực tế ảo. Game VR (game thực tế ảo) chắc hẳn đã không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người, đây được coi là một lĩnh vực đầy tiềm năng của ngành công nghiệp thế giới ảo hùng mạnh ngày...