Nghiên cứu cho thấy: Vợ càng làm căng, mâu thuẫn vợ chồng càng nghiêm trọng
Theo bài viết của tạp chí Emotion thì việc kiểm soát cảm xúc của người chồng hầu như ít có bất cứ ảnh hưởng lớn hay lâu dài nào lên sự bền vững của cuộc hôn nhân.
Với nhiều người thì hôn nhân giống như một chiến trường đối với cả hai. Nhưng một nghiên cứu gần đây tại UC Berkeley cho thấy trong mỗi mâu thuẫn vợ chồng, việc người vợ nguôi giận nhanh hay không đóng vai trò rất lớn trong việc giữ hòa khí đôi bên.
Theo bài viết của tạp chí Emotion vào ngày 4/11/2016 thì việc kiểm soát cảm xúc của người chồng hầu như ít có bất cứ ảnh hưởng lớn hay lâu dài nào lên sự bền vững của cuộc hôn nhân.
Chuyên gia tâm lý Lian Bloch đã khẳng định được: “Trong bất cứ mâu thuẫn nào, việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của người vợ là rất quan trọng” sau khi nghiên cứu về vấn đề này trong suốt thời gian học và sau khi đạt được bằng tiến sĩ của cô tại Đại học Berkeley và Đại học Stanford.
Bloch và các đồng nghiệp đã theo dõi 80 cặp vợ chồng ở tuổi trung niên và lớn hơn khi họ gặp mâu thuẫn với nhau và các kết quả cho thấy hầu như những cặp vợ chồng có người vợ nhanh chóng nguôi ngoai và cho qua chuyện cũ thì tình cảm và sự gắn bó của cả hai lại trở nên mạnh mẽ hơn, khiến cuộc sống của họ trở nên hạnh phúc hơn về mặt lâu dài.
“Trong bất cứ mâu thuẫn nào, việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của người vợ là rất quan trọng” (Ảnh: Internet)
Bloch cho biết: “Những cảm xúc tiêu cực là mối lo của mọi cặp vợ chồng nhưng khả năng kiểm soát những cảm xúc đó của người vợ là mấu chốt giúp hàn gắn và gìn giữ cuộc hôn nhân của đôi bên”.
Video đang HOT
Nhà tâm lý Robert Levenson từ Viện Berkeley cho biết: “Khi người vợ chủ động đứng ra trò chuyện và bàn về giải pháp giải quyết mâu thuẫn thì hầu như cả hai bên đều đồng thuận và lắng nghe ý kiến của nhau, dẫn tới việc mau chóng hàn gắn mối quan hệ. Còn khi người chồng chủ động đứng ra trò chuyện và nêu ra giải pháp thì hầu như người vợ sẽ làm theo cảm tính và lập tức chỉ trích, dẫn tới việc khiến mâu thuẫn ngày càng lớn hơn”.
Đó là kết luận mà Levenson rút ra sau khi ông và các đồng nghiệp từ Berkeley sau khi theo dõi 156 cặp vợ chồng ở Vịnh San Francisco, Mỹ suốt từ năm 1989.
Cứ mỗi 5 năm, các cặp vợ chồng này đều đến gặp Levenson và cùng nhau nói về sự tiến triển của mối quan hệ hai bên và những mâu thuẫn mà họ gặp phải trong thời gian đó. Levenson tập trung vào việc ghi nhận các nói chuyện, cử chỉ, biểu cảm và những chủ đề mà các cặp vợ chồng đó quan tâm. Từ đó đi đến kết luận về những yếu tố để hai bên bình tĩnh lại và hàn gắn với nhau mỗi khi có mâu thuẫn.
Claudia Haase, trợ lí và đồng sang lập ra dự án nghiên cứu trên của Levenson cho biết thêm rằng tuổi tác của các cặp vợ chồng cũng có ảnh hưởng tới việc họ có nhanh chóng hàn gắn hay không. Các cặp vợ chồng ở tuổi trung niên thường gặp khó khăn trong việc giải quyết khi có mâu thuẫn vì họ sinh ra và sống trong một xã hội khi mà nam và nữ nhận được sự đối xử khác xa ngày nay. Để giúp đỡ những cặp vợ chồng trung niên, các nhà nghiên cứu đã cho họ xem cách các cặp vợ chồng trẻ hơn xử lí những mâu thuẫn thế nào. Từ đó giúp cải thiện rất nhiều sự gắn kết của các cặp đôi vợ chồng trung niên này.
Nắng / Theo Thời đại
Chồng vừa thở hổn hển vừa trơ trẽn nói: 'Cô nuôi con 2 năm rồi, giờ đến lượt tôi'
Em không chấp nhận nên giằng lại con. Thấy em giận dữ và làm căng nên anh mới chịu rời đi.
Ở đời lại có loại đàn ông trơ trẽn đến mức này sao hả mọi người? (Ảnh minh họa)
Em lấy anh bất chấp tất cả sự phán đối của gia đình. Cứ tưởng sẽ có được một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng không, hết lần này đến lần khác anh chà đạp lên tình yêu và lòng tự trọng của em.
Vì hai vợ chồng không có nhà nên dù sống chật chội bố mẹ em vẫn bảo vợ chồng em về ở cùng. Công việc của hai vợ chồng bấp bênh, thu nhập không ổn định nên gần như tiền sinh hoạt bố mẹ em không bao giờ lấy. Lần nào về quê nội không có tiền, hay mua sắm xe máy, mua đồ đạc... bố mẹ em đều bảo cho vay, nhưng thật ra là cho luôn. Thế nhưng đi đâu, nói chuyện với ai lúc nào chồng cũng bảo là không được nhờ vả gì nhà vợ.
Anh là một người vũ phu. Em chỉ cần hơi làm trái ý anh một chút thôi là anh sẵn sàng đánh em. Từ lâu rồi em toàn phải mặc áo dài để moi người không thấy được những vết bầm tím do chồng đánh.
Vì không muốn cho ai biết mà xấu mặt chồng nên em đã chấp nhận im lặng và chạy chữa cho anh. (Ảnh minh họa)
Cả cuộc đời này em cũng sẽ không bao giờ quên được trận đánh ngày đó của anh. Hồi đó em mang thai bé đầu, anh đi uống rượu về, em chỉ làu bàu vài câu mà anh cứ lấy chân đạp vào người khiến em ngã nhào từ bậc thềm xuống. Nằm trong viện sau khi bị sảy thai em thấy đau đớn và oán hận. Nhưng anh quỳ xuống xin tha lỗi, hứa sẽ sửa đổi nên em lại chấp nhận tiếp tục sống với anh.
Anh là người có nhu cầu sinh lý cao. Bình thường em còn chiều được, nhưng đến khi em mang bầu và ở cữ thì em đành chịu. Thế là anh đi lang chạ ở bên ngoài và bị bệnh sùi mào gà. Thật sự em đã rất sốc khi biết sự thật. Vì không muốn cho ai biết mà xấu mặt chồng nên em đã chấp nhận im lặng và chạy chữa cho anh.
Anh luôn khinh thường và coi rẻ gia đình em nghèo. Anh đã lạnh lùng và dứt tình khi bắt em phải kí lá đơn ly hôn để đến với một cô gái giàu hơn. Anh đổ mọi tội lỗi sai lầm trong việc tan vỡ hôn nhân lên em, cả việc anh ngoại tình của anh cũng là do em không quan tâm chăm sóc chồng.
Vì không còn tiếc nuối và níu kéo nên em đã đồng ý. Ngày ra tòa, anh đã đồng ý cho em nuôi con. Sau ngày ly hôn một tháng thì anh kết hôn lần hài. Lòng em nặng trĩu vì bị phản bội nhưng tự nhủ phải cố gắng sống tốt vì con.
Bao nhiêu tháng sau khi chia tay anh chẳng đoái hoài nhìn ngó gì tới con. Thương con, em nhắn tin chỉ mong anh về thăm con lấy một lần nhưng cái nhận được cũng chỉ là sự im lặng.
Chủ nhật tuần trước, em vừa bước chân vào cửa ngõ thì nghe thấy tiếng cãi nhau rất to.
Chồng cũ đang mắng chửi bố mẹ em thậm tệ và ra sức giật lấy đứa con trai từ tay ông bà. Mặc cho đứa con khóc đến tím tái trên tay, anh vẫn cố chạy thật nhanh. Nhìn thấy em thì chồng cũ mới dừng lại, anh vừa thở hổn hển vừa trơ trẽn nói: "Cô nuôi con 2 năm rồi, giờ đến lượt tôi. Tôi sẽ đón nó về, cho nó ở nhà to cửa đẹp sống sung sướng hơn".
Em không chấp nhận nên giằng lại con. Thấy em giận dữ và làm căng nên anh mới chịu rời đi. Nhưng vừa đi vừa ngoái lại nói giọng đầy thách thức "Rồi tôi sẽ nhờ pháp luật đòi lại con của tôi".
Hôm sau em hỏi thăm mới biết vợ hai của anh không đẻ được nên anh có ý định quay về đòi con. Ở đời lại có loại đàn ông trơ trẽn đến mức này sao hả mọi người? Giờ em chưa biết phải làm gì để chồng cũ không tìm đến nữa!
Theo Afamily
Để mọi cuộc cãi cọ đều 'chuyện lớn hóa nhỏ' Chuyên gia tâm lý nhận định vợ chồng cần đặt ra "luật" giải quyết mâu thuẫn và "luật" phải nhắm đến mục tiêu hòa giải càng nhanh càng tốt xung đột. Hãy ngủ chung giường dù vợ chồng đang giận nhau - Ảnh minh họa Tuyệt đối không để một bên thứ ba xen vào vấn đề của hai người, hãy tự giải...