Nghiên cứu cho thấy tỷ phú không thể giàu quá 20 năm
Hầu hết những gia đình giàu có nhất trên thế giới từ 20 năm trước đều chứng kiến khối tài sản của họ bị sụt giảm đi rất nhiều trong vài thập kỷ vừa.
Theo một báo cáo từ UBS Group AG và PricewaterhouseCoopers công bố vào ngày thứ 3, hầu hết những gia đình giàu có nhất trên thế giới từ 20 năm trước đều chứng kiến khối tài sản của họ bị sụt giảm đi rất nhiều trong vài thập kỷ vừa. Hơn một nửa (56%) số người có khối tài sản ít nhất 1 tỷ USD vào năm 1995 đều không còn được như vậy trong năm 2014.
“Khối tài sản khổng lồ rất dễ bốc hơi – cực kỳ dễ bốc hơi” theo chuyên gia Michael Spellacy tới từ PwC.
Trong số 289 tỷ phú vào năm 1995, 126 người vẫn còn trong nhóm siêu giàu. Trong khi đó, 163 người đã bị loại khỏi danh sách, 24 người có khối tài sản bị chia nhỏ cho các thành viên trong gia đình, 66 người đã mất, 73 người chứng kiến tài sản sụt giảm do kinh doanh thất bại và những vấn đề khác. Thay thế cho những người có khối tài sản sụt giảm là các tỷ phú mới.
UBS và PwC thu thập dữ liệu dựa trên 1.300 tỷ phú trên toàn cầu, hơn 1.000 trong số họ xây dựng khối tài sản từ năm 1995. Đa số trở nên giàu có nhờ tài chính, công nghệ hay ngành công nghiệp tiêu dùng, bán lẻ trong suốt 2 thập kỷ qua.
Một báo cáo khác bởi công ty vào tháng 5 cho thấy rằng hơn 2/3 số lượng tỷ phú đã trên 60 tuổi và hầu hết có 2 con. “Thế hệ thứ 2 thực sự quan trọng đối với việc liệu có thể duy trì được tài sản hay không”, theo John Mathews – chủ tịch quỹ đầu tư tư nhân tại UBS Wealth Management. “Sự nhạy bén trong kinh doanh và gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng”.
Video đang HOT
Trong khi hầu hết các tỷ phú từ những năm 1995 hiện đã sụt giảm tài sản thì số còn lại vẫn làm ăn khá. Cụ thể, khối tài sản của những người này đã tăng gấp 4 lần lên 11 tỷ USD từ mức 2,9 tỷ USD của 20 năm trước. Theo Spellacy thì nhiều người thừa hưởng toàn bộ hoặc một phần công việc kinh doanh của gia đình – nguồn chính mang lại tài sản cho họ và sau đó tái đầu tư vào nhiều công ty khác, Spellacy nói.
Danh sách 400 người giàu nhất thế giới năm nay chứng kiến sự bốc hơi 166 tỷ USD, tương đương 4,1% tổng khối tài sản của họ gộp lại. Nguyên nhân chính là do thị trường chứng khoán chao đảo và khối tài sản kiếm được chủ yếu nhờ giá dầu giảm. Theo dữ liệu của Bloomberg vào ngày 14/12, tổng khối tài sản của 400 người giàu nhất là 3,89 nghìn tỷ USD.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc ra quyết định trong các doanh nghiệp gia đình và chiến lược đầu tư. Trong số những người nắm giữa khối tải sản 1 tỷ USD, tỷ lệ nam giới vẫn cao hơn nữa giới tuy nhiên số lượng nữ tỷ phú đang có tốc độ phát triển nhanh hơn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 80% số phụ nữ giàu nhất được hưởng thừa kế hoặc do cưới được một người chồng giàu có. Tuy nhiên, tỷ lệ làm giàu tự thân đang đặc biệt phát triển ở châu Á.
“Chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nữ tỷ phú tự thân hơn nữa”, Mathews nói.
Theo_NDH
Dân Venezuela dùng tiền thay giấy ăn
Giá trị đồng bolivar của Venezuela đang xuống thấp đến mức người dân đã dùng tiền giấy để thay thế cho giấy ăn.
Tài khoản "Victorinox126" trên mạng xã hội Reddit đã đăng tải hình ảnh một người đàn ông đang dùng tờ tiền giấy 2bolivar bọc bên ngoài bánh để thấm dầu mỡ. Ngay lập tức, bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và nhận được sự chú ý đáng kể.
Đồng bolivar được dùng thay cho giấy ăn. (Ảnh: Reddit)
CNN cho rằng, trong thực tế, hành động này không phải là vô căn cứ, bởi 1 bolivar hiện có giá trị thấp hơn cả 1 đồng penny của Mỹ, theo tỷ giá thị trường hối đoái tự do.
Nền kinh tế Venezuela đang rơi vào tình trạng hỗn độn và thiếu hụt trầm trọng các loại hàng hóa cơ bản, trong đó có cả giấy ăn. Thậm chí, đầu năm nay, có thông tin các quan chức từ Trinidad và Tobago đã ngỏ ý muốn đổi giấy ăn lấy dầu của Venezuela.
Không chỉ các mặt hàng gia dụng, mà thực phẩm như đường, sữa và bột mì càng khan hiếm hơn, do quốc gia này nhập khẩu đến 70% tổng lượng hàng tiêu dùng.
Tỷ giá hối đoái không chính thức thường được dùng để trao đổi đồng USD và bolivar đã tăng vọt hơn 700% chỉ trong vòng 12 tháng qua. Một năm trước đây, 1 USD Mỹ tương đương 82 bolivar. Hiện giờ, con số này đã lên đến 1 USD - 676 bolivar, theo trang web theo dõi tỷ giá không chính thức dolartoday.com.
Nền kinh tế Venezuela đang phải hứng chịu sự lạm phát cực lớn, bắt nguồn từbất ổn chính trị, nền kinh tế ảm đạm và giá dầu sụt giảm. Năm 2013, lạm phát tại quốc gia này tăng 68%, và được dự đoán sẽ còn tăng gấp 3 lần trong năm nay.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhập khẩu thực phẩm của chính phủ và khiến người dân không thể mua nổi những đồ dùng thiết yếu như giấy ăn.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vẫn tiếp tục các chương trình phúc lợi khổng lồ của chính phủ bắt đầu từ thời người tiền nhiệm là Hugo Chavez. Mặt khác, ông Maduro đổ lỗi cho những tác động bên ngoài như chính phủ Mỹ, về sự suy giảm của nền kinh tế.
Tuy nhiên, ông Maduro cũng đã thực hiện được một cải cách mà người dân Venezuela mong muốn. Theo cải cách này, với tỷ giá chính thức gọi là SIMADI trong đó 1 USD tương đương 200 bolivar, họ có thể mua 300 USD/ngày, với 200 USD được quy ra tiền mặt và số còn lại được đưa vào tài khoản ngân hàng.
Lan Phương
Theo VNN
NSA đặt trung tâm nghe lén sát Điện Elysée 20 năm nay Báo 'Le Monde' (Pháp) ra ngày 10/8, đã đăng bài có nội dung cáo buộc Đại sứ quán Mỹ tại Pháp đang hoạt động như một trung tâm nghe lén của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ. Đại sứ quán Mỹ tại Paris là trung tâm nghe lén của NSA? Bài viết xoay quanh vấn đề gần đây truyền thông Pháp xôn...