Nghiên cứu cho thấy người chơi game không hề ‘xa lánh xã hội’
Định kiến về việc game thủ thường thu mình, né tránh xã hội thực ra không chính xác.
Một khảo sát mới đây về thể thao điện tử tại Việt Nam cho thấy, người chơi game có nhu cầu cao trong việc tương tác với người khác. Ngoài ra, người chơi game, xem thi đấu game là nữ giới cũng tăng lên.
Báo cáo do Vero kết hợp với công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab thực hiện bằng cách gửi câu hỏi trực tuyến đến những người có thực hiện một trong 3 hoạt động: Chơi, xem, và/hoặc stream game.
Một người chơi đang thử bộ dàn có tai nghe gaming của Logitech. (Ảnh: Hải Đăng)
Kết quả khảo sát phủ định định kiến cho rằng chơi game là thu mình và bài xích xã hội. Thực chất, các trò chơi thể thao điện tử hoạt động như một nền tảng tương tác. Cụ thể, có tới 46,5% người chơi coi việc giao lưu với những người chơi khác là lý do chính khiến họ chơi game.
Việc tương tác giữa các game thủ được thực hiện thông qua giọng nói và văn bản, chủ yếu trong game, nhưng đôi khi cũng có thể là trên các nền tảng nhắn tin riêng biệt. 73% game thủ chơi độc lập và kết nối với bạn bè hoặc người lạ trực tuyến, 22% chơi game tại cùng một địa điểm với người khác (những phòng net cyber game), và dưới 4% game thủ chủ yếu chơi với bot.
Người chơi game chủ yếu để giải trí và xả stress, nhưng gần một nửa cũng cho rằng chơi game để được tương tác với người chơi khác.
Báo cáo trích nghiên cứu từ Statista cho thấy, Việt Nam có tỉ lệ người trưởng thành chơi game cao nhất thế giới vào năm 2020, đạt mức 85%.
Thời gian chơi của game thủ cũng đều đặn và kéo dài. 78,6% người trả lời khảo sát chơi game ít nhất 2-3 lần/tuần và 42,8% chơi game ít nhất 1 lần/ngày. Một ván game thường kéo dài trong 1-3 giờ.
Video đang HOT
Mặc dù gần nửa dân số Việt Nam sở hữu điện thoại thông minh, người chơi game di động đang tăng nhưng vẫn chưa thể vượt qua người chơi game trên máy tính. Điều này có hai lý do: PC mang lại trải nghiệm chơi đắm chìm hơn, và PC từng là lựa chọn hàng đầu tại các phòng net cyber game.
Trong khi đó, sự tiện lợi và giá cả hợp lý của điện thoại thông minh đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường game mobile tại Việt Nam, đến mức sự phổ biến của game mobile giờ đã sánh ngang với PC. Điều này tương ứng với xu hướng chung của khu vực: 5 trong số 8 hạng mục thi đấu (và 7/10 bộ huy chương) triển khai trong SEA Games 31 sẽ là các tựa game mobile. Khảo sát cho thấy 44,9% người chơi game trên PC, 42,2% người chơi game trên smartphone, còn lại là chơi trên các máy cầm tay.
Chơi game trên máy tính vẫn chiếm đa số tại Việt Nam.
Số lượng người hâm mộ eSport là nữ giới cũng tăng lên theo từng năm, hiện chiếm ⅓ trong tổng số khoảng 7 triệu người. Điều này là do Internet phủ sóng rộng rãi và điện thoại thông minh đã đưa hàng triệu người đến với thế giới game dễ dàng hơn. Lúc này, số lượng thể loại game bắt đầu mở rộng, cốt truyện trở nên bao trùm hơn, thu hút lượng công chúng đa dạng và đông đảo hơn rất nhiều.
Ngoài ra, phân bố độ tuổi của những người trả lời khảo sát cho thấy ngày càng nhiều người lớn hâm mộ thể thao điện tử. Trong khi những người trẻ tuổi chiếm đa số, gần một nửa (47%) số người được hỏi nằm trong nhóm từ 30 tuổi trở lên.
Xét về nền tảng stream game, YouTube Gaming là nền tảng phát trực tuyến phổ biến nhất tại Việt Nam. Facebook Gaming xếp thứ hai, và cả hai đều đang dẫn đầu thị trường về lựa chọn nền tảng để stream game.
Các nền tảng chơi game phổ biến tại Việt Nam.
Trên quy mô toàn thế giới, Twitch do Amazon sở hữu là nền tảng stream được ưa chuộng nhất. Thống kê từ StreamLabs cho thấy, số giờ xem trên Twitch đã vượt 4,7 tỷ trong quý 3 năm 2020, tăng từ 2,8 tỷ giờ trong quý 3 năm 2019. Nhưng tại Việt Nam, Twitch chỉ xếp vị trí thứ 6, kém xa YouTube Gaming và Facebook Gaming trong giới streamer và người xem.
Tuy nhiên, Facebook Gaming đã có bước tiến lớn trong giai đoạn dịch Covid-19 ở Việt Nam. Năm 2020, nền tảng này có tổng lượt xem tăng 81,37%, lượng tương tác tăng 50% và tổng lượt tiếp cận tăng 79,6%.
Top 10 Axie Infinity đắt nhất từng được bán (P.1)
Những vật phẩm NFT khiến netizen phải kinh ngạc vì mức giá trên trời trong game Axie Infinity
Axie Infinity là kết quả của phép lai hoàn hảo giữa Tamagotchi và Pokémon. Axie Infinity được ông nhận như trò chơi NFT có sức ảnh hưởng nhất từ trước đến nay. Game lấy bối cảnh vùng đất Lunacia, cho phép người chơi kiếm thu nhập, nhân giống và chiến đấu với những con quái vật dễ thương, đầy màu sắc. Dưới đây là top 10 NFT được rao bán ở mức giá siêu đắt đỏ trong trò chơi này.
10. Axie #643
Axie #643 có tên "I IS POTAT" của nhà sưu tập LazyBlop. I IS POTAT là một Axie mystic kéo với số ID nhỏ, điều này biến nó trở thành một Origin token. Điều này biến nó trở thành một trong những Axie khan hiếm nhất và mang lại cho chủ sở hữu những lợi ích không nhỏ.
Lần đầu Axie này được rao bán là vào năm 2018, với giá 648 đô la - khoản tiền được tính là cao vào thời điểm đó. Hiện tại, đã ba năm trôi qua và Axie này lại được bán với giá 230.000 bảng Anh và được rao bán với mức giá cao đáng kinh ngạc là 623,328 đô la.
9. Axie #1457
Một Axie mystic kép thuộc lớp thú có khả năng sinh sản hai lần. Axie được bán lần đầu vào năm 2018 với giá 0,46 đô, chỉ khoảng 0,02ETH. Sau vài lần rao bán kéo dài từ hàng trăm đến hàng nghìn, token cuối cùng cũng đạt mức giá 230.000 đô la, mang lại cho chủ sở hữu khôn ngoan trước đó khoản lợi nhuận kếch xù.
8. Axie #9
Axie này thuộc sở hữu của nhóm 1nTeam3 đến từ Nga, bao gồm những người chơi Axie Infinity. Token được mua vào tháng 8 năm 2021 nhằm bổ sung thêm vào bộ sưu tập vốn đã rất ấn tượng của họ. Token là một màu cam thuộc lớp thú với kính Bookworm và móng vuốt Starry Shell.
1nTeam3 đang đề ra mức giá hơn 4 triệu đô la cho token này. Nếu cuộc giao dịch thành công thì đây sẽ là vụ buôn bán với mức lợi nhuận 1.900%.
7. Axie #3018
Aixe đặc biệt với 7 đứa con, nó còn có tên gọi là Rookie. Rookie thuộc lớp mystic kép với màu vàng, lông tơ cùng cặp sừng Golden Bamboo và Last Leaf.
Token của Axie này được bán lần đầu vào năm 2018 với giá gần 900 đô la. Hiện tại, giá trị đã lên 239.000 đô la, Axie đen lại lợi nhuận 27,120% cho chủ cũ là Useleszzz. Người chủ mới, No More Magic, đang kỳ vọng token sẽ mang về cho chủ 1 triệu đô la.
6. Axie #3056
Axie này đã không được bán trong gần một năm, giá trị của nó tăng theo cấp số nhân chỉ trong năm 2021, dẫn đến một đợt bán hàng khủng hoảng và tháng 8. Axie với tên gọi "Aint She Pretty?" được bán với giá 300.000 đô la. Axie thuộc lớp thủy sinh Koi mystic với cặp vuốt Crystal Hermit.
Người chủ sở hữu của Axie này là Mike's Axie Farm, hiện cũng đang sở hữu hơn 100 Axie.
Người chủ trước, ji2, vào năm 2020, token được ra giá hơn 9,200 đô la, đem về cho anh ta khoản lợi nhuận không nhỏ.
Vừa có người bỏ 14 tỷ đồng để mua "du thuyền ảo" trong game NFT The Sandbox là một trong những game NFT hot nhất thế giới hiện nay. Một du thuyền khổng lồ tên Metaflower Super Mega vừa được bán với giá 149 ether, khoảng 650.000 USD (14 tỷ VND), khiến nó trở thành tài sản được mua bằng token đắt nhất trong trò chơi thế giới ảo The Sandbox, một trong những tựa game NFT hot...