Nghiên cứu cho thấy HIV làm tăng tốc quá trình lão hóa tế bào
Virus HIV sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch người nhiễm. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Nghiên cứu mới đây còn phát hiện HIV có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể.
Trong nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí iScience, các nhà khoa học tại Đại học California – Los Angeles (Mỹ) phát hiện các bằng chứng cho thấy virus HIV có thể làm tăng tốc lão hóa tế bào. Tình trạng này chỉ xuất hiện vài năm kể từ khi nhiễm bệnh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thuốc điều trị HIV có thể giúp người bệnh sống lâu và khỏe mạnh nhưng tuổi thọ có thể rút ngăn do virus thúc đẩy sự lão hóa của cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hiện tại, dù không có cách nào chữa khỏi nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát virus HIV và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới phát hiện ngay cả khi được điều trị thì virus HIV vẫn thúc đẩy đến quá trình lão hóa của cơ thể.
Video đang HOT
Các tính toán cho thấy nếu chỉ xét đến yếu tố lão hóa thì những người khỏe mạnh, không nhiễm HIV sẽ sống thọ hơn 5 năm so với những người bị HIV. Từ kết luận này, nhóm tác giả hy vọng sẽ nhắc nhở mọi người không được coi nhẹ HIV dù hiện y học đã có phương pháp giúp khống chế bệnh.
Virus HIV hoạt động bằng cách tấn công hệ miễn dịch. Chúng sẽ phá hủy hệ miễn dịch đến mức cơ thể không còn đủ sức chống lại các bệnh nhiễm trùng. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ chuyển sang AIDS, giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh nhân HIV, và tử vong.
Những người đã đến giai đoạn AIDS sẽ mắc những căn bệnh mà người bình thường với hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ không bao giờ mắc. Dù không có cách chữa khỏi HIV nhưng với những người nhiễm trong giai đoạn sớm, các phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát virus và kéo dài tuổi thọ. Nếu được điều trị thích hợp, người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh và lâu dài.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm HIV, mọi người cần biết rõ các con đường lây nhiễm của bệnh. Virus HIV lây do tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bệnh. Chất dịch có virus HIV này có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh qua các vết trầy xước trên da hoặc niêm mạc.
HIV cũng thường lây lan qua đường tình dục, dùng chung kim tiêm với người bệnh. Mẹ nhiễm HIV cũng lây sang cho con khi mang thai, sinh con hay cho con bú, theo Healthline.
Người thứ tư trên thế giới khỏi HIV
Các bác sĩ cho biết một người đàn ông đã sống chung với HIV hàng chục năm nay vừa trở thành người thứ tư trên thế giới khỏi bệnh.
Mô phỏng virus HIV. Ảnh: Getty Images
Đài BBC của Anh đưa tin bệnh nhân 66 tuổi này đã được cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng có khả năng kháng virus bẩm sinh để điều trị bệnh bạch cầu ung thư máu. May mắn thay, tải lượng virus trong cơ thể của ông đã giảm xuống mức không thể phát hiện được nên ông dừng uống thuốc trị HIV.
Người này được biết đến với biệt danh Bệnh nhân City of Hope, đặt theo tên bệnh viện nơi điều trị cho ông ở Duarte, California, Mỹ.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) làm hỏng hệ thống miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Aids). Nhiều người bạn của ông đã chết vì HIV trước khi thuốc kháng virus có thể duy trì tuổi thọ của bệnh nhân gần như bình thường.
Ông chia sẻ: "Khi tôi được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 1988, giống như nhiều người khác, tôi nghĩ đó là một bản án tử hình.Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sống để chứng kiến ngày mình không còn nhiễm HIV".
Tuy nhiên, cách đây hơn 3 năm, ông được thực hiện liệu pháp cấy ghép tủy xương không phải để chữa HIV mà vì ông đã mắc bệnh ung thư máu.
Nhóm điều trị cho ông quyết định ông cần cấy ghép tủy xương để thay thế các tế bào máu bị ung thư. Thật tình cờ, người hiến tặng lại có thể kháng được virus HIV nhờ đột biến protein CCR5.
Sau ca cấy ghép, tải lượng virus HIV trong cơ thể bệnh nhân "City of Hope" đã giảm xuống mức không thể phát hiện được. Tình trạng trên đã kéo dài hơn 17 tháng.
Bác sĩ về bệnh truyền nhiễm Jana Dickter tại Bệnh viện City of Hope cho biết: "Chúng tôi rất vui khi được thông báo rằng căn bệnh HIV của ông ấy đã thuyên giảm và không cần phải điều trị bằng thuốc kháng virus nữa".
Trường hợp đầu tiên được chữa khỏi bệnh HIV trên thế giới là ông Timothy Ray Brown vào năm 2011. Ông được biết đến với biệt danh Bệnh nhân Berlin. Hiện đã có thêm ba trường hợp tương tự trong vòng ba năm qua.
Bệnh nhân City of Hope vừa là bệnh nhân lớn tuổi nhất được điều trị theo cách cấy ghép tủy xương, vừa là người sống chung với HIV lâu nhất.
Tuy nhiên, cấy ghép tủy xương không thể trở thành cuộc cách mạng trong việc điều trị HIV cho 38 triệu bệnh nhân trên toàn cầu hiện nay vì đó là một quy trình phức tạp, chứa đựng nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang xem xét nhắm mục tiêu vào đột biến protein CCR5 như một phương pháp điều trị tiềm năng.
Sự việc này vừa được báo cáo tại hội nghị Aids 2022 ở Montreal, Canada.
Người phụ nữ hết sạch virus HIV sau khi cấy ghép tế bào gốc Một phụ nữ 64 tuổi ở Mỹ đã khỏi HIV sau khi được cấy ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng có khả năng chống virus HIV một cách tự nhiên. Đây là trường hợp khỏi HIV thứ ba tính trên toàn cầu. Ảnh từ kính hiển vi điện tử quét màu cho thấy HIV đang xâm nhập tế bào chủ...