Nghiên cứu cho hay: Trẻ dậy thì sớm có lợi cho xương nhưng dậy thì sớm ở độ tuổi nào sẽ nguy hiểm?
Hóa ra dậy thì sớm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chứ không hề nguy hiểm và đáng sợ như nhiều phụ huynh lo lắng.
Các nhà khoa học tại Đại học Bristol đã nghiên cứu và quét xương cho hàng ngàn trẻ em Anh trong suốt 15 năm qua đã phát hiện những đưa trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm sẽ có bộ xương phát triển cực kì khoẻ mạnh ở tuổi trưởng thành.
Sự tăng trưởng và khoẻ mạnh của xương bắt đầu dừng lại ở những năm 20 tuổi do đó, những trẻ có độ tuổi dậy thì muộn sẽ có xương yếu hơn khi trưởng thành.
Các chuyên gia cho biết, đây cũng có thể được xem là một yếu tố quan trọng cho việc một người trưởng thành có nguy cơ mắc chứng loãng xương trong cuộc sống khi về già hay không.
Các nhà nghiên cứu trong dự án “Nghiên cứu Trẻ em thập niên 90″ đã thu thập dữ liệu về 6.389 trẻ em thông qua quá trình quét xương trong độ tuổi từ 10 đến 25 và tính toán độ tuổi mà một đứa trẻ bước vào tuổi dậy thì bằng cách quy chiếu thời gian phát triển cực đại – tuổi với vận tốc tăng trưởng chiều cao cực đại.
Một nghiên cứu của Đại học Bristol cho thấy trẻ bước vào tuổi dậy thì sớm sẽ có xương chắc khoẻ khi trưởng thành và ít có nguy cơ bị loãng xương khi về già.
Kết quả cho thấy trẻ em dậy thì sớm – trước 10,5 tuổi ở bé gái và trước 12,5 tuổi ở bé trai có tốc độ tăng trưởng về khung xương lớn hơn 12% ở tuổi dậy thì so với những trẻ có độ tuổi dậy thì muộn hơn – từ 12,7 tuổi ở bé gái và 14,5 tuổi ở bé trai.
Mặc dù những đứa trẻ có độ tuổi dậy thì muộn có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng không có nghĩa là chiều cao sẽ thua kém những trẻ dậy thì sớm. Ở tuổi 18, xương của những đứa trẻ này sẽ có mật độ can-xi và tốc độ tăng trường nhanh hơn nhưng trẻ dậy thì sớm ở cùng độ tuổi, đặc biệt là đối với bé trai.
Video đang HOT
Tuổi dậy thì là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời khi thanh thiếu niên trải qua sự phát triển trong hệ thống xương cũng như sự phát triển của những bộ phận khác trên cơ thể.
Một nghiên cứu trước đó cho thấy mật độ xương tăng 10% sẽ làm chậm quá trình loãng xương tới 13 năm. Tình trạng này được ước tính sẽ ảnh hưởng đến ba triệu người ở Anh, theo Tổ chức Loãng xương Quốc tế.
Tiến sĩ Ahmed Elhakeem – tác giả chính của nghiên cứu cho biết họ cũng sử dụng độ tuổi bắt đầu dậy thì của các bé gái là một chỉ số trong kết quả của nghiên cứu này.
Tiến sĩ Elhakeem nói: “ Tôi muốn tìm ra nhiều lời khuyên hơn dành cho những người đến tuổi dậy thì về các biện pháp họ có thể thực hiện để củng cố xương”.
Alison Doyle, thuộc Hiệp hội loãng xương Hoàng gia Anh, tuyên bố nghiên cứu đã củng cố vào một khoảng trống trong việc hiểu mật độ xương ở tuổi dậy ảnh hưởng đến cuộc sống trưởng thành như thế nào.
Bà nói: “ Đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu này là rất quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân gây loãng xương và giúp mọi người duy trì sức khỏe xương tốt trong suốt cuộc đời”.
Các nhà nghiên cứu cho biết thanh thiếu niên có tuổi dậy thì muộn hơn so với bạn bè nên tập thể dục nhiều hơn để tăng và duy trì mật độ xương.
Dậy thì sớm ở độ tuổi nào sẽ nguy hiểm?
Hiện vẫn chưa rõ về nguyên nhân của tình trạng này, nhưng trong vài trường hợp thì nguyên nhân có thể là do cơ thể mất cân bằng hormone hoặc não xuất hiện một khối u. Một nguyên nhân khác là chế độ ăn hằng ngày của trẻ chứa quá nhiều chất béo.
Ngoài ra trẻ dậy thì sớm còn do tiếp xúc với estrogen hoặc androgen có trong kem thoa hoặc thuốc. Dù sử dụng chúng đúng liều theo chỉ định hay dùng quá liều đi chăng nữa thì con vẫn có nguy cơ bước vào tuổi dậy thì khi còn quá nhỏ.
(Nguồn: Daily mail)
Theo afamily
Tắm cho con gái 8 tuổi thấy điều bất thường ở ngực, đưa đi khám cha mẹ giật mình khi bác sĩ chẩn đoán
Bố mẹ của Tiểu Doanh không thể ngờ được con gái mình mới có 8 tuổi mà cơ thể đã xuất hiện những dấu hiệu này.
Ba tháng trước, mẹ tắm cho Tiểu Doanh, 8 tuổi, phát hiện cơ thể của cô con gái có chút bất thường. Ngực của đứa trẻ bắt đầu phát triển nhanh. Sau khi nghe mẹ Tiểu Doanh nói, ban đầu bố đứa bé cũng không quá quan tâm, tuy nhiên sau đó có 1 việc khiến bố mẹ Tiểu Doanh vô cùng hoảng sợ, cô bé xuất hiện chất dịch giống như kinh nguyệt.
Sau khi bố mẹ Tiểu Doanh tìm hiểu thông tin thì thấy rằng đây là vấn đề không nhỏ, thông tin trên internet cho thấy, trường hợp của Tiểu Doanh là phát triển sớm. Nếu tình hình nghiêm trọng, đứa trẻ phải điều trị đến 9, 10 tuổi, mỗi tháng đều phải tiêm, chi phí vô cùng lớn...
Tại sao đứa trẻ 8 tuổi đã phát triển sớm, có phải là do di truyền?
Bố mẹ Tiểu Doanh đã đưa cô bé đến bệnh viện khám. Trong phòng khám, bác sĩ Hoàng Lệ Mẫn, trưởng Khoa nội tiết Bệnh viện Nhi Tây Nam Thành Đô đã hỏi cha mẹ Tiểu Doanh về chế độ ăn uống hàng ngày của cô bé và làm các xét nghiệm tương quan.
Bé gái Tiểu Doanh mới 8 tuổi nhưng đã có dấu hiệu dậy thì sớm (Ảnh minh họa).
Cuối cùng bác sĩ Hoàng Lệ Mẫn nói: Trẻ phát triển sớm có khuynh hướng di truyền nhất định và bị ảnh hưởng bởi di truyền. Nghiên cứu cho thấy người mẹ có kinh nguyệt sớm và người cha có tinh trùng sớm, thì cha mẹ càng nên chú ý hơn đến sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, các nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, chế độ dinh dưỡng, béo phì, u bướu, bệnh tuyến giáp bẩm sinh... có thể gây ra dậy thì sớm.
Cách điều trị dậy thì sớm
Vào thời điểm đó, Tiểu Doanh cao 97,5cm. Bác sĩ dự đoán tuổi xương và chiều cao khi trưởng thành của cô bé chỉ là 147,2 cm. May mắn thay, tình trạng dậy thì sớm của Tiểu Doanh không quá nghiêm trọng. Theo chuyên môn của bác sĩ, sau khi điều trị, các triệu chứng dậy thì sớm của Tiểu Doanh đã được loại bỏ. Chiều cao của cô bé tăng lên 102,5 cm và chiều cao tương lai được dự đoán sẽ đạt 153,7 cm.
Bác sĩ Hoàng Lệ Mẫn cũng cho biết: "Trẻ dậy thì sớm không những cần phải phát hiện sớm, được kiểm tra chuyên môn mà việc điều trị cũng phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và điều trị thích hợp theo nguyên nhân tương ứng".
Theo các chuyên gia nội tiết cho hay, thuốc ức chế dậy thì là một loại nội tiết tố. Cơ chế của các loại thuốc này là hạn chế kinh nguyệt sớm, ức chế tuyến yên tiết ra hormon sinh dục rõ rệt nên làm cho sự phát triển sinh dục giảm, giảm các hormon gây dậy thì sớm, kết quả là làm giảm các biểu hiện kinh nguyệt, giảm tốc độ tiến triển dậy thì sớm.
Bác sĩ Hoàng Lệ Mẫn cũng cho biết trẻ dậy thì sớm cần phải phát hiện sớm và được kiểm tra chuyên môn.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc này chỉ làm giảm bớt các biểu hiện, làm chậm lại dậy thì sớm chứ không chữa được. Phụ huynh không nên tự ý sử dụng cho con mình bởi đi kèm với những lợi ích trên, các loại thuốc này còn có những ảnh hưởng không tốt khác như: sự thay đổi nội tiết, trẻ phải chịu những cơn đau, sẽ lão hóa sớm về sau...
Không những thế, thuốc ức chế hormon sinh dục nếu tiêm cho trẻ bình thường là đi ngược lại nhịp sinh học đang phát triển của các em, gây rất nhiều điều bất lợi. Sau khi dùng thuốc, có thể các bộ phận như buồng trứng, tinh hoàn của trẻ sẽ teo nhỏ, ngừng phát triển hoặc gây vô kinh, vô sinh...
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng trước khi quyết định có dùng thuốc điều trị cho con em mình hay không. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc ức chế dậy thì và tự điều trị cho trẻ. Điều này nhất thiết phải được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách điều trị riêng. Chớ nghe lời truyền tai nhau tiêm hormon kìm hãm dậy thì sớmcho con mà "lợi bất cập hại".
Nguồn: Sohu/Helino
Bé gái mất tuổi thơ mãi mãi vì 4 tuổi dậy thì, 5 tuổi mãn kinh Mặc dù Emily chỉ mới 5 tuổi nhưng bé phải trải qua thời dậy thì sau đó là kỳ mãn kinh đầy sự thay đổi về thể chất và tâm trạng. Emily Dover đang trải qua thời kỳ mãn kinh do dậy thì sớm Emily Dover (5 tuổi) đến từ New South Wales (Úc) phát triển ngực, có mùi cơ thể, mọc mụn...