Nghiên cứu chế tài xử phạt nguội xe không đăng ký ETC
Nhằm đảm bảo không gián đoạn lưu thông của phương tiện tại các làn thu phí không dừng ( ETC), ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Tổng cục sẽ nghiên cứu chế tài xử phạt nguội đối với phương tiện đi qua trạm thu phí mà không đủ tiền trả phí trong tài khoản giao thông.
Sáng 1/8/2022, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây chính thức triển khai thu phí không dừng (ETC). Ảnh minh họa: Mạnh Linh/TTXVN
Theo đó, xe qua trạm nếu không đăng ký dịch vụ ETC sẽ vẫn được lưu thông bình thường, nhưng nhà cung cấp dịch vụ ETC sẽ chuyển dữ liệu phương tiện cho cảnh sát giao thông để ban hành phạt nguội.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ nghiên cứu hình thức trả tiền sau để đảm bảo phương tiện không đủ tiền qua trạm không làm gián đoạn lưu thông của các phương tiện khác.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng cho hay, khi các biện pháp phạt nguội, trả tiền sau đã được áp dụng, về lâu dài sẽ nghiên cứu bỏ thanh chắn barie tại trạm thu phí để phương tiện có thể lưu thông nhanh. Công nghệ sẽ cho phép đọc thẻ ETC khi xe đang chạy tốc độ lên tới 120 km/h.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, phương án trả sau sẽ được nghiên cứu để tạo điều kiện cho tài xế, tuy nhiên sẽ có vướng mắc khi nhà cung cấp dịch vụ ETC phải thực hiện nguyên tắc thu và hoàn trả nhà đầu tư trong ngày để tránh phát sinh tiền lãi.
Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng việc hủy bỏ trạm thu phí cứng là xu hướng tương lai trên các tuyến cao tốc. Theo đó, các tuyến đang được đầu tư như cao tốc Bắc – Nam phía Đông 2021 – 2025, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, Vành đai 4 Hà Nội, đều hướng tới hủy bỏ trạm thu phí, chỉ lắp đặt long môn để gắn các thiết bị đọc thẻ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hầu hết dự án đường cao tốc trong tương lai là dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách. Do đó, Chính phủ sẽ phải ban hành cơ chế thu phí hoàn vốn với dự án do Nhà nước đầu tư để có cơ sở triển khai hệ thống thu phí không dừng.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, trong quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH thu phí tự động VETC (Công ty VETC) phát hiện ra tình trạng khách hàng dán thẻ ePass cố tình làm hỏng thẻ, sau đó dùng biển số giả (biển số giả này đã đăng ký dán thẻ VETC) để lưu thông qua các trạm thu phí nhằm mục đích gian lận phí.
Công ty VETC đã gửi thông báo đến Công ty cổ phần giao thông số Việt Nam (Công ty VDTC – đơn vị dán thẻ của khách hàng vi phạm), Cục đăng kiểm Việt Nam và Cơ quan quản lý có thẩm quyền để xử lý.
Theo ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty VETC, có tình trạng xe sử dụng biển giả dán thẻ của VDTC hoặc VETC cố tình làm hỏng thẻ khi qua trạm để thẻ không đọc được. Khi đi qua trạm xe đi vào làn sự cố, khi đó nhân viên thấy có thẻ, kiểm tra trên áp thấy xe có tiền thật nên trừ thủ công cho xe qua trạm. Tuy nhiên, khi thực hiện như vậy thì xe biển thật không đi qua trạm bị trừ tiền, còn xe đi qua trạm sử dụng biển giả không mất phí.
Đại diện VDTC thông tin thêm, thời gian qua đơn vị đã phát hiện một vài trường hợp làm hỏng thẻ sử dụng biển giả qua trạm thu phí. Sau khi phát hiện Công ty VDTC đã hậu kiểm và cộng lại tiền cho chủ xe thật, đồng thời gửi thông tin cho cảnh sát giao thông để tiến hành kiểm tra xử lý.
Bên cạnh xe dùng biển giả, hiện vẫn còn xảy ra tình trạng xe qua trạm thu phí ETC bị trừ tiền 2 lần. Theo phản ánh của một lái xe đi qua trạm thu phí số 2 trên Quốc 5, trong tài khoản có 132.000 đồng, khi qua trạm theo mức thu quy định sẽ bị trừ 39.000 đồng/lượt. Tuy nhiên khi kiểm tra số dư trong tài khoản chỉ còn 54.000 đồng.
Lái xe này cho rằng nhà cung cấp dịch vụ là Công ty VETC trừ tiền tới 2 lần cho một lần qua trạm thu phí. Trong khi thông báo trừ tiền một lần.
Tương tự, anh Nguyễn Đức Tuấn ở Long Biên (Hà Nội) phản ánh, tài khoản giao thông của anh còn 374.000 đồng. Để yên tâm với quãng đường di chuyển dài, anh nạp thêm 200.000 đồng. Tuy nhiên, tài khoản VETC của anh chỉ báo có 427.000 đồng thay vì phải là 574.000 đồng.
Về vấn đề này, ông Hồ Trọng Vinh cho biết, lỗi trừ tiền 2 lần có hai tình huống xảy ra. Một là xe đi vào làn hệ thống đã đọc và nhận diện xe, sau đó lùi xe sang làn khác thì có thể bị trùng lặp tính phí. Tình huống thứ 2 là hệ thống đã trừ tiền, nhưng barrie có vấn đề gì đấy chưa mở, nên nhân viên vận hành nghĩ là hệ thống có vấn đề nên trừ thủ công 1 lần nữa bằng biển số xe.
Những tình huống này khi cuối ca làm việc thì các nhân viên vận hành (của VETC hay của nhà đầu tư BOT) đều đối soát và giảm trừ các giao dịch trùng. Số tiền thu trùng sẽ hoàn trả lại vào tài khoản giao thông cho khách hàng nên khách hàng không lo bị hụt tiền trong tài khoản.
Về vấn đề này đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đây là lỗi do vận hành chứ không phải lỗi hệ thống. Nhà cung cấp dịch vụ cần chấn chỉnh để việc vận hành tránh những lỗi không đáng có.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau gần 20 ngày triển khai thu phí không dừng hoàn toàn trên cao tốc, đã có 3,8 triệu xe trong trổng 4,6 triệu xe ô tô trên cả nước đã được dán thẻ ETC, tăng hơn 600.000 xe so với trước thời điểm bắt buộc thu phí không dừng trên cao tốc, đạt tỷ lệ 83%. Đến nay, tỷ lệ xe phải xử lý ở làn sự cố giảm từ 5% xuống còn 3% tổng lưu lượng xe qua trạm.
Quang Toàn (TTXVN)
Tỷ lệ sử dụng thu phí không dừng tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đạt 54%
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Vũ Ngọc Oánh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ thông tin, hiện lưu lượng trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ đang đạt khoảng 70.000 lượt xe/ngày đêm doanh thu đạt 2,2 tỷ; trong đó, số lượng phương tiện sử dụng hình thức thu phí điện tử không dừng (ETC) là 54%, tăng 14% so với đầu năm.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Ông Vũ Ngọc Oanh cho biết thêm, dự báo trong cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, lưu lượng phương tiện trên tuyến sẽ tăng cao, dự kiến khoảng 100.000-110.000 lượt phương tiện/ngày đêm.
Về các giải pháp chống ùn tắc dịp nghỉ lễ sắp tới, ông Vũ Ngọc Oánh cho hay, hiện làn thu phí ETC trên tuyến đã có 7 làn, tăng 2 làn so với trước, vì thế lượng xe sẽ được giải tỏa nhanh hơn.
Tuy nhiên, đơn vị cũng đã phối hợp với các lực lượng như công an, thanh tra xây dựng các kịch bản để xử lý nếu có ùn tắc và tai nạn trên tuyến, qua đó đảm bảo lưu thông thuận lợi tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô.
Trước đó, báo cáo doanh thu theo định kỳ với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, doanh số thu phí năm 2021 của các trạm thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đạt trên 606 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu vé lượt ở mức cao nhất với gần 546 tỷ đồng, vé tháng đạt hơn 43 tỷ đồng và vé quý đạt trên 16 tỷ đồng.
Về lưu lượng xe trên tuyến, đơn vị này cũng cho hay, trong năm 2021, lưu lượng xe trên tuyến đạt hơn 17 triệu lượt xe. Trong đó, lưu lượng xe ở các làn thu phí thủ công (MTC) vẫn chiếm áp đảo với hơn 11 triệu lượt xe. Trong khi đó, lưu lượng xe ở các làn ETC đạt trên 6 triệu lượt xe.
Theo đánh giá, tuyến dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ nằm ở tuyến cửa ngõ Thủ đô Hà Nội là một trong những tuyến có lưu lượng xe lớn nhất cả nước hiện nay. Ngay trong dịp cao điểm Tết vừa qua, lãnh đạo Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết, lưu lượng xe trong những ngày này thường đạt khoảng 150.000 xe/ngày đêm, gấp 3 lần so với ngày bình thường.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội được đầu tư theo hình thức BOT. Tuyến đường dài 29 km với 6 làn, có tổng mức đầu tư 6.731 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 nâng cấp mặt đường hiện hữu 4 làn xe với tổng mức đầu tư 1.973 tỷ đồng, hoàn thành năm 2015; giai đoạn 2 đầu tư mở rộng lên quy mô 6 làn xe với tổng mức đầu tư 4.757 tỷ đồng, hoàn thành năm 2018.
Mới đây, Bộ Giao thông vận tải cũng đã yêu cầu các nhà đầu tư dự án BOT chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý thu, chi. Các nhà đầu tư dự án BOT cần phối hợp với các cơ quan chức năng không để xảy ra việc cản trở hoạt động thu phí và xử lý kịp thời các hành vi gian lận.
Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm khắc phục lỗi thu phí ETC Từ ngày 1/8, tất cả các tuyến cao tốc trên cả nước đã bắt đầu thu phí tự động không dừng (ETC) hoàn toàn. Tuy nhiên, sau 1 tuần triển khai đã phát sinh nhiều lỗi hệ thống như: Chủ phương tiện giao thông không đủ tiền trong tài khoản trả phí, tài khoản không hợp lệ, chưa kích hoạt thẻ, việc nhận...