Nghiêm trị tham nhũng như tội ma túy
Tòa án cần thay đổi nhận thức phải thấy rằng tính chất, mức độ của tội phạm tham nhũng là nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội.
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng có 12 hành vi tham nhũng nhưng Bộ luật Hình sự chỉ quy định 7 tội tham nhũng. Đó là các tội Tham ô tài sản Nhận hối lộ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Lạm quyền trong khi thi hành công vụ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và tội Giả mạo trong công tác.
Từ trước đến nay lãnh đạo TAND Tối cao đều chỉ thị các tòa án địa phương cần quán triệt và xử lý nghiêm đối với người phạm tội tham nhũng. Tuy nhiên, một số tòa án địa phương, một mặt chưa quán triệt hướng dẫn của TAND Tối cao, một mặt còn máy móc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự đối với người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 45, khi quyết định hình phạt, tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, có vẻ hiện hầu hết các tòa án khi quyết định hình phạt chỉ quan tâm đến bị cáo phạm tội có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 46, Điều 48, từ đó có áp dụng Điều 47 để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho bị cáo hoặc có cho bị cáo hưởng án treo hay không. Có rất ít bản án cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Bị cáo Trần Kim Long, nguyên chủ tịch UBND quận Gò Vấp (TP HCM) bị phạt 30 năm tù về tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi . Ảnh: PL TP HCM
Các quy định này cho phép áp dụng đối với tất cả người phạm tội không phân biệt loại tội phạm nào. Tuy nhiên, đối với từng loại tội và đối với từng chủ thể phạm tội, Bộ luật Hình sự còn có những quy định riêng, trừng trị nghiêm khắc với ai và khoan hồng đối với ai.
Video đang HOT
Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ rất quan trọng khi quyết định phạt. Nếu coi tội phạm tham nhũng nguy hiểm như các tội ma túy, các tội giết người cướp của, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, việc quyết định hình phạt đối với người phạm các tội này khó tránh khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật dù họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Bộ luật Hình sự cũng có nguyên tắc: Nghiêm trị người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Nếu chúng ta chưa nghiêm trị người phạm tội tham nhũng là chưa thực hiện đúng nguyên tắc xử lý mà Bộ luật Hình sự đã đề ra. Khi đã nói nghiêm trị, không thể có chuyện khoan hồng, không có khoan hồng đừng bao giờ nghĩ đến áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt chứ đừng nói đến việc cho người phạm tội được hưởng án treo.
Một vấn đề đặt ra là: Tại sao đối với các tội phạm về ma túy hầu hết tòa án không cho bị cáo hưởng án treo? Không phải vì đối với các tội phạm này có hướng dẫn của TAND Tối cao mà vì các tội phạm ma túy hầu hết là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, là loại tội phạm mà toàn xã hội lên án. Vì vậy, cho dù người phạm tội là người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, bản thân là người có công, là thương binh, được tặng nhiều huân huy chương hoặc gia đình có công với cách mạng, có bà mẹ Việt Nam anh hùng… tòa luôn phạt nặng các bị cáo phạm tội này.
Nếu tòa án nhận thức được rằng đối với tội phạm tham nhũng cũng nguy hiểm, cũng cần phải nghiêm trị như đối với tội phạm ma túy, việc áp dụng Điều 47 (giảm nhẹ hình phạt) hay cho bị cáo được hưởng án treo sẽ rất hạn chế.
Vấn đề không phải do pháp luật mà do nhận thức của người cầm cân nảy mực trong việc áp dụng pháp luật. Tòa án cần phải thay đổi nhận thức, phải thấy rằng tính chất, mức độ của tội phạm tham nhũng là nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, làm xói mòn lòng tin. Nếu thẩm phán còn phải “thận trọng”, phải “xin ý kiến”, còn sợ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm thẩm phán cho nhiệm kỳ sau… thì công cuộc phòng, chống tham nhũng e khó mang lại hiệu quả như mong muốn.
Người có hành vi tham nhũng phải xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào. Trừng trị nghiêm khắc những đối tượng tham nhũng có tổ chức, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chú trọng tới các chế tài phạt tiền nhằm tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng.
(Trích Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí”)
Theo VNE
Móc nối với cán bộ ngân hàng để 'đút túi' tiền tỷ
5 cán bộ và giám đốc của một công ty đã bị truy tố vì 'rút lõi' gần 100 tỷ đồng từ ngân hàng.
Ảnh minh họa
VKSND tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn tất hồ sơ truy tố 5 bị can nguyên là cán bộ phòng giao dịch ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) tại TP Cẩm Phả và Công ty TNHH Quang Hoa (trụ sở tại Quảng Ninh).
Đó là các đối tượng: Nguyễn Thị Huệ, Bùi Thị Hồng, Phạm Minh Tiến, Trương Thị Chuyên, cùng Nguyễn Thị Hoa và chồng là Phạm Ngọc Quang.
Các đối tượng trên bị truy tố về các hành vi: tham ô tài sản lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản cố ý làm trái...
Theo đó, Công ty TNHH Quang Hoa thành lập tháng 7/2009 nhưng hoạt động ngày càng thua lỗ.
Túng thiếu, vợ chồng Hoa đã phải đi mượn và đem 'sổ đỏ' nhà mình đi thế chấp ngân hàng vay hơn 3 tỷ đồng.
Đầu năm 2011, do nợ nhiều, Hoa đến gặp Bùi Thị Hồng, nhân viên Phòng giao dịch ngân hàng NN - PTNT, mượn lại 6 sổ đỏ để đem đi cầm đồ lấy hơn 3,7 tỷ đồng.
Không những cho mượn lại 6 'sổ đỏ', Hồng còn cho Hoa mượn thêm 4 'sổ đỏ' khác để đi cầm cố.
Với những 'sổ đỏ' này, vợ chồng Hoa - Quang đã chiếm đoạt của các cá nhân và tổ chức số tiền hơn 75 tỷ đồng.
Quá trình điều tra tại ngân hàng NN - PTNT, cơ quan chức năng còn phát hiện các đối tượng Huệ, Tiến, Chuyên có dấu hiệu tham ô tài sản.
Các đối tượng đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn, giả mạo chữ ký khách hàng, lập chứng từ giả rút tiền tiết kiệm trái phép, lập hợp đồng cầm cố sổ tiết kiệm giả...
Theo nhận định ban đầu, số tiền mà nhóm lừa đảo 'rút ruột' của ngân hàng là hơn 38,5 tỷ đồng.
Theo Tinngan
Nhân viên ngân hàng 'rút ruột' máy ATM Vờ báo máy ATM bị trục trặc, Cường mượn chìa khóa mở để sửa rồi rút tiền bên trong đem đánh bạc. Hơn 4 tỷ đồng của ngân hàng đã bị nhân viên này biển thủ trong gần một năm. Sáng 31/10, TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử Nguyễn Tiến Cường (30 tuổi, nguyên cán bộ Ngân hàng Techcombank chi nhánh Thanh Hóa)...