Nghiệm thu tượng đài Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma
Ngày 18/1, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức “Nghiệm thu tượng đài và kiểm tra tiến độ thi công Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma.”
Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma được đặt đá xây dựng từ tháng 3/2015 nhằm ghi công và tri ân 64 chiến sỹ hải quân, đã hy sinh trong cuộc hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong khu tưởng niệm này, có công trình chính là tượng đài mang tên “Những người nằm lại phía chân trời” mang biểu tượng “vòng tròn bất tử,” từ hình ảnh 64 chiến sỹ hải quân nắm tay nhau, quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma, trong trận chiến giữ đảo này, ngày 14/3/1988.
Theo đánh giá của các thành viên Hội đồng nghiệm thu, về tổng thể, công trình tượng đài đã đảm bảo tốt các yêu cầu về nghệ thuật, chất liệu làm tượng…
Để công trình này hoàn thiện, các đơn vị cần chỉnh sửa một số chi tiết nhỏ nhưng phải thận trọng, sao cho tượng đài có hồn hơn và nhất là thể hiện được những đặc trưng của người chiến sỹ hải quân, sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ ở đảo Gạc Ma.
Video đang HOT
Tượng đài Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Phát biểu tại buổi nghiệm thu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường, biểu dương các đơn vị đã nỗ lực thi công công trình; đồng thời lưu ý cần có phương án thích hợp nhất để chỉnh sửa một số chi tiết theo như góp ý của một số thành viên Hội đồng nghiệm thu, trồng cây xanh, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc chung của khu tưởng niệm.
Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma được xây dựng trên khuôn viên rộng 2,5ha, gồm các hạng mục tượng đài, nhà bảo tàng, hệ thống cây xanh…
Kinh phí xây dựng được trích từ nguồn đóng góp của các tổ chức công đoàn, người lao động cả nước trong Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa-Trường Sa,”do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, phát động tháng 3/2014.
Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 3/2017, để nơi đây trở thành một công trình văn hóa, điểm tham quan, giáo dục truyền thống yêu nước và giữ nước cho thế hệ trẻ; đồng thời khẳng định đảo Gạc Ma nói riêng và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói chung thuộc chủ quyền của Việt Nam.
(Theo Vietnam )
Bão số 10 đang "quần thảo" trên Biển Đông
Bão số 10 đang di chuyển hướng về quần đảo Hoàng Sa với sức gió giật cấp 13-14. Trong các giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng sang Tây Nam di chuyển về phía quần đảo Trường Sa.
Dự báo đường đi của cơn bão số 10.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4h ngày 27/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 520 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (105-135km/giờ), giật cấp 13-14.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đổi hướng di chuyển Tây Nam, mỗi giờ đi được 15km. Đến 4h ngày 28/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 114,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 260km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/ giờ), giật cấp 10-11.
Vùng nguy hiểm: gió mạnh từ cấp 6 trở lên phía Bắc vĩ tuyến 12,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113.0 độ Kinh Đông. Gió mạnh từ cấp 8 trở lên phía Bắc vĩ tuyến 13,0 độ Vĩ Bắc đến vĩ tuyến 16,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông đến kinh tuyến 117,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 20km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 4h ngày 29/12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 240km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Cột mốc chủ quyền Trường Sa trong khuôn viên trường học Một trường cấp 2 ở Nghệ An dựng mô hình cột mốc chủ quyền Trường Sa để giúp các em học sinh thêm đam mê, hứng khởi trong các bài học về lịch sử và địa lý. Sau hồi trống ra chơi, nhiều tốp học sinh trường THCS Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) gọi nhau "ta đi thăm Trường Sa nào",...