Nghiệm thu hai tàu tên lửa Molniya M5, M6
Sáng 22/08 tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên vùng biển Vũng Tàu, Tổng Công ty Ba Son đã tổ chức nghiệm thu cặp tàu tên lửa Molniya thứ ba (M5, M6) mang số hiệu 381, 382.
Nghiệm thu hai tàu tên lửa Molniya M5, M6
Đây là 2 trong tổng số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Đề án 1241.8 lớp Molniya dựa trên thiết kế của Nga do Tổng Công ty Ba Son đóng mới cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hai tàu này đã được nghiệm thu tại bến, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Từ ngày 22 – 26/08, hội đồng nghiệm thu sẽ tiến hành các nội dung đánh giá tính năng của tàu khi đi biển
Cặp tàu M5, M6 nói trên đã hạ thủy vào ngày 14/04/2016 sau 30 tháng thi công (vượt kế hoạch 8 tháng). Đây cũng là cặp cuối cùng trong hợp đồng đóng loạt tàu này tại Việt Nam, nâng tổng số tàu tên lửa Đề án 1241.8 có trong biên chế Hải quân Việt Nam lên con số 8 (2 tàu đầu tiên được đóng mới tại Nga).
Các nguồn tin từ phía Nga (cụ thể ở đây là Viện Thiết kế hàng hải trung ương Almaz và Nhà máy đóng tàu Vympel) cho biết, Việt Nam sẽ đóng thêm 4 tàu tên lửa Molniya 1241.8 nâng cấp với cấu hình vũ khí mạnh hơn.
Video đang HOT
Theo Soha News
Nga bán tàu tên lửa Molniya cực mạnh cho Ai Cập
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
*Theo trang mạng nhà máy đóng tàu Vympel thì Molniya là biệt hiệu dành cho lớp tàu tên lửa Project 12421 và Project 12418 đang được Việt Nam sử dụng.
Theo Navyrecognition cho hay, Ai Cập đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân bằng việc đặt mua liên tiếp các chiến hạm. Sau khi nhận hai tàu chiến Ambassador MK III FMC từ Mỹ, rồi chiến hạm Fremm từ Pháp cộng với 4 tàu hộ tống lớp Gowind, Ai Cập lại vừa nhận thêm tàu tên lửa Molniya Project 12421 mang số hiệu P-32 từ Nga.
Tàu tên lửa Molniya vừa nhận chủ nhân mới là Hải quân Ai Cập.
Đáng chú ý, đến nay P-32 là tàu duy nhất được đóng theo Project 12421 Molniya. Đây là biến thể xuất khẩu của tàu hộ tống tên lửa Project 12411 vốn dùng cho Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga.
Đồng thời P-32 cũng là tàu duy nhất thuộc dòng tàu chiến cỡ nhỏ này được trang bị tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunbum).
Với tầm xa hoạt động tối đa 120 km, tên lửa P-270 Moskit có khả năng bay đạt tốc độ siêu âm Mach 3 nhờ vào 4 động cơ phản lực dòng khí thẳng.
Điểm độc đáo tiếp theo của P-32 ở chỗ là con tàu này được khởi đóng tại nhà máy Vympel từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2000 mới hoàn thành. Nó sau đó đã được chuyển giao cho Hải quân Nga nhưng chưa bao giờ chính thức được phục vục vụ cho Hải quân Nga bởi vì vốn được thiết kế để xuất khẩu. Trước đó P-32 định bán cho Turkmenistan vào năm 2006 nhưng hợp đồng đã không được thực hiện.
P-32 có khả năng mang theo 4 tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit.
Vào năm 2010, tàu tên lửa Molniya này xuất hiện tại vùng biển Caspia của Hải quân Nga và vào năm 2013 nó được đưa tới Hạm đội biển Baltic.
Nhưng tới nửa đầu tháng 7/2015, P-32 đã được nhìn thấy dẫn rời khỏi vùng biển Baltic và đưa tới Biển Địa Trung Hải. Cuối tháng 7/2015, con tàu đã cập cảng Alexandria. Trước đấy, Ai Cập đã tỏ rõ sự quan tâm tới tàu tên lửa này từ năm 2014. Các nguồn tin cho biết, hợp đồng cuối cùng đã được Nga và Ai Cập ký kết trong năm 2015.
Có được "hàng độc" P-32, Ai Cập sẽ tăng thêm đáng kể sức mạnh cho lực lượng hải quân. Tàu tên lửa lớp Molniya có phạm vi hoạt động 3.100 km, thủy thủ đoàn 44 người và được gắn radar điều khiển hỏa lực Vympel MR-123. Ngoài tên lửa P-270 Moskit, Tarantul còn được trang bị pháo hạm AK-176 cỡ 76,2mm, hai bệ pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không vác vai Igla.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức