Nghiêm cấm cắt xén chương trình đưa vào dạy thêm
Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm.
Ngày 23/1, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai chiến lược giáo dục và kết luận số 51 của hội nghị lần 6 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế…
Để làm được điều đó, Bộ Giáo dục quyết tâm khắc phục tiêu cực trong dạy thêm, thi cử, lạm thu… Bộ sẽ chỉ đạo các Sở tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định dạy thêm phù hợp với điều kiện địa phương. Nội dung dạy học sẽ được điều chỉnh theo hướng tinh giảm, dành thời gian để củng cố, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp, phụ đạo cho học sinh yếu kém.
“Bộ sẽ tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm, nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm hoặc ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào”, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nói.
Học quá tải ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ. Ảnh: Energen.
Theo ông Hiển, giáo viên các cấp cũng cần đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra để thấy được năng lực thực chất của học sinh, không yêu cầu học sinh học vẹt, ghi nhớ máy móc.
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng lạm thu và sử dụng tiền không đúng mục đích, Bộ ban hành thông tư quy định học phí chất lượng giáo dục cao trong các trường mầm non, phổ thông công lập, giáo dục đại học để các cơ sở giáo dục thực hiện từ năm 2013-2014. Chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn này sẽ được đánh giá quốc gia và công bố kết quả trước xã hội. Đánh giá quốc gia thực hiện định kỳ và từng bước tham gia chương trình đánh giá quốc tế.
Từ năm 2013, ngành giáo dục sẽ triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn lao động. Việc đào tạo sẽ thay đổi theo hướng tăng các ngành nghề xã hội đang cần và giảm những ngành dư thừa dựa trên việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ trung tâm quốc gia về dự báo và thông tin thị trường lao động.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận, mạng lưới mầm non, tiểu học hiện nay còn có vấn đề. Ở các thành phố lớn, hệ đào tạo này phải chịu áp lực lớn do lao động các địa phương tập trung về. Trong tương lai, vấn đề này sẽ tạo áp lực cho cả hệ trung học cơ sở, phổ thông.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng chưa đạt chuẩn, thậm chí trong đội ngũ đạt chuẩn cũng có nhiều người chưa đạt trình độ thực sự. “Đây là bài toán khó phải thực hiện từng bước. Bộ đã có chương trình quy hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho hai đại học trọng điểm, huy động đội ngũ nhà giáo, chuyên gia giáo dục tham gia vào việc xây dựng chương trình sách giáo khoa mới năm 2015″, Bộ trưởng Luận nói.
Bộ trưởng tâm sự rất thích đề án thi tuyển lãnh đạo (trong đó có lãnh đạo Sở Giáo dục) của Quảng Ninh. Người trúng tuyển Giám đốc Sở Giáo dục đã bảo vệ thành công đề tài chống dạy thêm học thêm, sau đó đã triển khai và thành công. Bộ trưởng cho rằng, mô hình này có khả năng nhân rộng tốt, đề nghị các Sở tham khảo kinh nghiệm triển khai.
Người đứng đầu ngành giáo dục kiến nghị giao quyền tự chủ tuyển dụng giáo viên cho các sở, phòng để đảm bảo chất lượng như mong muốn. Riêng việc di chuyển trụ sở các trường đại học ra ngoại thành, Bộ trưởng đề xuất Chính phủ nghiên cứu nên cho các trường chuyển hẳn hay cho thêm diện tích để mở rộng bên ngoài thành phố.
“Các trường vẫn muốn giữ nguyên trụ sở chính và mở rộng cơ sở phụ, cơ quan quản lý thấy không đạt mục tiêu giãn dân và không có vốn xây dựng thêm. Tuy nhiên, nếu trụ sở các trường ở nội thành hóa giá, khu vực này trở thành chung cư thì mục tiêu giãn dân cũng không đảm bảo”, Bộ trưởng băn khoăn.
Theo VNE
Tăng thu nhập cho GV để tránh lạm thu
"Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó dẫn đến việc lạm thu trong trường học".
ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố ngày 4/12.
ĐB Mai Văn Lâm cho rằng, giáo dục của Hà Nội hiện nay có hai vấn đề có thể nói là "yếu" là cơ sở vật chất và đạo đức học đường. Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó cũng dẫn đến việc lạm thu trong trường học. Các khoản phụ thu đầu năm tạo nên dư luận bất an trong nhân dân, ảnh hưởng chất lượng đạo tạo, đạo đức học đường.
ĐB Lâm cho biết: "Ngày 20/11, tôi được biết có thống kê trên mạng, 40% học sinh cho rằng không cần biết ơn thầy cô, vì họ đi học phải trả tiền, thậm chí phải trả tiền rất cao. Như vậy, từ những chuyện liên quan đến tiền bạc mà truyền thống đạo đức quý báu "tôn sư trọng đạo" đang bị ảnh hưởng".
Theo ĐB Mai Văn Lâm, học sinh đã vậy, đạo đức nghề nghiệp và tri thức người thầy cũng đáng báo động. Những năm gần đây, điểm vào đại học của hệ thống trường sư phạm rất thấp. Liệu đầu vào thấp có cho ra giáo viên chất lượng cao hay không? Có những bài giảng của thầy cô từ 10 hay 15 năm trước, có khi học sinh còn cập nhật trên mạng nhanh hơn thầy cô.
"Tôi cho rằng, học sinh cần ở người thầy trước hết là tấm gương đạo đức, tiếp đến là chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, người thầy cần trau dồi thêm những giá trị quý báu về đạo đức người thấy và chuyên môn tốt. Về phía Nhà nước, cần quan tâm hơn nữa với ngành giáo dục, ngành đào tạo con người cho xã hội, đất nước. Hơn nữa, đây cũng là ngành liên quan đến tất cả mọi người, ai cũng phải đi học. Vấn đề thu nhập của giáo viên, tôi đề nghị cần phải nâng cao để tránh những tình trạng bất cập vừa nêu trên", ĐB Lâm đưa ra giải pháp chống lạm thu trường học.
Cũng đề cập vấn đề lạm thu trường học, ĐB Phạm Xuân Tài (huyện Thường Tín), cho biết thêm, trong dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 có đề cập vấn đề Triển khai dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Theo ĐB Phạm Xuân Tài, đây là vấn đề không khả thi, không thực tế và dễ dẫn đến tình trạng lạm thu. Với trình đọ giáo viên không đồng đều, cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, ngay cả dạy ngoại ngữ bình thường còn khó khăn, chưa nói đến dạy và học nâng cao.
ĐB Phạm Xuân Tài nêu ví dụ thực tế: "Hiện nay, tôi được biết, có các trường cho học sinh tiếp cận ngoại ngữ cho các em lớp 1 lớp 2. Chương trình này tự nguyện, chưa triển khai chính thức. Các trường phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ đưa giáo viên ngoại ngữ vào dạy, có nơi thu học phí 400 nghìn đồng/tháng".
ĐB Phạm Xuân Tài cảnh báo, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ, có thể tạo ra áp lực cho các em học sinh và nhà trường, ngoài ra, không có tác dụng giáo dục. Thậm chí, tiếp tục tái diễn tìn trạng lạm thu trong nhà trường. Do vậy, ĐB Phạm Xuân Tài đưa ra giải pháp: "Cần nghiên cứu thêm việc tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ, đồng thời nâng cao trình độ giáo viên".
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp HDND ngày 4/12, ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) cùng chung nhận định với ĐB Tài khi cho rằng, vấn đề triển khai dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông là đáp ứng Nhu cầu phát triển, hội nhập của xã hội. Nhưng trong điêu kiện hiện nay, phần lớn các trường phổ thông không thể đáp ứng được về giáo viên, cơ sở vật chất. Hơn nữa, vấn đề này không nằm trong định hướng chung của ngành giáo dục. Việc đưa chương trình nâng cao học ngoại ngữ thành chỉ tiêu phấn đấu của Thành phố, từ đó dẫn đến chuyện tăng thêm giờ học, tăng học phí... Do vậy, tôi cho rằng, chương trình này chỉ nên cho vào các trưởng điểm, trường chuyên... có đủ cơ sở vật chất, giáo viên.
Theo khám phá
Lạm thu, trường phải trả lại tiền cho học sinh HĐND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã yêu cầu Trường THPT Cao Thắng đình chỉ, loại bỏ các khoản thu, các khoản trích phục vụ các hoạt động không đúng quy định. Đồng thời trả lại số tiền đã thu cao hơn mức trung bình chung của các trường trên địa bàn (30%) cho học sinh. Thời gian qua, chúng tôi nhận được...