Nghiêm cấm cán bộ, công chức biếu, tặng trang thiết…
Bộ Tài chính đang đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị làm việc của cơ quan nhà nước.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, ngày 18/7/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 170/2006/QĐ-TTg ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Sau hơn 8 năm triển khai Quyết định 170/2006/QĐ-TTg, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; do biến động về giá cả dẫn đến một số quy định cụ thể (giá, số lượng, chủng loại thiết bị làm việc…) tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg không còn phù hợp với thực tế hiện nay.
Mặt khác, trong thời gian qua Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý sử dụng tài sản nhà nước (2008); Luật Cán bộ, công chức (2008); Luật Viên chức (2010); Luật thực hành tiết kiệm, chống lãnng phí (2013); Luật xử lý vi phạm hành chính (2012). Do vậy, theo Bộ Tài chính, để đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước; đồng thời, để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và khắc phục những tồn tại, bất cập trong thời gian vừa qua tại các cơ quan, đơn vị, việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết.
Bộ Tài chính đã dự thảo Quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị làm việc của cơ quan nhà nước gồm 6 chương, 19 điều và 4 phụ lục. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị máy móc, trang thiết bị làm việc; chế độ quản lý, sử dụng máy móc, trang thiết bị làm việc ở các cơ quan nhà nước, các cơ quan của Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội…
Video đang HOT
Cấp trang thiết bị làm việc một lần cho chức danh cao nhất
Dự thảo nêu rõ, Nhà nước đảm bảo việc trang bị máy móc trang thiết bị làm việc đáp ứng nhu cầu và điều kiện làm việc của cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đảm bảo chất lượng máy móc, trang thiết bị làm việc tốt, sử dụng lâu, bền; đáp ứng yêu cầu từng bước hiện đại hoá công sở.
Trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức danh thì được áp dụng tiêu chuẩn định mức trang bị, sử dụng máy móc, trang thiết bị làm việc theo chức danh cao nhất.
Theo dự thảo, nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, biếu, cho đối với tổ chức, cá nhân; trang bị tại nhà riêng cho cá nhân (trừ điện thoại công vụ), cho thuê, cho mượn, điều chuyển máy móc, trang thiết bị làm việc giữa các tổ chức, cá nhân khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Trí tuệ Hội Luật gia đóng góp vào công tác lập pháp, lập quy Nhà nước
60 năm trưởng thành và phát triển, Hội Luật gia Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy của cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, phát huy trí tuệ luật gia đóng góp ý kiến xây dựng chiến lược lập pháp của Nhà nước cũng như Chiến lược Cải cách tư pháp...
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm việc với Hội Luật gia Việt Nam về dự án luật Trưng cầu ý dân (ngày 9/1/2015).
Được Quốc hội giao chủ trì xây dựng Luật Trọng tài thương mại, Trung ương Hội đã huy động được các luật gia có trình độ cao, có kinh nghiệm và nhiệt tình tham gia vào quá trình xây dựng Dự án luật. Sau gần 2 năm soạn thảo, ngày 17/6/2010, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII Luật Trọng tài Thương mại đã được thông qua. Việc hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn nhiệm vụ được giao đã cho thấy Hội Luật gia Việt Nam có khả năng tổ chức, huy động lực lượng triển khai và hoàn thành tốt việc soạn thảo các dự án luật khi được Quốc hội giao.
Thực hiện Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014 của Quốc hội điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII năm 2014 và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, Nghị quyết số 780/NQ-UBTVQH13 ngày 25/6/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai Nghị quyết số 70/2011/QH13, Hội Luật gia Việt Nam được giao chủ trì xây dựng dự án Luật Trưng cầu ý dân.
Trung ương Hội đã và đang triển khai nhiều hoạt động để xây dựng dự án luật, bảo đảm đúng quy trình, tiến độ và chất lượng để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10, tháng 10/2015.
Bên cạnh đó, Hội Luật gia Việt Nam cũng đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hội đã tổ chức 5 cuộc hội thảo khoa học chuyên sâu để lấy ý kiến Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội, các luật gia, các chuyên gia, các nhà khoa học và có Báo cáo góp ý của Hội Luật gia Việt Nam gửi tới Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Văn phòng Chính phủ, bộ Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và các cơ quan hữu quan theo đúng tiến độ và được đánh giá cao.
Với vị trí và vai trò của mình, Hội Luật gia Việt Nam đã cử đại diện tham gia Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ban soạn thảo và tổ biên tập 16 dự án luật, trong đó có các dự án luật quan trọng như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (sửa đổi), Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi), Luật Luật sự (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hòa giải ở cơ sở...
Nhiều chi Hội Luật gia ở các bộ, ngành và các cấp Hội Luật gia ở địa phương đã phát huy tốt vai trò, trực tiếp tham gia và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong các ban soạn thảo, tổ biên tập của nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành và địa phương.
Ở địa phương, các cấp Hội Luật gia đã tích cực tham gia các hoạt động theo các chương trình, kế hoạch của Trung ương Hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; đồng thời đã chủ động tổ chức góp ý kiến cho nhiều dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương, đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của các cấp chính quyền.
Trong giai đoạn 2009-2014, các cấp hội địa phương đã tham gia xây dựng 43.722 văn bản quy phạm pháp luật và hàng nghìn quy chế dân chủ cơ sở, quy ước, hương ước; tổ chức rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để phát hiện những bất cập và kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
TRẦN QUYẾT
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nhà ở xã hội diện tích tối đa 90 m2 Tại dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất tăng diện tích tối đa của một căn hộ nhà ở xã hội lên 90 m2, thay vì 70 m2 như hiện nay. Ảnh minh họa Theo quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP hiện hành, về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã...