Nghịch tử cài bom trong hành lý lên máy bay của mẹ
Chiếc máy bay nổ tung trên bầu trời và rơi xuống một trang trại gần Longmont, Colorado vào năm 1955. 39 hành khách và năm thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
10 phút trước đó, vào lúc 18h52 ngày 1/11/1955, chiếc máy bay DC-6B của hãng United Air Lines chở 44 người cất cánh từ sân bay thành phố Denver, bang Colorado để đến thành phố Portland, bang Oregon.
Theo yêu cầu Ủy ban Hàng không Dân dụng, chuyên gia phòng thí nghiệm của FBI được gửi đến hiện trường. Kết hợp với điều tra viên của Hội đồng hàng không dân dụng, chuyên gia FBI kiểm tra trực quan và thu thập các mảnh vỡ.
Chuyên gia nhận định phần đuôi gần như bị cắt đứt hoàn toàn khỏi thân máy bay như vết dao cắt và rơi xuống đất, hư hại không đáng kể. Cách đó khoảng 1.600-2.400 m là nơi phần đầu và các động cơ máy bay rơi xuống, nhưng những bộ phận này còn nguyên vẹn. Giả thuyết trục trặc động cơ dẫn đến tai nạn bị loại trừ. Phần thân máy bay được xác định là điểm phát nổ.
Ngày 7/11/1955, giám đốc điều tra của Hội đồng hàng không dân dụng tuyên bố tai nạn xảy ra do có dấu hiệu phá hoại. Sau khi FBI khởi tố vụ án, cuộc điều tra quy mô lớn được mở vào ngày hôm sau.
Đa số các nhân chứng đều khẳng định, máy bay đang ở độ cao ổn định thì bất ngờ bị quả cầu lửa bao trùm. Phần đuôi máy bay rơi xuống đất, kế đến là phần đầu. Sau khi tiếp đất, phần đầu tiếp tục nổ tung vì đây là nơi chứa các thùng nhiên liệu.
Một nhân viên trên tháp điều khiển không lưu tại sân bay khẳng định vụ nổ xảy ra vào đúng 19h ở vị trí vào khoảng 8 dặm về phía đông thành phố Longmont, độ cao hơn 3.200 m so với mực nước biển. Từ đây, hiện trường được mở rộng phạm vi. Những vật liệu còn sót lại sau vụ nổ được thu dọn kỹ lưỡng. Các chuyên gia cố gắng tìm kiếm sự thật đằng sau vụ nổ.
Tất cả mảnh vỡ được tập trung lại, cùng với hành lý, hàng hoá và vật dụng cá nhân, thư từ được thu thập từ hiện trường. Sau khi phục dựng máy bay, các chuyên gia hàng không khẳng định vụ nổ xảy ra tại khoang chứa hành lý thuộc thân máy bay. Những mảnh vỡ xám đen trên thân vỏ máy bay ngay vị trí tâm nổ bị gây ra bởi lực nổ rất lớn.
Phần còn lại của máy bay được nhà chức trách phục dựng. Ảnh: FBI.
Video đang HOT
Bản sao vận đơn của tất cả các lô hàng trên máy bay trở thành tâm điểm của cuộc điều tra. Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm được dấu hiệu cho thấy trên máy bay có vận chuyển vật dễ cháy nổ.
Nhưng trong các mảnh vỡ, nhà chức trách phát hiện 5 mảnh kim loại cháy xém, một số có màu đỏ, phía trên phủ lớp hóa chất mỏng màu xám và mang các dòng chữ xanh da trời “HO HO”. Những thứ này được cho là không có nguồn gốc từ bất kỳ bộ phận nào trên máy bay cũng như hành lý các nạn nhân.
Qua phân tích của FBI, mảnh vỡ mang chữ “HO HO” là vỏ ngoài của loại pin 6 volt, thứ được sử dụng làm thiết bị kích nổ bom. Quá trình phân tích hoá chất cho thấy trên các mảnh vỡ có lượng lớn natri cacbonat, natri nitrat và hợp chất chứa lưu huỳnh.
Hướng điều tra của các đặc vụ liên bang xoáy sâu vào dữ liệu của 44 nạn nhân để tìm kiếm động cơ có thể dẫn đến hành vi tự sát hay giết người, thậm chí mở rộng ra những hành khách đã huỷ chuyến bay trước đó. Ngoài ra, lý lịch nhân thân, hành lý xách tay, hành lý ký gửi của từng hành khách được điều tra tỉ mỉ.
Trong các nạn nhân, thông tin về bà Daisie King được chú ý hơn cả. Qua đống đổ nát, FBI khôi phục được các vật dụng cá nhân của bà King, bao gồm thư riêng, sổ chi phiếu, tấm séc du lịch 1.000 USD, danh sách địa chỉ, hai chìa khoá và biên lai cho tủ ký gửi an toàn mà bà thuê, và đặc biệt là bài báo nói về gia đình.
Một trong những bài báo đề cập con trai của bà King là Jack Graham từng có tiền án, bị truy nã về tội lừa đảo tại thành phố Denver vào năm 1951. Điều tra về Jack, FBI phát hiện khi bà King còn sống, quan hệ hai mẹ con gần như không thể hàn gắn. Jack không có tuổi thơ hạnh phúc. Cha qua đời anh ta mới ba tuổi, mẹ đi bước nữa. Jack phải sống tự lập từ năm 16 tuổi.
Jack từng bị nghi nhiều lần đánh cắp tiền trong nhà hàng của mẹ để mua xe mới, sau đó lái ra giữa đường ray để được nhận tiền bồi thường bảo hiểm. Hiện trường sự việc còn có quả bom hẹn giờ nhằm huỷ hoại tài sản trục lợi. Ngoài ra, anh ta cũng bị tình nghi đánh cắp quyển séc trắng, giả mạo chữ ký, chiếm đoạt tiền của nơi làm việc, sau đó mua xe mui trần, trốn khỏi thành phố Denver.
Trong danh sách khách hàng mua bảo hiểm trước chuyến bay có bà King. Số tiền thụ hưởng là 37.500 USD (tương đương 360.000 USD vào năm 2019) sẽ thuộc về Jack. Hơn nữa, nếu bà chết, Jack sẽ nhận khoản thừa kế đáng kể.
Khám nhà của Jack, điều tra viên thu hợp đồng bảo hiểm giấu kín trong chiếc hộp gỗ đặt tại phòng ngủ.
Ngày 11/11/1955, FBI lấy lời khai Gloria Graham, vợ Jack. Cô miêu tả về hành lý mẹ chồng mang theo trong chuyến đi tới Alaska, nhưng không thể cung cấp bất kỳ thông tin chính xác nào bên trong vali. Cô khẳng định bà King có thói quen tự sắp xếp hành lý và không cho phép bất kỳ ai đụng vào.
Tuy nhiên, Gloria có nói một chi tiết khiến điều tra viên chú ý. Theo Gloria, Jack định tặng cho mẹ món quà Giáng sinh bất ngờ là bộ công cụ nhỏ như máy khoan, có thể cắt vỏ sò thành vật trang trí nghệ thuật. Món quà này kích thước 46 x 36 x 8 cm, có thể nhét vừa hành lý. Gloria nói vào ngày mẹ bay, Jack mang gói quà xuống tầng hầm nơi bà King đang đóng hành lý, nhưng không rõ chồng mình đã tặng mẹ hay chưa.
Jack Gilbert Graham, thủ phạm vụ đánh bom. Ảnh: FBI.
Ngày 12/11/1955, Jack cùng vợ được mời đến nhận diện hành lý của bà King. Cuối buổi, Jack được mời ở lại để phỏng vấn thêm. Tại đây, mọi thông tin liên quan về món quà Giáng sinh đều bị Jack phủ nhận.
Khi bị hỏi đã làm gì khi đến sân bay thành phố Denver vào ngày 1/11/1955, Jack cung cấp thông tin mâu thuẫn với những gì từng khai báo. Ví dụ, anh ta nói vứt hợp đồng bảo hiểm ngay tại sân bay nhưng không thể giải thích được tại sao lại có bản bồi thường bảo hiểm được cất cẩn thận trong phòng ngủ. Theo nhân chứng, Jack tỏ ra hoảng loạn và lo sợ khi hay tin máy bay gặp nạn, nhưng anh ta giải thích tâm lý bất ổn do thức ăn có vấn đề.
Chứng cứ về nghi phạm dần lộ diện. FBI tạm giam Jack và thẩm vấn nhiều lần. Các đặc vụ lần nữa được cử đến nhà Jack thực hiện nhiều lệnh khám xét. Quá trình khám xét tìm thấy cuộn dây đồng nhỏ có lớp cách nhiệt màu vàng trong túi áo của Graham. Dây này được xác định là được dùng trong kíp nổ của quả bom trên máy bay.
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Jack nhận tội. Anh ta thú nhận đã sử dụng quả bom hẹn giờ gồm 25 que thuốc nổ, hai kích điện, đồng hồ bấm giờ và pin sáu volt. Thiết bị nổ này được nguỵ trang như món quà Giáng sinh và được bí mật cho vào hành lý ký gửi khi bà King bận rộn chuẩn bị hành lý. Việc điều tra nguồn gốc vật liệu nổ xác nhận nơi Jack mua thiết bị đo thời gian và hoá chất gây nổ.
Ngày 17/11/1955, Graham bị buộc tội giết nhiều người trong đó có mẹ mình tại Tòa án bang ở Denver, Colorado. Tháng 5/1956, anh ta nhận án tử hình sau 69 phút hội ý của bồi thẩm đoàn.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình Mỹ
Người biểu tình Mỹ chống lại đặc vụ liên bang, đốt xe cộ, buộc cảnh sát phải rút lui trong các cuộc biểu tình bạo lực cuối tuần qua.
Cuộc biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát tại thành phố Austin, bang Texas tối 25/7 biến thành chết chóc khi một tài xế lái xe qua đám đông biểu tình bắn chết một người biểu tình vũ trang tiếp cận chiếc xe. Trong video được phát trực tiếp trên Facebook, chiếc ôtô hú còi trước khi nhiều tiếng súng vang lên và những người biểu tình bắt đầu la hét, chạy tán loạn.
Cảnh sát cho biết tài xế đã bị bắt và đang hợp tác với các nhà điều tra. Giới chức chưa xác định được người biểu tình thiệt mạng, nhưng mẹ của người đàn ông nói tên anh ta là Garrett Foster.
Cảnh sát và người biểu tình đụng độ ở thành phố Portland, bang Oregon hôm 5/7. Ảnh: AFP.
Tại vùng ngoại ô Aurora thuộc bang Colorado, một người biểu tình đã bắn và làm bị thương một người khác. Cảnh sát không tiết lộ nhiều chi tiết về vụ nổ súng, bao gồm việc người bị bắn có ở trong xe hay không. Những người biểu tình cũng gây ra thiệt hại lớn cho thành phố.
Tại Seattle, cảnh sát phải rút lui rạng sáng 26/7, vài giờ sau các cuộc biểu tình lớn trong khu phố Capitol Hill của thành phố. Một số người biểu tình nán lại sau khi cảnh sát rút nhưng phần lớn giải tán sau đó.
Trong một cuộc họp báo đêm khuya, cảnh sát trưởng Seattle Carmen Best kêu gọi người biểu tình giữ ôn hòa sau khi họ ném đá, chai, pháo hoa và thậm chí nổ súng vào cảnh sát. Cảnh sát đã bắt ít nhất 45 người vì tội hành hung, cản trở và không tuân thủ yêu cầu giải tán. 21 cảnh sát bị thương, chủ yếu bị thương nhẹ.
Tại Portland, hàng nghìn người tập trung tối 25/7 để phản đối bạo lực cảnh sát và sự hiện diện của các đặc vụ liên bang do Tổng thống Donald Trump triển khai đến thành phố gần đây. Người biểu tình phá vỡ hàng rào bao quanh tòa án liên bang của thành phố, nơi các đặc vụ đóng quân.
Cảnh sát tuyên bố đây là một cuộc bạo loạn và bắt đầu ra lệnh cho mọi người rời khỏi khu vực xung quanh tòa án từ rạng sáng 26/7, nếu không sẽ bị bắt. Khoảng 20 phút sau, đặc vụ liên bang và cảnh sát địa phương dùng hơi cay giải tán đám đông, nhưng người biểu tình vẫn trụ lại sau 2h30. Nhiều vụ bắt giữ đã được thực hiện, nhưng chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt.
Những người biểu tình ở Oakland, California, đã đốt một tòa án, phá đồn cảnh sát, đập cửa sổ, vẽ graffiti, bắn pháo hoa và chiếu tia laser vào cảnh sát sau khi cuộc biểu tình ôn hòa vào tối 25/7 biến thành bạo động.
Tại thành phố Richmond của bang Virginia, một chiếc xe tải đã bị đốt cháy khi hàng trăm người biểu tình và cảnh sát đối mặt tối 25/7. Cảnh sát tuyên bố đây là tụ tập bất hợp pháp và sử dụng hơi cay để giải tán nhóm này. 5 người đã bị bắt và bị buộc tội tụ tập bất hợp pháp. Một người thứ sáu cũng bị bắt và bị buộc tội bạo loạn, tấn công một nhân viên thực thi pháp luật.
Tại Baltimore, bang Marylannd, nhóm gần 100 người biểu tình phun sơn các thông điệp chống cảnh sát vào tòa nhà của cảnh sát.
Các cuộc biểu tình ở Mỹ bắt nguồn sau cái chết của người da màu George Floyd ngày 25/5 để phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát. Floyd chết sau khi một cảnh sát da trắng ghì gáy trong gần 9 phút, bất chấp việc anh cầu xin vì không thở được.
Cảnh sát dẹp 'khu tự trị' trước nhà thị trưởng Mỹ Cảnh sát nhanh chóng dỡ bỏ "khu tự trị" do người biểu tình dựng trước nhà Thị trưởng Portland, Mỹ, sau khi yêu cầu của họ không được đáp ứng. Video quay tại thành phố Portland, bang Oregon, sớm 18/6 cho thấy đám đông biểu tình dựng rào chắn bên ngoài khu nhà có căn hộ của Thị trưởng Ted Wheeler, nhưng cảnh...