Nghịch rắn độc chết, bé trai suýt tử vong
Ngày 30.7, Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, bệnh viện vừa cứu sống một bé trai 11 tuổi bị rắn cạp nia cắn.
Cụ thể, bệnh nhân Tuấn Anh (Nam Bình, Ninh Bình) nhập viện ngày 22.7 trong tình trạng ngưng thở, co giật nặng, không nói được.
Anh Phạm Văn Kha – bố cháu Tuấn Anh cho biết, ngày 21.7, sau khi bắt được con rắn cạp nia, tuy đã đánh chết nhưng Tuấn Anh vẫn cầm rắn và bóp mạnh, không ngờ răng rắn cắm vào ngón tay trỏ phải. Lúc đó, cháu Tuấn Anh vẫn tỉnh táo, gần sáng mới bị ngất xỉu. Gia đình đã đưa cháu lên BV Ninh Bình cấp cứu rồi chuyển lên BV Bạch Mai.
Theo Tiến sĩ Dũng, BV đã cho cháu thở máy, truyền dịch, dùng thuốc chống co giật, tiêm kháng sinh nhiễm khuẩn.
Video đang HOT
“Đây là trường hợp rất nặng vì khi vào viện trẻ đã bị liệt cơ hô hấp. Rắn cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất hiện nay vì gây liệt cơ hô hấp rất nhanh, khi đó khả năng sống rất thấp, 70-80% sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời”, Tiến sĩ Dũng cho biết.
Sau gần 1 tuần điều trị, đến nay, bé Tuấn Anh đã tỉnh, có thể nói chuyện được, dù còn khó khăn.
Tiến sĩ Dũng cho biết, tại khoa Nhi vẫn thường xuyên tiếp nhận bệnh nhi bị rắn cắn. Rắn cạp nong, cạp nia là loại rắn cực độc vì thế ngay khi bị cắn, ngoài việc sơ cứu tại chỗ thì người nhà cần khẩn trương đưa trẻ đến viện ngay khi trẻ còn tỉnh táo.
Theo dân việt
Em nhỏ thoát tay tử thần dù bị rắn cực độc cắn
Ra đồng bắt lươn, Quân, 12 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội vô tình giẫm phải rắn cạp nia và bị cắn vào mắt cá chân phải. Rất nhanh sau đó, cậu rơi vào tình trạng khó thở, liệt cơ hô hấp, rồi hôn mê.
Theo lời kể của bố Quân, cậu bé chạy được về đến nhà thì ngất, chỉ kịp trỏ vào vết cắn ở chân và nói vội là rắn cạp nia. Sự việc xảy ra vào sáng 1/7, ngay lập tức trẻ được chuyển đến bệnh viện huyện sơ cứu rồi chuyển lên Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Hiện tình trạng bé Quân đã tạm ổn nhưng vẫn phải theo dõi tiếp. Ảnh: P.N.
Rắn cạp nia là một trong những loài rắn cực độc. Dù nhập viện chỉ sau hơn 2 tiếng bị rắn cắn, nhưng Quân đã có biểu hiện khó thở, sau đó thì rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sĩ đã tiến hành bóp bóng và chuyển bệnh nhân sang khoa Nhi.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tình trạng của Quân khi đó vô cùng nguy kịch, vừa thở máy, vừa lên cơn co giật liên tục, hôn mê và không tự chủ được vệ sinh... Nhưng biến chứng nguy hiểm nhất là tình trạng liệt cơ hô hấp diễn tiến quá nhanh khiến trẻ không thể thở được.
"Nếu không được cấp cứu kịp thời, không có phương tiện máy móc hỗ trợ, bệnh nhi chắc chắn đã tử vong. Sau 10 ngày điều trị, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch" tiến sĩ Dũng nói.
Hiện Quân vẫn đang bị viêm phổi nặng và phải nằm viện tiếp tục điều trị, theo dõi nguy cơ biến chứng của nọc độc rắn với gan, thận... Theo các bác sĩ khả năng cao là bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng gì.
Khi bị rắn cắn vào chi, người bệnh có thể dùng băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ quần áo, khăn để cố định chi bị cắn nhưng không chặt quá mức. Lý do là bất kỳ sự vận động nào của chi cũng đều làm tăng sự vận chuyển của nọc độc về hệ thống tuần hoàn. Trừ trường hợp bị rắn cục cắn thì không nên băng ép bất động vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ. Ngay sau đó đưa bệnh nhân đến các bệnh viện, nhất là nơi có chuyên môn về chống độc.
Theo VNE
Cách sơ cứu khi bị ngạt nước Những ngày trẻ được thỏa thích vui chơi lại là những ngày mà các bệnh viện nhi thường tiếp nhận nhiều ca tai nạn ở trẻ như ngạt nước ở hồ bơi, ong đốt, rắn cắn... Chỉ trong hơn một tuần lễ, Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận hai trẻ em bị hôn mê sâu do ngạt...