Nghịch lý “văn hóa súng đạn”
Đã 5 ngày trôi qua nhưng cả nước Mỹ vẫn còn chưa hết sốc sau vụ xả súng tại một rạp chiếu phim ở thành phố Aurora, bang Colorado đêm 19-7, làm 71 người thương vong, trong đó có 12 người thiệt mạng.
Súng đạn được bán thoải mái trong các quầy hàng ở Mỹ
Cả Tổng thống Mỹ B. Obama và đối thủ đảng Cộng hòa, cựu Thống đốc M. Romney đều tạm ngừng chiến dịch vận động tranh cử để bày tỏ đau buồn sâu sắc về thảm họa này. Ông B. Obama đã bay đến Aurora để gặp thân nhân của các nạn nhân. Các hoạt động để tưởng nhớ các nạn nhân và chia buồn với gia đình những người vô tội bị sát hại đang diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Video đang HOT
Tại Washington, Cục An ninh nội địa đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn về các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn những thảm họa tương tự. Cảnh sát đã được tăng cường ở rất nhiều rạp ở New York. Khán giả tới các quầy vé ở Washington đều bị kiểm tra túi xách và các vật dụng mang theo trước khi vào phòng chiếu.
Động cơ của kẻ giết người James E. Holmes, 24 tuổi, hiện còn chưa rõ. Nhưng có điều rõ ràng là lạm dụng súng đạn đang là vấn đề lớn của nước Mỹ. Dù vụ xả súng hôm 19-7 được coi là một trường hợp bạo lực nhất trong thời gian gần đây, thì đó chỉ là một ví dụ trong số nhiều vụ việc tương tự tạo nên những vết nhơ cho xã hội Mỹ. Theo một thống kê vẫn đang diễn ra do Chiến dịch ngăn ngừa bạo lực từ súng Brady, trung bình mỗi năm có khoảng 20 vụ xả súng giết chết nhiều người diễn ra ở Mỹ.
Người ta không khỏi lo ngại khi chỉ trong hai tháng qua, James E. Holmes đã mua tới 6.000 băng đạn trên internet mà chẳng làm ai ngạc nhiên. Khi gây án, kẻ sát nhân mang theo súng AR-15, mặc áo giáp, đội mũ, đi giầy chống đạn, đeo mặt nạ và găng tay. Còn khi bị bắt, tên này vẫn ăn mặc nguyên xi như lúc gây án và trong người trang bị tới 3 khẩu súng khác nhau với hơn 100 viên đạn.
Sự trang bị súng đạn đến “tận răng” của James E. Holmes buộc dư luận Mỹ phải đặt câu hỏi: Liệu quy định mua súng đạn ở Mỹ có quá dễ dàng hay không? Nó cũng làm dấy lên những lời kêu gọi về việc phải tăng cường kiểm soát súng tại Mỹ, vấn đề gây nhiều tranh cãi và thậm chí ảnh hưởng đến cả kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng của các ứng cử viên tổng thống.
Trở lại với quá khứ. Năm 1994, Quốc hội Mỹ do đảng Dân chủ chi phối đã triển khai một lệnh cấm dài 10 năm với 19 loại vũ khí tấn công tiêu chuẩn quân sự. Kết quả là Đảng Dân chủ bị “đá” khỏi thế đa số ở Hạ viện vài tháng sau đó. 5 năm sau, Phó Tổng thống Al Gore dẫn đầu một nỗ lực vận động tại Thượng viện Mỹ nhằm thông qua một quy định hạn chế việc bán súng tại các buổi triển lãm, sau khi xảy ra vụ thảm sát trường Trung học Columbine 1999. Hậu quả là ông Al Gore thua trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000.
Chính vì thế mà hiện giờ, cả phe Cộng hòa lẫn Dân chủ đều lảng tránh đề cập đến việc tăng cường quản lý súng. Theo ông H. Wilson, một giáo sư ở Đại học Roanoke, bất kỳ chính đảng hoặc chính khách nào nêu vấn đề kiểm soát súng trong giai đoạn hiện nay, sẽ là kẻ thua cuộc trong các chiến dịch vận động tranh cử chính trị. Khi chẳng ai muốn nhận lấy bất lợi về phía mình thì hệ quả sẽ là mạng sống của những người vô tội.
Theo ANTD
Cuộc chiến tỷ đô
Không chỉ cạnh tranh về cương lĩnh dẫn dắt nước Mỹ mà cuộc bầu cử Tổng thống tại quốc gia giàu có nhất thế giới này còn là cuộc chiến trị giá hàng tỷ USD mà ứng cử viên nào nhiều tiền hơn sẽ chiếm lợi thế.
Ông Obama (bên trái) đang thua ông Romney về khả năng gây quỹ
Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất do tờ "Thời báo New York" và kênh truyền hình CBS công bố ngày 19-7 cho biết, nếu cuộc bỏ phiếu được tổ chức ngay lúc này, ứng cử viên đảng Cộng hòa, cựu Thống đốc bang Massachusetts Mitt Romney có thể nhận được 47% số phiếu ủng hộ so với 46% bỏ phiếu cho đối thủ đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Barack Obama. Đây là kết quả khá bất ngờ và cũng là lần đầu tiên Romney vươn lên dẫn trước Obama trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng.
Cho dù kết quả trên rất sít sao và chỉ là cuộc thăm dò dư luận trong thời điểm nhất định song nó cho thấy đương kim Tổng thống Obama đang bị đối thủ Romney thu hẹp khoảng cách. Bên cạnh lý do kinh tế bào mòn uy tín của ông Obama thì nguyên nhân quan trọng không kém là ông Romney đang tỏ ra vượt trội hơn hẳn chủ nhân hiện nay của Nhà trắng về khả năng kiếm tiền qua quỹ tranh cử.
Tháng 6 vừa qua, ứng cử viên Romney đã gây quỹ được số tiền kỷ lục trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm nay với 106 triệu USD, bỏ xa con số 71 triệu USD của ông Obama. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp ông Momney vượt lên ông Obama trong cuộc chiến gây quỹ tranh cử, khi đã thu về 76,8 triệu USD trong tháng 5 so với 60 triệu USD của ông Obama.
Theo AP, 106 triệu USD mà ông Romney thu được trong tháng 6 chủ yếu đến từ số ít những nhà tài trợ giàu có (6%) với trung bình mỗi người đóng góp 2.400 USD, riêng trùm sòng bạc Sheldon Adelson ở bang Texas góp 10 triệu USD, trong khi 94% những người ủng hộ còn lại chỉ đóng góp được 22 triệu USD với khoảng 250 USD/người. Tuy nhiên, ông Romney vẫn rất chú trọng những nhà tài trợ "bình dân" bởi tỷ lệ này càng cao càng chứng minh rằng đông đảo người dân Mỹ ủng hộ ông.
Tiền bạc luôn là yếu tố quan trọng nếu không muốn nói là mang tính quyết định trong các kỳ bầu cử ở Mỹ. Tổng chi phí cho cuộc tổng tuyển cử 2008 là 5,3 tỷ USD, trong đó riêng chiếc ghế Tổng thống là 2,4 tỷ USD. Năm 2008, để đắc cử Tổng thống, ông Obama đã chi tổng cộng hơn 750 triệu USD so với đối thủ đảng Cộng hòa John McCain 333 triệu USD.
Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11-2010, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã chi hết 3,6 tỷ USD, tính ra trung bình mỗi ghế Thượng nghị sĩ ở Thượng viện là 9,8 triệu USD và mỗi ghế Hạ nghị sĩ là 1,4 triệu USD. Theo dự tính của các chuyên gia, cuộc tổng tuyển cử năm 2012 ở Mỹ - gồm bầu Tổng thống, toàn bộ 538 ghế Hạ viện, 33/100 ghế Thượng viện và 11/50 ghế Thống đốc bang - có thể tốn hơn 6 tỷ USD.
Chính vì thế mà sau 2 tháng bị ứng cử viên Romney bỏ xa trong việc gây quỹ tranh cử, ông Jim Messina - Trưởng ban vận động tranh cử của ông Obama - đã vô cùng lo lắng viết trong lá thư gửi những người ủng hộ: "Họ đang mở rộng khoảng cách với chúng ta và cứ theo đà này, chúng ta có thể thua trong cuộc bầu cử". Biết rõ tầm quan trọng của tiền bạc, ông Obama đặt mục tiêu quyên góp khoảng 1 tỷ USD cho chiến dịch tái cử, nhiều hơn 200 triệu so với cuộc đua 4 năm trước.
Theo ANTD
Tổng thống Mỹ cắt bớt vận động tranh cử vì vụ xả súng Sau vụ xả súng trong rạp chiếu phim tại Aurora, bang Colorado (Mỹ), Tổng thống Barack Obama quyết định cắt bớt chuyến vận động tranh cử kéo dài 2 ngày. Trong khi dừng chân tại Fort Myers, bang Florida, Tổng thống Barack Obama nói với chính quyền liên bang rằng: sẵn sàng làm bất cứ việc gì cần thiết để bắt kẻ xả...