Nghịch lý từ đỉnh dịch sởi
Nghịch lý thời điểm dịch sởi hoành hành: ngành y tế TP.HCM chuẩn bị tới 100 ngàn liều vắc xin sởi miễn phí nhưng phần lớn bị người dân từ chối. Ngược lại, phụ huynh lại đổ xô đưa con đi chích dịch vụ làm vắc xin loại này đứng trước nguy cơ “cháy hàng”.
Dân mất lòng tin với vắc – xin miễn phí?
Theo ghi nhận của TS, mấy ngày nay tại Khoa khám trẻ em lành mạnh – Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM đông nghẹt phụ huynh bồng con đi chích vắc – xin ngừa sởi dịch vụ.
Chị Trần Thị Thủy, ngụ tại quận 4 đang bế con 9 gái tháng chờ chích mũi 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella) chia sẻ: “Hôm nay tới ngày con mình chích mũi sởi đầu tiên theo đúng chương trình tiêm chủng quốc gia. Ở y tế phường có tổ chức chích ngừa miễn phí nhưng mình không yên tâm.
Có những thứ miễn phí được nhưng riêng đối với sức khỏe, tính mạng con cái thì không nên tiếc. Từ lúc cháu sinh ra đến giờ, gia đình biết có những trường hợp tai biến tử vong sau khi chích vắc – xin nên vô cùng thận trọng, tất cả các mũi chích ngừa của cháu, mình đều cho đi chích dịch vụ hết”.
Phụ huynh từ chối vắc – xin miễn phí, đổ xô đưa con đi chích sởi dịch vụ. Ảnh: Thanh Huyền.
Cùng suy nghĩ như chị Thủy, anh Nguyễn Đức Minh, ngụ quận 2, có con trai 2 tuổi đi chích sởi bày tỏ: “Lẽ ra bé nhà tôi phải chích mũi sởi thứ 2 từ lúc 18 tháng nhưng do các tai tiếng lùm xùm về chất lượng vắc xin nên tôi đã cho cháu tạm ngưng. Giờ thấy dịch sởi bùng phát, nhiều trẻ tử vong, tôi lo quá, cho cháu đi chích ngừa sởi, nhưng nhất quyết chọn vắc – xin dịch vụ.
Ngành y tế cứ nói vắc – xin theo chương trình là an toàn nhưng xin hỏi vắc – xin 5 trong 1 có bao nhiêu trẻ em chết như thế, rồi đợt này có rất nhiều trẻ đã chích ngừa sởi vẫn bị sởi là sao? Không thể cứ đổ lỗi mãi cho hoàn cảnh thế được”.
Một phụ huynh khác cũng hoang mang: “Trong dân chúng người ta đồn con số mắc sởi và tử vong do sởi cao lắm, cao hơn công bố trên báo đài rất nhiều. Suốt từ trước Tết tới giờ ngành y tế chống dịch mà không mấy hiệu quả. Bao nhiêu vắc – xin được tung ra để chích ngừa cho trẻ em, thế mà các cháu vẫn bị sởi và vẫn có cháu chết. Thực tế đã có vấn đề gì với virus sởi vậy?”.
Theo bác sĩ Đặng Thị Kim Huyên, Phó Phòng khám bệnh – Bệnh viện Nhi Đồng 2, lượng bệnh nhi sởi ngoại trú tại bệnh viện mình vẫn chưa hạ nhiệt.
“Hiện nay, trung bình mỗi ngày chúng tôi khám và phát hiện khoảng 30 bệnh nhi bị sởi (cao hơn cùng kỳ tháng trước 50%), con số sởi nhập viện cũng đang ở mức từ 50 – 60 bệnh nhi. Đang giao mùa nên tôi không dám chắc là bệnh sởi có dấu hiệu hạ nhiệt. Chúng tôi đã bố trí ở khu khám bệnh thêm một bàn nhận bệnh sởi và cách ly ngay các bé này với những bệnh nhi tới khám vì bệnh lý khác để tránh lây lan”, bác sĩ Huyên nói.
Sẽ khan hiếm vắc – xin sởi dịch vụ
Bệnh viện Nhi Đồng 2 nhận chích ngừa cả vắc – xin theo chương trình (chích miễn phí) lẫn vắc – xin dịch vụ cho trẻ em.
Video đang HOT
Theo số liệu từ Khoa khám trẻ em lành mạnh, từ đầu tháng 4 tới nay, đơn vị này đã chích sởi theo chương trình cho 344 trẻ, và chích vắc xin 3 trong 1 dịch vụ (sởi – quai bị – rubella) cho 797 trẻ.
Sởi vẫn chưa hề hạ nhiệt tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Huyền.
Trước đó, trong tháng 3 Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã chích sởi dịch vụ cho 1709 bé, trong khi số trẻ tới chích sởi theo chương trình chưa tới 1/3, khoảng 561 bé.
Như vậy, số trẻ tới chích vắc xin sởi dịch vụ cao hơn chích vắc xin sởi theo chương trình rất nhiều.
Được biết, hiện Bệnh viện Nhi Đồng 2 còn 690 liều vắc xin dịch vụ (sởi – quai bị – rubella), vắc xin theo chương trình còn 800 liều.
Theo ước tính với số lượng trẻ đến chích ngừa như hiện nay, lượng vắc – xin sởi dịch vụ chỉ đủ dùng tới hết tháng 4, còn vắc xin sởi theo chương trình đủ dùng tới hết tháng 5.
Qua đó, bác sĩ Kim Huyên nhắn nhủ các bậc phụ huynh: “Dù chưa thiếu vắc – xin nhưng chúng tôi khuyến cáo phụ huynh nên cho con đi chích sởi ở y tế địa phương, không cần thiết cứ phải tới bệnh viện nhi để làm tình trạng quá tải thêm trầm trọng và giảm thiểu nguy cơ lây chéo các bệnh nguy hiểm. Nếu cứ tiếp tục đổ xô đi chích sởi dịch vụ đương nhiên sẽ làm cho vắc – xin này trở nên khan hiếm một cách không cần thiết.”
Trước đó, trong buổi họp khẩn giữa Cục Y tế dự phòng và Sở Y tế TP.HCM về dịch bệnh diễn ra vào ngày 10/4, ông Trần Đắc Phu, Cục Trưởng cục Y tế dự phòng lo ngại tình trạng người dân không chịu cho con tiêm theo chương trình mà muốn tự đi tiêm dịch vụ. Do đó nhiều khả năng nguồn vắc xin tiêm dịch vụ sẽ trở nên khan hiếm.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết từ ngày 7/3 toàn TP.HCM bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa vét cho những trẻ em chưa hoặc đã chích sởi nhưng chưa đủ liều.
Thời gian dự tính của chiến dịch này kéo dài 8 tuần, số vắc xin dự tính là 100 ngàn liều.
Tới nay, đã được 5 tuần, ngành y tế TP mới chích được 37 ngàn liều sởi theo chương trình.
Bác sĩ Hưng cũng thừa nhận: “Nhiều người dân ghi rõ vào giấy thăm dò là họ không đồng ý cho con chích ngừa vắc – xin miễn phí. Họ sẽ tự cho con đi chích dịch vụ.”
Con số thống kê toàn TP.HCM cho thấy trong 14 tuần đầu tiên của năm 2014, lượng trẻ mắc sởi thường là 815 ca (tăng 708 ca so với cùng kỳ năm 2013), sởi bị viêm phổi là 365 ca (tăng 67 ca). Như vậy, tổng số cùng kỳ năm ngoái TP.HCM có 405 ca sởi, còn năm nay là 1180 ca sởi.
Đặc biệt, năm 2013, trẻ bị sởi đa số dưới 3 tuổi, nay lứa tuổi bị bệnh có khuynh hướng gia tăng, thậm chí trẻ chưa tới tuổi chích ngừa cũng mắc sởi.
Theo_VietNamNet
Vì sao không công bố dịch sởi?
Cho rằng chưa đủ điều kiện nên Bộ Y tế cho biết các địa phương chưa công bố dịch sởi. Trong khi đó, tại các bệnh viện, bệnh nhi bị sốt, phát nghi mắc sởi vẫn ùn ùn tới khám, kể cả trong ngày nghỉ lễ giỗ Tổ.
Chưa khi nào quá tải như lúc này!
Theo ghi nhận, ngày 9/4, tuy là ngày nghỉ lễ giỗ Tổ nhưng khoa Nhi của BV Bạch Mai vẫn chật cứng bệnh nhân đến khám.
Các bác sỹ làm việc liên tục từ sáng tới quá 12 giờ trưa vẫn chưa được nghỉ vì bệnh nhân vẫn chờ. Trên bàn mua phiếu khám, cha mẹ bệnh nhi xếp hàng chờ đợi, vẻ mặt lo âu, sốt ruột.
Cha mẹ bệnh nhi xếp hàng mua phiếu khám ở BV Bạch Mai trong ngày nghỉ lễ giỗ Tổ.
Chị Khanh có con nhỏ 13 tháng tuổi, sau khi đi tiêm phòng ở trạm y tế về được một hôm thì bắt đầu có dấu hiệu sốt, trên má bé có những nốt ban đỏ. Cháu chưa được tiêm phòng sởi mũi nào nên chị nghi con mắc bệnh, liền đưa vào viện khám.
Trong khu vực điều trị nội trú, các buồng bệnh vẫn chật kín người. Tiếng trẻ khóc váng lẫn với tiếng dỗ dành của cha mẹ khiến không khí càng thêm ồn ào, mặt ai cũng căng thẳng lo âu. Nhiều người phải mua chiếu trải ra dọc hành lang để cho con nằm
Còn chị Thu ở tận Nam Định lên vì con bị viêm phổi, thấy phải nằm chung phòng với 6-7 bé mắc sởi nên cực chẳng đã đành lên hỏi phòng điều trị tự nguyện để tránh nguy cơ lây sởi cho con.
Trưởng khoa Nhi của BV Bạch Mai - PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng phải kêu lên là chưa khi nào khoa lại quá tải như lúc này. Khu vực sân chơi của trẻ cũng được trưng dụng kê thêm giường bệnh.
Còn BV Nhi Trung ương vốn đã luôn quá tải nhưng đến thời điểm này thì không thể chịu được vì quá nhiều bệnh nhân nặng nhập viện, trong đó có nhiều bệnh nhi bị viêm phổi do sởi khiến lãnh đạo BV phải "kêu cứu" Bộ Y tế.
Dịch sởi tại thời điểm này được Bộ Y tế nhận định là đã "hạ nhiệt" bởi thời điểm đỉnh dịch đã trôi qua cách đây 4 tuần với số lượng trẻ mắc/tuần cao nhất là 305 trường hợp. Từ sau thời điểm này dịch bắt đầu có xu hướng giảm.
Bệnh nhi nằm tràn lan ra hành lang
Từ đầu năm 2014 đến nay Việt Nam ghi nhận có 6.611 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, trong đó ghi nhận 2.492 trường hợp được xác định mắc bệnh sởi, trong đó có 25 trường hợp tử vong.
So với dịch sởi năm 2009, dịch sởi năm nay ghi nhận sự gia tăng mạnh của trẻ ở lứa tuổi nhỏ. Đợt dịch năm 2009, số trẻ dưới 1 tuổi mắc sởi chỉ khoảng 8% nhưng năm 2014 tăng gấp đôi (16%). Số trẻ 1 tuổi mắc sởi năm 2009 khoảng trên 4% song năm 2014 là gần 14%.
Chưa đủ điều kiện công bố dịch sởi?
Trao đổi với báo chí về việc tại sao dịch sởi căng thẳng, có nhiều trẻ tử vong, trong đó có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đủ tuổi tiêm vắc xin sởi mũi đầu tiên theo quy định của Bộ Y tế) song vẫn chưa công bố dịch sởi để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm dập dịch, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết việc khi nào công bố dịch sởi cần phải căn cứ vào tình hình dịch bệnh và thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2010.
Các bác sỹ làm việc trong trạng thái quá tải vì bệnh nhân quá đông
Theo Quyết định, việc công bố bệnh truyền nhiễm (trong đó có sởi) chỉ được thực hiện khi có đủ hai điều kiện: 1 là có số người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá số người mắc sự tính bình thường của cơ quan y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2 là có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ như: Quy mô, tính chất của bệnh dịch vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan ý tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh dịch được Bộ trưởng Bộ Y tế xác định có sự biến đổi tác nhân gây bệnh, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; Bệnh dịch có tỷ lệ tử vong cao mà chưa rõ tác nhân gây bệnh và chưa có biện pháp khống chế hiệu quả; Bệnh dịch xảy ra khi có thiên tai, thảm hoạ.
Ông Phu cho rằng căn cứ vào nội dung của quyết định trên nên nhiều địa phương sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhất là việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi, các tỉnh đã đánh giá cơ bản khống chế được tình hình bệnh sởi, số trường hợp mắc đã bắt đầu giảm, đồng thời Bộ Y tế sau khi họp các chuyên gia cũng không thấy có sự biến đổi của vi rút sởi nên UBND các tỉnh không công bố dịch.
Tuy nhiên, ông Phu nhấn mạnh nói như vậy không có nghĩa là không cung cấp tình hình bệnh sởi đến người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống.
28% trẻ tử vong khi chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi Thống kê tới thời điểm này của Bộ Y tế cho thấy trong số 25 trẻ tử vong vì sởi được báo cáo thì có 9 trẻ dưới 9 tháng tuổi (tức là chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi theo quy định của Bộ Y tế). Tuy nhiên, ông Phu cho biết việc tiêm vắc xin cho trẻ ở độ tuổi thấp hơn, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi hiệu lực bảo vệ thấp và không chắc chắn về tính an toàn của vắc xin đối với trẻ. Thực tế hầu hết các nước trên thế giới áp dụng tiêm mũi vắc xin sởi đầu tiên trong khoảng 9 - 12 tháng tuổi. Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết trẻ dưới 9 tháng tuổi có kháng thể thụ động của mẹ truyền sang nên nếu tiêm vắc xin sởi sẽ trung hòa kháng thể, không mang lại hiệu quả. Mặt khác trẻ dưới 9 tháng tuổi có miễn dịch chưa hoàn chỉnh, vì thế, lịch tiêm vắc xin sởi vẫn được bảo lưu. Ông Lê Thanh Hải, GĐ BV Nhi TW cho biết phác đồ điều trị sởi hiện tại về cơ bản đáp ứng được dịch bệnh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện chiến dịch tiêm chủng hiệu quả để đẩy lùi dịch bệnh.
Theo VNN
Bệnh sởi còn rất "nóng", xuất hiện tử vong kỳ hậu sởi Dịch sởi tại TPHCM vẫn chưa được khống chế, đặc biệt xuất hiện vài ca tử vong kỳ hậu sởi và lây lan trong các bệnh nhân nội trú. Chiều ngày 10/4, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có buổi họp gấp với Sở Y tế TP.HCM về dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn. Theo ông Trần Đắc...