Nghịch lý từ chuyện HLV Calisto, Park Hang Seo không bị VFF sa thải
Lịch sử bóng đá Việt Nam chứng kiến rất nhiều HLV ngoại đứt gánh giữa đường với VFF. Chỉ có 2 HLV được bầu Thắng, bầu Đức “tặng” mới giữ vững ghế và thành công.
Hơn 25 năm qua, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thuê rất nhiều HLV ngoại nhưng phần lớn đều không thể thực hiện hết hợp đồng đầu tay. Hai người duy nhất được VFF gia hạn hợp đồng là HLV Calisto và HLV Park Hang Seo. Điểm chung của hai ông thầy ngoại này là giành chức vô địch AFF Cup và được các ông bầu “tặng” cho VFF. Ông Calisto đưa tuyển Việt Nam lên đỉnh Đông Nam vào năm 2008, 10 năm sau thì ông Park giúp Việt Nam vô địch AFF Cup 2018.
Về HLV Calisto, dù không rơi vào cảnh “đứt gánh giữa đường” với VFF sau AFF Cup 2008 nhưng ông cũng sớm nói lời chia tay vào tháng 3 năm 2011, tức sau 1 năm gia hạn hợp đồng 3 năm với Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Nhà cầm quân người Bồ Đào Nha họp báo nói lời chia tay với lý do không chịu được áp lực dư luận.
Bầu Thắng từng “tặng” HLV Calisto cho VFF để tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2008.
Trước HLV Calisto, không nhà cầm quân ngoại nào được VFF gia hạn hợp đồng. Những Edson Tavares, Weigang, Murphy, Dido… đều sớm nói lời chia tay theo nhiều cách khác nhau. Một là VFF sa thải, hai là chủ động nghỉ. Nhà cầm quân gắn bó nhiều nhất với VFF là Alfred Riedl. Dù có đến 3 lần hợp rồi tan với VFF nhưng ông thầy người Áo chưa bao giờ được tái ký hợp đồng với VFF.
Hơn 2 thập kỷ thăng trầm với nhiều đời HLV ngoại (ngoại trừ HLV Calsito), VFF cũng tìm được “một người tình” để gia hạn hợp đồng là HLV Park Hang Seo. Đằng sau cuộc tái ký hợp đồng là bản thành tích “vàng” đầy thuyết phục của HLV người Hàn Quốc cùng bóng đá Việt Nam trong 2 năm đầu tiên, từ Á quân U23 châu Á 2018 đến vô địch AFF Cup 2018, bán kết ASIAD 18, tứ kết ASIAN Cup 2019. Ông Park còn gặt thêm HCV SEA Games 30 vào cuối năm 2019.
HLV Park Hang Seo được bầu Đức mời về trong bối cảnh VFF đang chờ các HLV ngoại nộp hồ sơ để lựa chọn.
Có điểm chung như một nghịch lý lớn trong chuyện tình VFF và HLV ngoại là những ông thầy được các ông bầu “tặng” VFF đều thành công. Ngược lại, những HLV ngoại do VFF chọn đều “đứt gánh giữa đường” và không thể gia hạn hợp đồng.
HLV Calsito là do bầu Thắng “nhường” cho VFF. Bầu Thắng chấp nhận để ông Calisto rời CLB Long An để nắm chức HLV trưởng tuyển Việt Nam. Bầu Thắng còn phụ VFF trả lương cho ông Calisto, cũng như có khoản thưởng riêng khi tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008.
Cụ thể, đầu năm 2008, HLV Calisto đã tái ký hợp đồng với CLB Long An đến năm 2011, sau đó vài tháng thì VFF cần ông thầy Bồ Đào Nha làm HLV trưởng tuyển Việt Nam. Bầu Thắng vui vẻ “tặng” VFF, kèm theo một bản hợp đồng khác là khi ông Calisto không còn dẫn dắt tuyển Việt Nam sẽ về lại với CLB Long An.
HLV Park Hang Seo được bầu Đức cất công mời về từ Hàn Quốc. Bầu Đức chi trả toàn bộ tiền lương cho ông Park trong 2 năm đầu tiên. Cụ thể, mỗi tháng bầu Đức chi tầm 700 triệu đồng/tháng để trả lương cho HLV Park Hang Seo.
Bầu Đức, bầu Thắng đóng vai trò rất lớn trong hai giai đoạn thành công của bóng đá Việt Nam, nhất là chuyện cả hai ông bầu đều “tặng” HLV ngoại cho VFF.
Dấu ấn thành công của bóng đá Việt Nam trong hai đời HLV ngoại kể trên rõ ràng có công rất lớn từ các ông bầu. Một nghịch lý rất lớn khi tất cả HLV ngoại được VFF chọn đều không thể mang về thành tích, còn HLV được các ông bầu “tặng” VFF đều thành công.
Câu chuyện kể trên về mối nhân duyên của VFF và HLV ngoại có lẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm với câu hỏi: Tại sao mỗi VFF tự tuyển chọn HLV ngoại đều thất bại?
GĐKT Gede và cuộc chia tay không hẹn trước
Hành trình 4 năm gắn bó giữa VFF và Giám đốc kỹ thuật (GĐKT) Jurgen Gede đã chính thức khép lại khi đôi bên đồng loạt xác nhận không tiếp tục mối lương duyên này.
Nhưng bóng đá cũng như cuộc đời luôn vận động không ngừng nghỉ, người đi ắt phải có kẻ đến. Thực tế, thông tin VFF không tiếp tục gia hạn hợp đồng với GĐKT Jurgen Gede khi hợp đồng cũ hết hạn trong tháng 6 tới đã râm ran từ vài ngày trước nhưng cho đến hôm qua (4/5), nguồn tin này mới được xác nhận bằng bản tin được đăng tải trên website của VFF.
Và cũng rất nhanh chóng, dấu ấn, các đóng góp của vị GĐKT người Đức này lên thành công của bóng đá Việt Nam trong 4 năm làm việc tại dải đất hình chữ S được tổng hợp, thống kê chi tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Từ giải U19 châu Á cho tới U20 World Cup hay sau này là những tư vấn, góp ý cho HLV Park Hang Seo về nhân sự cho ĐTQG và U23 quốc gia, GĐKT Jurgen Gede ít nhiều thể hiện được vai trò của mình. VFF, BHL ĐTQG và cá nhân HLV Park Hang Seo trân trọng những đóng góp của ông Jurgen Gede.
Nhưng không có mối lương duyên nào, sự kết hợp nào có thể kéo dài mãi mãi trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp. Giờ đây, cả VFF lẫn GĐKT Jurgen Gede đều có những mục tiêu, kế hoạch của riêng mình trong giai đoạn trước mắt, nên sự dừng lại của mối quan hệ này âu cũng là lựa chọn phù hợp.
Bóng đá Việt Nam sau những thành công ở cấp độ U23 và đội tuyển quốc gia trong hơn 2 năm qua dưới thời HLV Park Hang Seo đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được vị thế mới khá chắc chắn tại khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á.
GĐKT Jurgen Gede có sự hợp tác rất đắc lực với HLV trưởng ĐTQG. Ảnh: Hoàng Linh
Vì thế, vai trò của GĐKT Jurgen Gede không còn rõ nét như những ngày đầu ông đặt chân đến Việt Nam. Hơn nữa, GĐKT không phải là chuyên gia hay người đứng đầu Hội đồng HLV quốc gia để tư vấn, góp ý chuyên môn cho BHL và HLV trưởng đội tuyển.
Vì lý do đó nên sẽ là phiến diện nếu nhìn nhận thành công của một GĐKT như ông Gede thông qua kết quả ở những giải đấu cụ thể của các đội tuyển. Cần có một khoảng thời gian nhất định, có thể là 5 năm, thậm chí 10 năm để đánh giá lại vai trò, hiệu quả của một GĐKT đối với nền bóng đá quốc gia như trường hợp của ông Jurgen Gede và đây không phải là lúc bàn đến vấn đề đó.
Chia sẻ trên báo chí, ông Jurgen Gede có chút buồn khi VFF không thông báo sớm việc không gia hạn hợp đồng để ông có thể tính chuyện tương lai sự nghiệp của mình sớm. Nhưng thời điểm này, bóng đá Việt Nam đang cần một GĐKT mới mà như chính TTK VFF Lê Hoài Anh khẳng định, đó không chỉ là định hướng, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các đội tuyển trẻ mà còn phải tham gia vào công tác hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo bóng đá trẻ của các CLB, đặc biệt là công tác đào tạo lực lượng HLV bóng đá trẻ. Vậy thì chia tay, giữ lại trong mình các kỷ niệm đẹp về nhau là điều chấp nhận được từ phía VFF cũng như cá nhân ông Gede.
Đã có những ý kiến cho rằng khi không gia hạn hợp đồng với GĐKT Jurgen Gede cũng đồng nghĩa với việc VFF đang có sự tin tưởng gần như tuyệt đối vào HLV trưởng Park Hang Seo. Có thể HLV Park Hang Seo đang làm rất tốt phần việc của mình ở vị trí HLV trưởng ĐTQG nhưng về lâu về dài, bóng đá Việt Nam vẫn cần có một GĐKT tách biệt hoàn toàn với vai trò, trách nhiệm của HLV trưởng.
Tìm người không quá khó, VFF cũng bước đầu có những ứng cử viên thay thế vị trí GĐKT mà ông Jurgen Gede để lại, nhưng chọn ra người xứng đáng, kết hợp được chất xám của người đó với HLV trưởng Park Hang Seo hẳn cũng là bài toán không dễ cho ra đáp án.
GĐKT Jurgen Gede: Người hùng thầm lặng! Ông Jurgen Gede đảm nhiệm vị trí GĐKT của VFF từ tháng 6/2016 với bản hợp đồng có thời hạn 2 năm. Sau đó, với những đóng góp không nhỏ cho bóng đá Việt Nam, đặc biệt là đối với các đội tuyển trẻ, ông tiếp tục được gia hạn hợp đồng thêm 2 năm nữa, từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2020. GĐKT...