Nghịch lý tại Nhật Bản: Quá nhiều cảnh sát, quá ít tội phạm
5 cảnh sát đã tham gia quan sát một thùng bia trong một ô tô không chốt cửa tại một siêu thị ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản. Cảnh sát đã mất gần 1 tuần trước khi bắt giữ được một người đàn ông trung niên tự tiện lấy bia.
Thẩm phán phải ra quyết định giải tán phiên tòa, tuyên bố rằng đây là một cuộc giăng lưới tốn kém và không cần thiết. Đây là thực trạng diễn ra khá phổ biến tại quốc gia có tỷ lệ phạm tội thấp nhất thế giới này.
Thủ đô Tokyo, Nhật Bản là nơi có lực lượng cảnh sát đô thị lớn nhất thế giới
Tỷ lệ phạm tội cực thấp
Nhật Bản có tỷ lệ phạm tội giết người thuộc hàng thấp nhất thế giới, trung bình 0,3 trên 100.000 người. Số người chết vì súng hiếm khi vượt quá 10 người trong 1 năm. Tỷ lệ phạm tội đã giảm trong 14 năm liên tiếp. Trong 6 tháng cuối của năm 2018, tỉ lệ này đạt mốc kỷ lục so với năm trước đó, giảm dưới mức 1 triệu người lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Hầu như thành phần phạm tội đang gia tăng là những người cao tuổi. Họ hiện chiếm 20% số các vụ bắt giữ và tạm giam. Với dân số ngày càng già đi, số tội phạm trên 65 tuổi tăng 4 lần so với 2 thập niên trước. Điều này dẫn đến tình trạng các trại giam tại Nhật Bản có nhu cầu cao về trợ giúp tù nhân trong việc đi lại, tắm rửa và cả vệ sinh.
Video đang HOT
“Tỷ lệ tái phạm thấp và hệ thống luật pháp Nhật Bản có nhiều nỗ lực giúp những tội phạm trẻ tránh khỏi vòng tù tội. Nhưng chính vì Nhật Bản an toàn như vậy, một số nhà nghiên cứu luật pháp cũng lo ngại hệ thống tạo điều kiện cho lạm dụng quyền lực. Với quá ít việc để làm, cảnh sát có lẽ sẽ bắt đầu tìm những thứ mới để áp đặt”.
Giáo sư Colin Jones (Trường Đại học Doshisha, Kyoto, Nhật Bản)
Chính phủ Nhật Bản đã phải bổ sung ngân sách để tuyển thêm nhân viên chăm sóc tại hơn một nửa số nhà giam tại quốc gia này. Tuy vậy, Nhật Bản vẫn duy trì một lực lượng cảnh sát đông hơn 15.000 người so với 10 năm trước, khi tỷ lệ phạm tội còn rất cao. Mật độ các sĩ quan cảnh sát trên dân số đặc biệt nổi bật tại Thủ đô Tokyo, nơi có lực lượng cảnh sát đô thị lớn nhất thế giới.
“Vẽ việc” vì rảnh rỗi
Thực trạng như vậy đồng nghĩa với việc cảnh sát có sự chú ý cao hơn. Những vi phạm nhỏ lẻ về dùng thuốc kích thích được cảnh sát phân tích pháp y quá cặn kẽ. Một phụ nữ nói rằng 5 cảnh sát đã túm tụm trong căn phòng nhỏ hẹp của cô sau khi cô báo mất trộm quần lót phơi ngoài sân.
Giáo sư Luật Hình sự của trường Đại học Kyoto, Takayama Kanako cho rằng vì hết việc để làm, cảnh sát đang trở nên “ sáng tạo” hơn trong việc điều tra hành vi phạm pháp. Bà Takayama Kanako cho biết, trong một vụ việc gần đây, cảnh sát đã bắt một nhóm người chia tiền thuê xe vì cho rằng xe đó là taxi sai phạm.
Năm 2018, nhiều người đã chỉ trích cảnh sát vùng Kyushu vì đã thực hiện một cuộc theo dõi lãng phí. Năm cảnh sát đã tham gia quan sát một thùng bia trong một ô tô không chốt cửa tại một siêu thị ở tỉnh Kagoshima – nơi xảy ra một loạt các vụ đánh cắp xe ô tô. Họ mất gần 1 tuần trước khi bắt giữ được một người đàn ông trung niên tự tiện lấy bia. Thẩm phán phải ra quyết định giải tán phiên tòa, tuyên bố rằng đây là một cuộc giăng lưới tốn kém và không cần thiết.
Cảnh sát tỉnh Gifu cũng gặp tai tiếng khi tờ Asahi đăng tin họ đã theo dõi những người dân địa phương phản đối một dự án điện gió. Cảnh sát liên tục gọi cho Ban điều hành dự án trong hai năm 2013 và 2014 với những báo cáo tỉ mỉ về những người dân trên, đề cập rõ tuổi tác, học thức và y bạ. Cảnh sát tuy hoạt động như vậy nhưng đang gặp nhiều khó khăn hơn trong giải quyết các vụ án hình sự.
Tỉ lệ phát hiện phạm tội giảm tới mức dưới 30% vào năm 2013, cho thấy dù hành vi phạm tội đang khuynh hướng giảm thiểu, cảnh sát không làm tốt vai trò phá án của mình. “Sách trắng” thường niên của Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cho thấy sự suy yếu của các mối quan hệ cộng đồng cũng như việc sử dụng rộng rãi điện thoại di động, Internet và các thiết bị công nghệ khác là nguyên nhân làm giảm thiểu tỷ lệ phát hiện tội phạm.
Theo anninhthudo
Nhiều phụ nữ "xin bị bắt" để được gần "cảnh sát nam tính nhất nước Anh"
Khi hình ảnh người đàn ông nổi tiếng với biệt danh "cảnh sát nam tính nhất nước Anh" được công bố trên mạng xã hội, nhiều phụ nữ lên tiếng muốn một lần bị bắt bởi viên cảnh sát này.
Jim Colwell, nổi tiếng với biệt danh "cảnh sát nam tính nhất nước Anh", khiến nhiều phụ nữ say đắm
Trang Devon Live hôm 15/5 đưa tin, Jim Colwell, làm việc tại đồn cảnh sát khu vực Devon & Cornwall, tây nam nước Anh, được thăng chức sĩ quan cảnh sát trưởng năm 2016.
Sở cảnh sát khu vực Devon & Cornwall đã đăng tải lời chúc mừng Colwell qua mạng xã hội Facebook. Bài đăng bất ngờ thu hút sự chú ý lớn khi được chia sẻ nhanh chóng với hàng nghìn lượt thích và bình luận. Hầu hết bình luận là của nữ giới. Họ "xin" viên cảnh sát này tới bắt họ hoặc ghé thăm nơi họ sống để họ có "cơ hội" bị bắt.
"Tôi sẽ du lịch tới hạt Devon và cố phạm một tội nhẹ nào đó để được gặp viên cảnh sát điển trai này", JoAnn Brumbaugh, một cư dân mạng, chia sẻ.
Một người khác bình luận: "Anh ấy có thể còng tay tôi bất cứ lúc nào".
Nhiều phụ nữ khác yêu cầu được vào trại giam một đêm với "cảnh sát nam tính nhất nước Anh".
Một phát ngôn viên sở cảnh sát Devon & Cornwall cho biết sở ghi nhận vô số bình luận trên trang Facebook của cơ quan về Colwell. Cảnh sát thậm chí còn phải xóa hàng trăm bài đăng khác liên quan đến anh này.
Hiện tại, Colwell mới được thăng chức trợ lý cảnh sát trưởng tại sở cảnh sát Devon & Cornwall. Anh sẽ đảm nhiệm vị trí mới vào tháng 7/2019 sau khi hoàn thành khóa học chỉ huy chiến lược.
Theo Danviet
Không chịu ăn, cụ ông 85 tuổi bị con trai đến gãy xương sống Chỉ vì một bát canh măng bê lên nhưng bố không chịu ăn, người con trai nhẫn tâm bạo hành bố già 85 tuổi dã man đến gãy xương sống. Ngày 6/5 cảnh sát chi cục Tân Trúc huyện Tân Trúc nhận được điện thoại báo án nói con trai uống rượu xong đánh bố đẻ trong nhà. Cảnh sát lập tức được...