Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á

Theo dõi VGT trên

Tại châu Á, quyền phá thai vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi khi khu vực này đối mặt với các vấn đề chồng chéo phức tạp, soi chiếu từ tôn giáo, văn hóa, luật pháp cho đến chính trị.

Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á - Hình 1

“Tôi chưa từng lựa chọn giữ lại cái thai”, Rara – phụ nữ ngoài 20 tuổi đến từ Jakarta, Indonesia – nói.

Đó là vào năm 2017. Lúc đó, Rara (tên giả) đang theo học ngành truyền thông tại một trường đại học ở thủ đô và có thai với một người đã có bạn gái. Do không thể làm cha mẹ sùng đạo Hồi thất vọng, cô quyết định đến phòng khám nhỏ ở quận Raden Saleh – nơi chuyên cung cấp dịch vụ phá thai bất hợp pháp.

Bên ngoài phòng khám, những người bán rong dò xét khách hàng. Họ sẽ hỏi “em đến muộn à” như một kiểu mật mã với các đối tượng có nhu cầu.

Nói chuyện với Nikkei Asia qua điện thoại, giọng Rara run lên khi cô kể lại trải nghiệm. Sau khi phá thai, Rara đau nhói bụng mỗi tháng khi có kinh. Cô chịu đựng cơn đau suốt một năm trước khi lấy hết dũng khí đi gặp bác sĩ.

Ở Indonesia, phá thai là bất hợp pháp, trừ khi bị cưỡng hiếp hoặc tính mạng người mẹ gặp nguy hiểm. Phụ nữ bị kết tội phá thai bất hợp pháp có thể nhận án tù tới 10 năm.

Trước khi làm thủ thuật, Rara thừa nhận “không bao giờ tưởng tượng được việc giết một sinh linh, kể cả thai nhi. Nhưng nhớ lại chuyện của bản thân, bất kể thai nhi còn sống hay đã chết, tôi nghĩ phụ nữ cần phải được tiếp cận với quy trình phá thai an toàn và hợp pháp”.

Rara là một trong số 36 triệu phụ nữ châu Á phá thai mỗi năm, theo dữ liệu năm 2017 bởi Viện Guttmacher. Số liệu tương tự cho thấy 6% ca tử vong của các bà mẹ trong khu vực năm 2014 là do phá thai không an toàn.

Với châu Âu, khi nhắc tới quyền phá thai, người ta thường nói về “ủng hộ mạng sống” hay “ủng hộ quyền được lựa chọn” của phụ nữ. Trong khi đó, ở châu Á, phá thai hiếm khi mang tính chất trắng đen như vậy. Mỗi nước ở khu vực này đều có quy định riêng về phá thai, và vấn đề thường soi chiếu từ góc độ tôn giáo, văn hóa, luật pháp lẫn chính trị.

Các nhà vận động nữ quyền ở Mỹ coi việc thắt chặt luật phá thai là bước lùi trong quyền của phụ nữ. Tuy nhiên ở một số nước châu Á, được phép phá thai trên thực tế lại đe dọa quyền quyết định của phụ nữ.

“Quả bom” dân số

Là quốc gia đầu tiên ở châu Á hợp pháp hóa việc phá thai, Nhật Bản coi đây là một phần của Đạo luật Bảo vệ Ưu sinh (nay đổi thành Đạo luật Sức khỏe Người mẹ) vào năm 1948. Dân số bùng nổ sau khi lính trở về từ Thế chiến II, trong khi nền kinh tế thời hậu chiến suy thoái, đe dọa an ninh lương thực.

Để hạn chế gia tăng dân số, luật cập nhật vào năm 1949 cho phép phá thai với lý do kinh tế và y tế, hoặc bị cưỡng hiếp. Luật cũng cho phép triệt sản tự nguyện và không tự nguyện phụ nữ mắc bệnh di truyền, bệnh tâm thần và thiểu năng trí tuệ.

Vào đầu những năm 1960, tỷ lệ sinh hàng năm ở Nhật Bản đã giảm từ mức cao nhất mọi thời đại là 20,7 triệu năm 1949 xuống khoảng 1,6 triệu. Yukako Ohashi – thuộc nhóm ủng hộ quyền sinh sản Soshiren – nhớ lại vào những năm 1960, các bác sĩ thường chấp nhận chữ ký giả từ phụ nữ muốn phá thai.

“Chưa chắc hợp pháp hóa phá thai trực tiếp làm giảm tỷ lệ sinh, nhưng việc nhà nước can thiệp vào kế hoạch hóa gia đình sau chiến tranh chắc chắn là một thành công”, Isabel Fassbender – nghiên cứu về giới tính tại Đại học Nữ Doshisha – nói.

Video đang HOT

Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á - Hình 2

Một số quốc gia châu Á, như Trung Quốc và Nhật Bản, coi nới lỏng thủ thuật phá thai là một cách để kiềm chế dân số. Ảnh: Japan Times.

Các nhà hoạt động xã hội Nhật Bản cho rằng lo ngại của chính phủ về dân số già đã thúc đẩy cái nhìn kỳ thị về phá thai trong những năm gần đây. Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm vào cuối những năm 1970. Năm 1982, chính phủ xóa bỏ điều kiện “lý do kinh tế” khỏi Đạo luật Sức khỏe Người mẹ khiến việc phá thai khó tiếp cận hơn.

Mặc dù phá thai vẫn hợp pháp, giá cả cao – lên tới 1.500 USD – và thực hiện nghiêm dataizai – hình phạt cho phá thai bất hợp pháp – khiến nhiều phụ nữ khó tiếp cận với thủ thuật này.

Đạo luật Sức khỏe Người mẹ quy định cần chữ ký của người cha nếu hai người đã kết hôn. Tuy nhiên, không ít trường hợp phụ nữ chưa lập gia đình bị bác sĩ từ chối vì không xuất trình được chữ ký của bạn trai. Thậm chí có trường hợp, nạn nhân bị hiếp dâm còn phải xin chữ ký của kẻ xâm hại mình.

Các nhà vận động đã kêu gọi xóa bỏ yêu cầu vợ và chồng đồng ý mới phá thai. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy giới hoạch định chính sách sẽ cải cách. Bà Fassbender nghi ngờ Nhật Bản sẽ thay đổi luật phá thai nếu dân số tiếp tục giảm.

Ở Trung Quốc cũng vậy, khả năng tiếp cận phá thai được định hình bởi nhân khẩu học. Thủ tục này là hợp pháp và phổ biến rộng rãi để hạn chế sự gia tăng dân số theo chính sách một con được áp dụng vào năm 1980. Cha mẹ mang thai trái phép có thể bị phạt nặng, bắt buộc triệt sản và phải phá thai.

Chính phủ Trung Quốc ước tính vào năm 2016, chính sách đã ngăn chặn khoảng 400 triệu đứa trẻ ra đời. Nhưng khi tốc độ tăng dân số của Trung Quốc chậm lại, các hạn chế về phá thai có thể sẽ được áp dụng.

Phá thai vẫn hợp pháp, nhưng Hội đồng Nhà nước vào năm 2021 đã đưa ra hướng dẫn kêu gọi giảm “ca phá thai không cần thiết về mặt y tế”.

“Chính sách (hợp pháp hóa phá thai) có khả năng sẽ không thay đổi vì Trung Quốc tin vào thuyết ưu sinh”, Lu Pin – nhà báo và nhà nữ quyền hàng đầu Trung Quốc – nói. “Trung Quốc lo lắng về những đứa trẻ không khỏe mạnh ra đời. Mặc dù chính phủ cần nhiều trẻ em hơn, họ sẽ không ưu tiên điều đó hơn thuyết ưu sinh”.

Tâm lý “thích con trai”

ỞẤn Độ, phá thai cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình dân số. Khi phá thai được hợp pháp hóa vào năm 1971, các cặp vợ chồng chọn bỏ nếu thai nhi là nữ. Theo Khảo sát Sức khỏe Gia đình Quốc gia mới nhất của Ấn Độ (2019-2021), trung bình cứ 1.000 bé trai thì có 929 bé gái được sinh ra trong vòng 5 năm qua.

Tình trạng này đặc biệt trầm trọng ở vùng nông thôn, nơi vai trò giới truyền thống và niềm tin cần có người “thừa kế” là nam mạnh mẽ. Con gái thường bị coi là gánh nặng tài chính, sau khi kết hôn sẽ sang nhà khác ở cùng với của hồi môn.

Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á - Hình 3

Ấn Độ cấm phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính. Ảnh: AJ Plus.

Ấn Độ quy định phá thai với mục đích lựa chọn giới tính là hoàn toàn bất hợp pháp. Chính phủ còn cấm bác sĩ nói với bệnh nhân giới tính của thai nhi. Do đó, nhiều người ra nước ngoài khám thai, sau đó đến phòng khám bất hợp pháp để bỏ thai nhi. Theo Viện Guttmacher, mỗi ngày có khoảng 8 phụ nữ chết ở Ấn Độ do phá thai không an toàn.

Shashi – giáo viên ở New Delhi – cho biết bác sĩ sẽ không ghi giới tính thai nhi, nhưng có thể nói cho các cặp vợ chồng. Sau đó, họ sẽ phá thai rồi viện lý do thai nhi dị tật, tránh thai không thành công,… nên giới chức khó có thể tìm hiểu ngọn ngành, Shashi nói.

Vấn đề về “đạo đức”

Tôn giáo là cũng lý do khiến nhiều nước ra luật hạn chế phá thai, chẳng hạn như ở Bangladesh theo đạo Hồi, Philippines theo Công giáo và Thái Lan theo đạo Phật.

Ở Bangladesh, phá thai hoàn toàn là bất hợp pháp. Trong khi đó, Philippines là quốc gia có một số luật cấm phá thai nghiêm khắc nhất thế giới. Bộ luật hình sự của nước này phạt phụ nữ phá thai và bất kỳ ai hỗ trợ phá thai với mức án lên đến 6 năm tù.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người Philippines cởi mở hơn với chuyện phá thai. Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos Jr cũng có lập trường tương tự, khi tuyên bố ông ủng hộ quyền được phá thai trong một số trường hợp.

Lập trường của ông đi ngược với ý kiến của Giáo hội Công giáo Philippines.

“Giáo huấn của nhà thờ về phá thai là không thay đổi. Nhà thờ coi (phá thai) là giết người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”, Cha Jerome Secillano – thư ký điều hành ủy ban vấn đề công của Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines – nói.

Ông Marcos Jr thừa nhận “không thể tranh luận với thần học, nhưng cái tôi nhìn vào là số liệu thống kê”, đề cập tới hàng nghìn phụ nữ nhập viện hoặc chết do phá thai bất hợp pháp. Theo báo cáo, những người tìm cách bỏ thai ở Philippines thường tìm đến phòng khám chui và thực hiện các phương pháp nguy hiểm, bao gồm cả “xoa bóp” bụng để tống thai ra ngoài.

“Có mà hạn chế còn hơn không”

Một số nhà vận động nữ quyền ở Mỹ coi việc thắt chặt luật phá thai là bước lùi trong quyền của phụ nữ. Tuy nhiên ở một số nước châu Á, được phép phá thai trên thực tế lại đe dọa quyền quyết định của phụ nữ.

Một phụ nữ tên Novia Widyasari đến từ Trung Java, Indonesia hai lần bị bạn trai Randy Bagus ép uống thuốc phá thai. Áp lực có con ngoài giá thú, Bagus lo sợ mình sẽ mất công việc cảnh sát. Vốn trầm cảm sau khi bị ép bỏ đứa con đầu lòng, Widyasari đã tự tử 4 tháng sau khi Bagus ép cô phá thai lần hai.

Bagus đã bị sa thải khỏi ngành cảnh sát và nhận án 2 năm tù vì liên quan đến phá thai bất hợp pháp. Ép buộc phụ nữ phá thai vẫn không phải là hành vi phạm tội ở Indonesia.

Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á - Hình 4

Tại Nhật Bản, đến thuốc tránh thai khẩn cấp cũng cần chỉ định của bác sĩ và có giá thành lên tới 150 USD. Ảnh: AFP.

Áp lực buộc phụ nữ chưa kết hôn phải phá thai cũng tràn lan ở Trung Quốc, theo nhà nữ quyền Lu. Cô giải thích quyền được phá thai ở Trung Quốc không nên nhầm lẫn là dấu hiệu trao quyền cho phụ nữ. Mang thai trước khi kết hôn vẫn bị xã hội kỳ thị và những bà mẹ chưa kết hôn không được đảm bảo các lợi ích xã hội.

Ở Ấn Độ, tình trạng ép phá thai để chọn lọc giới tính đang là vấn nạn. Theo ước tính, chỉ có khoảng 10% trong số 15 triệu ca phá thai hàng năm của Ấn Độ là do phụ nữ tự nguyện. Trong hầu hết trường hợp, áp lực gia đình đóng vai trò quan trọng, phần lớn là do tâm lý thích con trai, đặc biệt là ở miền Bắc Ấn Độ.

Ngay cả ở những quốc gia hiếm khi ép phá thai, việc tiếp cận phá thai hợp pháp không đi cùng quyền tự quyết của phụ nữ. Ở Singapore, về mặt pháp lý, phụ nữ bắt buộc phải nhận tư vấn và đợi 48 giờ trước khi đồng ý thực hiện thủ thuật.

“Thời gian tư vấn và chờ đợi có thể khiến người đó nghĩ tìm cách phá thai là điều đáng trách hoặc không đúng về mặt đạo đức, gây cảm giác tội lỗi hoặc hối hận”, Shailey Hingorani – chuyên gia từ Hiệp hội Phụ nữ Hành động và Nghiên cứu ở Singapore – cho biết.

Tại Nhật Bản, chỉ có phá thai bằng phẫu thuật mới là hợp pháp, với phương pháp phổ biến nhất là nong và nạo, lấy thai ra bằng dụng cụ kim loại. Các cuộc thảo luận gần đây cho thấy nếu hợp pháp hóa thuốc phá thai, cần cả vợ lẫn chồng đồng ý thì bác sĩ mới kê đơn.

“Cần nam giới đồng ý mới mua được thuốc phá thai thể hiện quan niệm cơ bản rằng phụ nữ yếu đuối và không thể tự mình quyết định”, theo chuyên gia Ohashi từ tổ chức Soshiren.

Michiyo Ono – thành viên của JOICFP, tổ chức phi chính phủ ủng hộ quyền sinh sản của phụ nữ – lạc quan hơn. Cô nói các điều kiện hợp pháp hóa được đề xuất có nhiều mặt trái, “nhưng hợp pháp hóa thuốc phá thai sẽ là bước đi đúng hướng”.

Thông điệp của Ono rất rõ ràng: Có một số cơ hội tiếp cận phá thai an toàn, tuy phức tạp, vẫn tốt hơn là không có quyền tiếp cận nào cả.

Quốc gia châu Âu đầu tiên cho nữ lao động nghỉ có lương ngày 'đèn đỏ'

Chính phủ Tây Ban Nha ngày 17/5 đã thông qua một dự luật cho phép nữ lao động nghỉ phép có lương trong những ngày kinh nguyệt và bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ.

Quốc gia châu Âu đầu tiên cho nữ lao động nghỉ có lương ngày đèn đỏ - Hình 1
Phụ nữ tham gia biểu tình đòi quyền phá thai tại Tây Ban Nha ngày 28/9/2021. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, để chính thức được thông qua, dự luật này cần phải được đánh giá trong một phiên điều trần công khai và một cuộc bỏ phiếu tại quốc hội.

"Hôm nay tôi muốn gửi một thông điệp ủng hộ quốc tế đối với tất cả phụ nữ đang đấu tranh cho quyền sinh sản và tình dục. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chính phụ nữ mới là người quyết định điều gì xảy ra với cơ thể của họ", Bộ trưởng Bình đẳng giới Irene Montero phát biểu trước các phóng viên.

Nếu được thông qua, nữ lao động tại Tây Ban Nha có thể được phép nghỉ có lương trong 3 ngày khi gặp triệu chứng đau bụng nghiêm trọng trong kỳ kinh nguyệt. Một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ đến 5 ngày. Dự luật cũng đề cập đến việc phân phát miễn phí các sản phẩm hỗ trợ cho nữ giới đến kỳ "đèn đỏ" tại các cơ sở công cộng như trường học, trung tâm y tế.

Trước đó, dự luật trên đã gây ra một cuộc tranh luận ở Tây Ban Nha về việc liệu các quy định mới có ảnh hưởng đến vị trí của phụ nữ ở nơi làm việc hay không. "Nó có thể khiến các nhà tuyển dụng gặp mâu thuẫn khi quyết định có thuê nữ lao động hay không", sinh viên 21 tuổi Pablo Beltran Martin chia sẻ.

Về quyền phá thai của phụ nữ, dự luật mới không yêu cầu những trường hợp mong muốn phá thai chỉ mới 16-17 tuổi cần có sự chấp thuận của bố mẹ. Dự luật cũng cho phép phụ nữ nghỉ thai sản từ tuần thai 39.

Luật cải cách phá thai ban hành năm 2010 của Tây Ban Nha cho phép phụ nữ chấm dứt mang thai ngoài ý muốn theo yêu cầu với tuổi thai từ 14 tuần trở xuống hoặc trong một số trường hợp thai nhi bất thường, chỉ định chấm dứt thai kỳ có thể thực hiện đối với thai trước 22 tuần.

Động thái của chính phủ Tây Ban Nha được đưa ra khi hàng nghìn người ủng hộ quyền phá thai biểu tình trên khắp nước Mỹ vào ngày 14/5, phản đối viễn cảnh Tòa án Tối cao có thể sớm lật ngược quyết định hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc cách đây nửa thế kỷ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạtTrùm tội phạm bị tịch thu nhà để bồi thường cho 39 người Việt chết ngạt
20:38:22 19/01/2025
Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?Lãnh đạo nước ngoài nào được mời và không được mời dự lễ nhậm chức của ông Trump?
17:26:38 20/01/2025
Ông Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chứcÔng Trump muốn đến Trung Quốc, sẽ ký lệnh hành pháp kỷ lục ngày đầu nhậm chức
22:00:06 19/01/2025
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu ÁDự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á
06:01:30 20/01/2025
Tài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lầnTài sản của các tỷ phú trên thế giới tăng nhanh gấp 3 lần
17:41:44 20/01/2025
Ông Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lạiÔng Trump có thể gia hạn cho TikTok, nhiều bên đang đàm phán mua lại
21:57:33 19/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chứcTổng thống đắc cử Mỹ cam kết thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức
15:54:20 20/01/2025
Khu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông TrumpKhu công nghiệp gần biên giới Mỹ lên phương án đối phó mức thuế mới thời ông Trump
19:48:21 19/01/2025

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụThợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ
00:46:29 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025
Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168
05:40:29 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025
Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1
00:46:27 21/01/2025

Tin mới nhất

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức

Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức

07:35:50 21/01/2025
Theo chuyên gia Karatnycky, tân Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh các vấn đề về giới và chính sách loại bỏ những người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là những người có tiền án.
Xuân Ất Tỵ 2025: Người gốc Việt ở Tây Nam Campuchia hướng về cội nguồn

Xuân Ất Tỵ 2025: Người gốc Việt ở Tây Nam Campuchia hướng về cội nguồn

07:30:16 21/01/2025
Cũng tại sự kiện, ông Trần Văn Năm - Chủ tịch Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia (KVA) chi nhánh tỉnh Preah Sihanouk đã bày tỏ vui mừng và tự hào trước sự phát triển toàn diện của Việt Nam.
Tổng thống Trump chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp biên giới và kế hoạch trục xuất lớn

Tổng thống Trump chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp biên giới và kế hoạch trục xuất lớn

07:25:48 21/01/2025
Theo kế hoạch, các sắc lệnh hành pháp sẽ được ký tại ba địa điểm khác nhau: tại Capitol Rotunda sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tại bữa tiệc ở Capital One Arena, và cuối cùng là tại Nhà Trắng.
Nguyên nhân khiến hệ thống phòng không S-400 của quân đội Nga giảm mạnh hiệu quả

Nguyên nhân khiến hệ thống phòng không S-400 của quân đội Nga giảm mạnh hiệu quả

06:18:16 21/01/2025
Tính phức tạp trong vận hành của hệ thống phòng không S-400 và sự phụ thuộc vào các radar như 92N6 khiến nó dễ bị tổn thương trước các cuộc tấn công chính xác, làm nổi bật sự thay đổi trong động lực của chiến tranh hiện đại.
Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

06:14:35 21/01/2025
Lễ nhậm chức diễn ra hơn 2 tháng sau khi ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris với 312 phiếu, hơn đối thủ tới 86 phiếu.
Tổng thống Nga chúc mừng ông Trump trước lễ nhậm chức

Tổng thống Nga chúc mừng ông Trump trước lễ nhậm chức

06:01:20 21/01/2025
Đây sẽ là lần thứ 2 lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ được tổ chức trong nhà, sau sự kiện đầu tiên diễn ra vào tháng 1/1985 trong lễ nhậm chức lần hai của Tổng thống Ronald Reagan.
Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống

Mỹ thắt chặt an ninh trước lễ nhậm chức Tổng thống

05:51:25 21/01/2025
Thị trưởng thành phố Washington DC Muriel Bowser bày tỏ tin tưởng vào lực lượng thực thi pháp luật và kêu gọi người dân địa phương chuẩn bị cho việc chặn các tuyến đường.
Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Vua Charles III và chiến lược ngoại giao với Tổng thống đắc cử Donald Trump

18:04:26 20/01/2025
Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang đặt ra nhiều thách thức mới cho mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ.
Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

Khả năng Hàn Quốc theo đuổi vũ khí hạt nhân trong nhiệm kỳ hai của ông Trump

17:57:08 20/01/2025
Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, việc Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể làm gia tăng nghi ngờ của Hàn Quốc về khả năng bảo vệ từ phía Mỹ, khiến nước này cân nhắc xây dựng năng lực răn đe độc lập.
Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

Phó Chủ tịch Hàn Chính: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Mỹ

17:33:48 20/01/2025
Trong thông báo, nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết ông Hàn Chính và ông Vance đã thảo luận nhiều chủ đề bao gồm thuốc giảm đau fentanyl, cân bằng thương mại và ổn định khu vực.
Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

Washington DC bùng nổ 'bất động sản vàng' khi quyền lực chính trị và tài chính giao thoa

17:30:23 20/01/2025
Cùng với việc ông Trump tái đắc cử, một trong những tác động tức thời nhất ở Washington là sự bùng nổ của thị trường bất động sản hạng sang.
Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

Thủ tướng O.Scholz khẳng định nước Đức không bao giờ quên ký ức về thảm họa diệt chủng Do Thái

17:23:59 20/01/2025
Phát biểu trước cộng đồng Do Thái ở Frankfurt trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz - lớn nhất của Đức Quốc xã, Thủ tướng Scholz khẳng định không thể lãng quên quá khứ.

Có thể bạn quan tâm

Nhói lòng cảnh bố Việt Phương Thoa đón cái tết cuối cùng sum vầy bên gia đình

Nhói lòng cảnh bố Việt Phương Thoa đón cái tết cuối cùng sum vầy bên gia đình

Netizen

08:17:24 21/01/2025
Năm ngoái, Việt Phương Thoa đã cùng bố và gia đình đón cái Tết cuối cùng ấm cúng, sum vầy. Nhưng đến năm nay, cái Tết 2025 của nữ Tiktoker không còn trọn vẹn nữa rồi vì thiếu mất đi đấng sinh thành.
Đi về miền có nắng - Tập 11: Phong (Bình An) thích Dương mất rồi!

Đi về miền có nắng - Tập 11: Phong (Bình An) thích Dương mất rồi!

Phim việt

07:16:41 21/01/2025
Càng tiếp xúc, càng trò chuyện, Phong lại càng hiểu Dương và tìm thấy sự đồng điệu, ấm áp từ cô. Có lẽ Phong (Bình An) thích Dương mất rồi!
Sao nữ Vbiz công khai diện mạo của chồng thứ 5, phản pháo 1 tin đồn gây sốc

Sao nữ Vbiz công khai diện mạo của chồng thứ 5, phản pháo 1 tin đồn gây sốc

Sao việt

07:10:04 21/01/2025
Mới đây, diễn viên Hoàng Yến lại công khai chia sẻ khoảnh khắc bên chồng sắp cưới trên mạng xã hội. Trong clip, cô còn liên tục thể hiện tình cảm với nửa kia.
Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

06:57:15 21/01/2025
Khi khách có nhu cầu mua hàng nội địa Nhật chuyển tiền đặt cọc, Biên liền chặn tài khoản Zalo của họ rồi chiếm đoạt tiền.
Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Sức khỏe

06:48:51 21/01/2025
Tối 20/1, Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin, một học sinh ở vùng quê trên địa bàn tỉnh, do tự chế pháo nổ đã gây nổ dẫn đến tử vong.
Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Phong cách sao

06:28:02 21/01/2025
Carpet Check tuần qua đánh giá cao set đồ gợi cảm của Chi Pu. Văn Mai Hương hóa cô nàng ma mị, nhưng tổng thể không ấn tượng.
Người hại Lee Min Ho ê chề?

Người hại Lee Min Ho ê chề?

Phim châu á

06:04:53 21/01/2025
Những ngày qua, thất bại thảm hại của When the stars gossip trên mặt trận rating đã khiến Lee Min Ho rơi vào cảnh ê chề.
Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này

Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này

Tv show

06:02:33 21/01/2025
Từ tập 1 đến tập 14, Kiều Anh luôn có cách thể hiện khá ấn tượng, không chỉ hát, nhảy, đọc rap, Kiều Anh còn sáng tác, chơi nhạc cụ và sản xuất.
Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Cách làm sườn bò nướng mật ong thơm ngon tại nhà

Ẩm thực

06:00:47 21/01/2025
Sườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.
Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Bộ tộc 'đà điểu' gốc Phi chỉ có 2 ngón chân, các chuyên gia đã đến để tiết lộ sự thật

Bộ tộc 'đà điểu' gốc Phi chỉ có 2 ngón chân, các chuyên gia đã đến để tiết lộ sự thật

Lạ vui

00:46:26 21/01/2025
Để không lúc nào cũng đắm chìm trong cuộc sống hư vô và nhàm chán này, du lịch là một trong những cách tốt nhất để tiếp xúc với thế giới.