Nghịch lý ở Điện Biên: Dân nghèo thua lỗ từ dự án hỗ trợ thoát nghèo
Một con lợn giống giá bằng một con lợn thịt là sự thật tại dự án hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo ở Điện Biên.
Một con lợn giống có trọng lượng 20 kg bằng giá tiền của một con lợn thịt trọng lượng 70 kg, một điều tưởng phi lý, nhưng lại có thật tại dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo của tỉnh Điện Biên. Hậu quả dân nghèo thua lỗ bởi một dự án mà chính quyền đã lựa chọn để giúp họ. Điều này có thể lý giải vì sao trong những năm qua tỉnh Điện Biên đã được nhận khá nhiều chính sách giảm nghèo của Chính phủ, song kết quả đạt được không cao. Hiện Điện Biên vẫn là một trong tỉnh đặc biêt khó khăn với tỷ hộ nghèo trên 28%.
Dân nghèo lỗ vốn từ dự án hỗ trợ sản xuất giảm nghèo.
Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng cuộc sống của bà Vũ Thị Gấm ở đội 3, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên vẫn chưa thoát khỏi cảnh bữa đói bữa no. Chồng mất sớm, lại phải nuôi thêm một đứa cháu bệnh tật nên gia đình bà thuộc diện nghèo nhất đội.
“Cái khó bó cái khôn” với bà Gấm cũng đã có khá nhiều dự định để phát triển kinh tế gia đình vượt qua đói nghèo, song vì điều kiện quá khó khăn nên mọi dự định đều không thành. Mong mỏi có được đồng vốn để phát triển kinh tế gia đình ổn định cuộc sống.
Điều mong ước đó bây lâu nay đã thành hiện thực khi bà là một trong 33 hộ đã có tên trong danh sách của xã về chính sách hỗ trợ vật nuôi theo chương trình 135 giai đoạn III của Chính phủ do UBND xã Thanh Hưng là chủ đầu tư. Theo đó gia đình bà Gấm được hỗ trợ 1 con lợn giống có trọng lượng 20kg, kèm theo là 175 kg thức ăn.
Ông Nguyễn Tiến Nhật – Trưởng đội 3 cho biết: Thực hiện chương trình 135 giai đoạn III của Thủ Tướng Chính phủ, năm 2015, đội có 4 hộ nghèo được nhận hỗ trợ. Trong đó, mỗi hộ được nhận 1 con lợn giống lai siêu nạc nuôi hướng thịt có trọng lượng từ 20 – 22kg và một lượng thức ăn đủ để nuôi đến khi suất bán. Theo đó, 1 kg lợn giống có giá 170 nghìn đồng và 19 nghìn đồng/kg thức ăn tổng hợp. Tổng hỗ trợ cho mỗi hộ là gần 7 triệu đồng.
Ông Nguyễn Tiến Nhật, Trưởng đội 3, xã Thanh Hưng , huyện Điện Biên cho biết: “Nếu theo chúng tôi tính mà chúng tôi bỏ tiền ra mua theo giá 170 nghìn đồng một cân và cám 19 nghìn một cân thì chắc chắn là lỗ nặng chứ không thể có lãi”.
Video đang HOT
Với cách tính của ông trưởng thôn thì “lỗ nặng” vậy mà tại bảng thuyết minh về dự án của xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên thì ngược lại. Theo bản thuyết minh này thì mỗi con lợn giống có trọng lượng khi cấp là 20kg, sau 3 tháng nuôi sẽ đạt được từ 80 – 83 kg. Theo hạch toán thực tế cho thấy mỗi con lợn thịt sau khi trừ hết chi phí sẽ lãi được 130 – 150 nghìn đồng/tháng. Số tiền này góp phần vào tăng thu nhập cải thiện cuộc sống của các hộ nghèo. Song trên thực tế, nếu chỉ làm một phép tính đơn giản, dự án nuôi lợn thịt cho các hộ nghèo theo chương trình 135 giai đoạn III nhà nước phải bỏ ra gần 7 triệu đồng bao gồm: tiền giống và thức ăn. Sau 3 tháng chăm sóc, những con lợn trên đạt được trọng từ 80 – 85 kg, với giá lợn thịt trên thị trường từ 45 – 50 nghìn/kg thì mỗi con lợn suất bán các hộ nghèo chỉ thu về được từ 4 – 4,2 triệu đồng. Bỏ ra gần 7 triệu đồng tiền vốn mà chỉ thu về được 4,2 triệu đồng. Đó là chưa tính đến việc con lợn không bệnh tật, phát triển tốt, còn nếu không thì có khi hộ nghèo lại trắng tay. Vậy số tiền lãi 130 – 150 nghìn đồng/tháng UBND xã Thanh Hưng lấy ở đâu ra?
Theo ông Nguyễn Ngọc Ngấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng: trước khi tiến hành lựa chọn con lợn cấp cho hộ nghèo đã được tập thể, Ban lãnh đạo xã họp bàn và tính toán kỹ lưỡng: “Chúng tôi đã đưa ra nhiều phương án, sau đó thống nhất chỉ đạo bằng hội nghị liên tịch gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, trưởng ban công tác mặt trận và các ban ngành của xã. Sau khi hội nghị bàn bạc cân nhắc thì đưa ra phương án là chăn nuôi lợn là tốt nhất, hướng dẫn hỗ nghèo dễ nhất và đem lại hiệu quả cao hơn”.
Theo danh sách của xã Thanh Hưng thì đã có 33 hộ nghèo của xã được hỗ trợ lợn giống với tiền ngân sách nhà nước bỏ ra 220 triệu đồng. Tuy nhiên, với kiểu bỏ ra gần 7 triệu đồng mà chỉ thu về hơn 4 triệu đồng thì số tiền mà các hộ nghèo của xã bị thua lỗ sau 4 tháng nuôi lợn là gần 100 triệu đồng. Số tiền mà đáng lẽ họ được hưởng từ Đảng và nhà nước để thoát nghèo nếu hỗ trợ bằng tiền.
Vấn đề trên chỉ là một ví dụ, trong những năm qua thực hiện dự án giảm nghèo của Chính phủ đã có rất nhiều địa phương của tỉnh Điện Biên lựa chọn cách làm như xã Thanh Hưng để giúp dân nghèo, nhưng cách làm đó đã mang lại hiệu quả không mong muốn./.
Quốc Hưng
Theo_VOV
Doanh nghiệp nhà nước nợ khủng: Ai mua để gánh nợ?
Trong kinh tế thị trường, bất kể doanh nghiệp nào có nợ xấu không ai mua để gánh nợ.PGS.TS Phương Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM trao đổi về tình trạng nợ nần của DNNN, nhất là trong bối cảnh cổ phần hóa DNNN không đạt tốc độ như kỳ vọng.
PV: - Một báo cáo mới đây của Chính phủ cho hay, số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi kết thúc năm 2014 đã lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Trong đó, nợ nước ngoài phải trả của khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước là hơn 380.000 tỷ đồng. Ông bình luận như thế nào về những con số này? Thưa ông, phải hiểu thế nào về thực trạng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có lãi, hoặc tỷ suất lợi nhuận thấp so với vốn chủ sở hữu nói trên?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, không có lãi dư luận xã hội đã nói nhiều nhưng tại sao không cải thiện được?
Theo tôi có 2 lý do. Thứ nhất, DNNN phải thực hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: kinh doanh theo cơ chế thị trường hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ chính trị an sinh xã hội (như điều tiết, bình ổn giá cả, đảm bảo các cân đối lớn, phát triển vùng sâu vùng xa, công bằng xã hội...). Nếu đầu tư cho xã hội thì không bao giờ tính toán bằng con số, bằng tiền. Cho đến nay Việt Nam chưa có chính sách để DNNN thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Các DNNN đang cổ phần hóa với tốc độ không như kỳ vọng. Ảnh minh họa
Thứ hai, quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ, còn để tình trạng tham ô lãng phí trong chi tiêu Nhà nước phổ biến. Qua báo cáo của Chính phủ có thể thấy tình hình thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) rất căng thẳng. Trong 5 năm qua tình trạng bội chi ngân sách luôn diễn ra với mức trung bình hàng năm khoảng 5,4% GDP. NSNN chi quá nhiều vào chi thường xuyên. Tỷ trọng chi thường xuyên trên tổng cơ cấu chi tăng từ mức 60% giai đoạn 2011-2012 lên mức 67-70% năm 2014. Trong 2 năm gần đây chi thường xuyên mỗi năm gấp đến 4 lần chi đầu tư phát triển từ NSNN.
PV: - Theo cách tính nợ công hiện nay, khoản nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói trên đã được tính vào chưa và vì sao? Đứng từ góc độ điều hành chính sách, theo ông, có nên tính đúng tính đủ nợ công hay không? Nhìn nhận thực chất vấn đề nợ công sẽ giúp chúng ta trong vấn đề tái cơ cấu nợ và tính toán khả năng trả nợ như thế nào?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự khác nhau.Tại Việt Nam, nợ của DNNN, nợ của tổ chức thuộc Nhà nước không được tính vào nợ công của quốc gia. Trong khi đó, khối nợ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thực tế rất lớn. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công Việt Nam so với GDP đã là 57,3%, khoảng 64% GDP vào cuối năm 2015 vượt mức 50% GDP. Theo tính toán quốc tế thì nợ công của Việt Nam đã lên đến 106% GDP, đã vượt ngưỡng an toàn.
Nợ công có xấu không? Nợ công có vai trò quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nợ công đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối NSNN. Singapore là nước có nợ trên GDP lớn nhất Đông Nam Á (93,1%), theo sau là Indonesia (25,9%). Nhờ có lượng tiền nợ công khổng lồ, Nhật Bản đã đầu tư phát triển kinh tế xã hội rất hiệu quả, đưa đất nước tan hoang sau Đại chiến thế giới thứ 2 lên nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tại Việt Nam, trong 30 năm qua nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các dự án tăng trọng quốc gia... được đầu tư bằng nguồn vốn vay công. Tuy nhiên, đầu tư công kém hiệu quả (ICOR 6-7), thâm hụt ngân sách ở mức cao đã kéo nợ công ngày một "phình ra".
Thực chất nợ công an toàn hay rủi ro phụ thuộc vào các yếu tố đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khỏe" nói chung của nền kinh tế ổn định và tốt không.
Vậy vay trong nước hay vay ngoài nước tốt hơn? Có ý kiến cho rằng vay ngoài nước với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, tốt hơn vay trong nước. Thực tế trên thế giới cho thấy ở các nước đang phát triển thời kỳ đầu trong khi nguồn vốn trong nước hạn chế thì vay vốn nước ngoài, sau đó phải thực hiện vay vốn trong nước, có thể lãi suất cao hơn và thời gian trả ngắn hơn, nhưng đảm bảo an toàn.
Khi người dân trong nước được hưởng lợi với lãi suất cao sẽ kích thích họ kinh doanh đầu tư, từ đó tăng được nguồn thu thuế. Mặt khác vay trong nước, Chính phủ dễ dàng phát hành trái phiếu mới mỗi khi trái phiếu cũ đáo hạn. Lãi suất tiền đồng dù cao nhưng lạm phát cũng sẽ làm cho món nợ về thực chất nhỏ đi nhiều lần. Với hệ thống ngân hàng và tài chính nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ thì việc tìm đầu ra cho trái phiếu tiền đồng là không khó khăn cho lắm.
PV: - Trong điều kiện các DNNN đang cổ phần hóa với tốc độ không như kỳ vọng hiện nay, từng có ý kiến cho rằng nếu không làm "sạch nợ" thì sẽ không ai mua lại cổ phần. Ông đồng tình ở mức độ nào với quan điểm này? Trong trường hợp này cần phải giải quyết nợ của DNNN như thế nào hay sẽ xảy ra tình trạng, doanh nghiệp trả nợ xong rồi cổ phần hóa thì số tài sản thu lại về ngân sách sẽ gần như không đáng kể?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Trong điều kiện các DNNN đang cổ phần hóa với tốc độ không như kỳ vọng hiện nay, trong đó có DNNN nợ xấu nhưng có vai trò chủ đạo, có DNNN nợ xấu không có vai trò chủ đạo, có DNNN kinh doanh có lãi không có vai trò chủ đạo. Trong kinh tế thị trường, bất kể doanh nghiệp nào có nợ xấu không ai mua để gánh nợ.
Theo tôi, cần phân loại DNNN khi bán cổ phần. Đối với DNNN nợ xấu nhưng đóng vai trò chủ đạo thì Nhà nước không nên bán, trong trường hợp này cần phải giải quyết nợ, Nhà nước mua với giá 0 đồng. Các DNNN có nợ xấu, không đóng vai trò chủ đạo thì Nhà nước có thể bán thu về NSNN không đáng kể. Các DNNN kinh doanh có lãi không đóng vai trò chủ đạo có thể bán, ưu tiên cho nhà đầu tư trong nước.
Phải quán triệt chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan trọng là DNNN. Chúng ta cần phải biết vai trò chủ đạo của DNNN. DNNN phải thực hiện các mục tiêu: là công cụ chính sách về ngành, cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, công cụ ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu xã hội, an sinh xã hội. DNNN có nhiệm vụ phát triển những ngành đầu vào, tác động lan tỏa, các ngành công nghiệp nặng, công nghệ cao đòi hỏi về công nghệ và vốn cao. DNNN còn có nhiệm vụ quan trọng, phát triển dịch vụ công, cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường, giao thông công cộng, ...đó là chức năng phúc lợi, an sinh xã hội của Nhà nước.
PV: - Thực tế, nhiều chuyên gia đã từng dự báo, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những thất thoát nhất định trong quá trình cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thưa ông, tới thời điểm này, ông nhìn nhận nhận định trên như thế nào? Nếu đây là cái giá chúng ta buộc phải chấp nhận để đưa nền kinh tế phù hợp với thị trường và những cam kết quốc tế thì phía cơ quan quản lý cần hành xử như thế nào để người dân có thể hiểu và thông cảm?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Đúng là tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ xấu mà cổ phần hóa thì phải chịu thất thoát. Đây là cái giá chúng ta buộc phải chấp nhận để đưa nền kinh tế phù hợp với thị trường và những cam kết quốc tế. TPP bắt loại bỏ vai trò của các công ty nhà nước, buộc những thể chế này phải cải tổ để tạo cơ hội phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam nên xác định rõ liệu theo đuổi cổ phần hóa là một phần của nỗ lực nhằm chuyển sang nền kinh tế thị trường như cam kết TPP, hay nhằm nâng cao hiệu quả DNNN, giảm nợ chính phủ.
Chúng ta đang đẩy mạnh cổ phần hóa, việc thoái vốn nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính. Theo tôi, Nhà nước cần tái cơ cấu DNNN, nâng cao hiệu quả DNNN, nắm vững những lĩnh vực then chốt, trọng yếu, thoái vốn DNNN không then chốt cho nhà đầu tư trong nước mặc dù có lãi ít hơn nhằm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước, không để nước ngoài thâu tóm.
Theo Báo Đất Việt
Một ngư dân câu được cá sủ vàng trị giá nửa tỷ Con cá sủ vàng quý hiếm được một thanh niên câu được có trọng lượng gần 3 kg. Ngày 24/11, anh Nguyễn Minh Nhật, trú tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình câu được một con cá sủ vàng nặng gần 3kg tại khu vực cảng Gianh. Đây là loài cá quý hiếm có giá trị cao...