Nghịch lý ở các nước sạch bóng COVID-19: Chống dịch dễ, mở cửa khó
Nhiều quốc gia, chủ yếu là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã có chiến thắng nghẹt thở trong cuộc chiến với COVID-19 khi quét sạch virus này khỏi lãnh thổ. Giờ họ đối mặt với thử thách mới: tái hòa nhập với thế giới vẫn đang đầy rẫy dịch bệnh.
Thế khó về lâu dài
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 8/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bloomberg, thành công của những quốc gia sạch bóng COVID-19 đang trở thành một điều ràng buộc khó khăn. Khi các thành phố như New York ở Mỹ hay London ở Anh tăng tốc tiêm vaccine, dần trở lại cuộc sống bình thường, chấp nhận vẫn có hàng trăm ca mắc hàng ngày, thì những nơi như Singapore và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) lại bị bỏ lại phía sau vì họ kiểm soát biên giới ngặt nghèo và tìm cách dập các ổ dịch chỉ có vài ca mắc.
Thế giới đã trải qua 18 tháng chịu đựng dịch bệnh hoành hành khiến trên 3,3 triệu người thiệt mạng. Trong khi đó, các nước như Trung Quốc, Singapore, Australia và New Zealand có số ca tử vong ít hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia, kể cả các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Thành công này giúp người dân sống cuộc sống gần như bình thường trong phần lớn năm qua. Một số người còn không phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, duy trì thành tích này cũng đòi hỏi các nước phải áp đặt các chu kỳ phong tỏa cách quãng, gần như cấm hoàn toàn nhập c ảnh quốc tế, áp đặt chính sách cách ly nghiêm ngặt. Không mấy người được phép nhập cảnh các nước này và họ phải cách ly hoàn toàn trong vài tuần liền.
Trong khi đó, nhờ tiêm chủng rộng rãi, các nơi khác trên thế giới đang trở lại cuộc sống bình thường và mở cửa cho nhập cảnh quốc tế, các chuyên gia đang đặt ra câu hỏi liệu đóng cửa hoàn toàn để ngăn COVID-19 có đáng đánh đổi nếu áp dụng về lâu dài.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 15/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Rupali Limaye, Giám đốc khoa học hành vi tại Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế (khoa y Đại học Johns Hopkins), nhận định: “Thế giới lúc nào cũng có COVID-19, nên đóng cửa hoàn toàn giờ không phải là lựa chọn”.
Đối với một số nhà quan sát ở những nước mà có hàng nghìn ca mắc mỗi ngày, các phản ứng quyết liệt thái quá với một vài ca bệnh dường như là quá đà. Tuy nhiên, mục đích quét sạch COVID-19 trước khi phải phong tỏa hàng tháng trời là cần thiết và chiếc lược này hầu như luôn hiệu quả. Dù vậy, tốc độ tiêm chủng chậm ở những nước này cùng với mối đe dọa của biến chủng mới khiến các biện pháp chống dịch trở nên ngày càng nặng nề.
New York hiện có 95 ca mắc mới/1 triệu dân hàng ngày và Mỹ vừa bỏ lệnh yêu cầu đeo khẩu trang với người đã tiêm vaccine. Còn tại Singapore, ngày 13/5, nước này ghi nhận 4,2 ca mắc mới/1 triệu dân, nâng số ca mắc trong cộng đồng lên mức cao nhất từ tháng 7/2020, khiến chính phủ cảnh báo tình hình đang rất bấp bênh. Singapore lập tức thắt chặt kiểm soát biên giới, hạn chế tụ tập xã hội sau khi có 60 ca mắc cộng đồng trong một tuần.
Tại Hong Kong, bất kỳ ai sống cùng tòa nhà với một ca mắc biến thể mới đều phải cách ly 3 tuần tại nơi chính quyền chỉ định. Chính sách này mới chỉ thay đổi tuần trước.
Đài Loan, một vùng lãnh thổ khác của Trung Quốc, có 16 ca mắc cộng đồng ngày 13/5, mức cao kỷ lục hàng ngày. Chính quyền ngay lập tức hạn chế các hoạt động tại các phòng tập thể dụ và tụ điểm công cộng.
Video đang HOT
Australia thì cho biết tới nửa sau năm 2022 mới mở cửa lại biên giới quốc tế.
Ông Peter Collignon, Giáo sư bệnh truyền nhiễm tại khoa y Đại học Quốc gia Australia, nói: “Vì chúng tôi chống dịch quá thành công nên chúng tôi lại càng ngại rủi ro hơn trước. Chúng tôi không thể chấp nhận để COVID-19 xâm nhập vào nước. Nỗi sợ này gần như quá lớn so với rủi ro thực sự”.
Tiếp tục cô lập với bên ngoài là cái giá mà những nơi này sẽ phải trả để duy trì cách chống dịch này về lâu dài, khi mà các nơi khác trên thế giới học cách chấp nhận một số ca mắc COVID-19, miễn là hệ thống y tế không quá tải.
Phần lớn chuyên gia cho rằng SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn. Thay vào đó, nó sẽ trở thành dịch bệnh và lây lan ở mức độ nào đó mà không gây bùng phát làm chết nhiều người như từ cuối năm 2019 tới nay.
Theo ông Donald Low, Giáo sư tại Viện Chính sách công thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, để không có ca mắc COVID-19 nào, các nền kinh tế trên sẽ phải thực hiện các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn. Điều này càng về sau sẽ càng không hợp lý hoặc không thể trụ được. Các biện pháp này sẽ khiến những nơi chống dịch thành công lại chịu bất lợi nghiêm trọng khi người dân sau này sẽ không sẵn sàng chấp nhận nới lỏng biện pháp phòng dịch để rồi gặp rủi ro về sức khỏe”.
Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng bách hóa tại London, Anh, ngày 12/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, nhiều nước, đặc biệt là các nước có nhiều vaccine, đang bắt đầu mở cửa lại. Người dân từ Anh và Scotland sẽ được tới hàng chục quốc gia mà không cần cách ly từ 17/6. Tại Mỹ, nơi có gần 40.000 ca mắc trong ngày 13/5, nước này chưa bao giờ có biện pháp cách ly nghiêm ngặt để ngăn virus từ nước ngoài vào. Phần lớn bang bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và 25 bang đã dỡ bỏ hoàn toàn.
Còn với Đặc khu hành chính Hong Kong và Singapore, mặt trái của biện pháp chống dịch có thể lớn, khi mà các trung tâm tài chính như London và New York mở cửa lại. Hong Kong và Singapore đều là trung tâm tài chính và trung tâm hàng không. Cả hai nền kinh tế đều đặc biệt phụ thuộc vào hoạt động di chuyển. Còn với Trung Quốc đại lục và Australia có kinh tế dựa vào xuất khẩu nên có thể chịu được cảnh đóng cửa biên giới lâu hơn.
Năm 2019, Hong Kong là thành phố phổ biến nhất với du khách quốc tế, Singapore xếp thứ 3, London thứ 5 và New York thứ 11.
Tiêm chủng chậm
Ngôi sao bơi lội Cate Campbell (trái) được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Brisbane, Australia, ngày 10/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Với các khu vực chống dịch tốt, một cản trở lớn trong mở cửa lại kinh tế là tiêm chủng vaccine chậm mà nguyên nhân là do cả nguồn cung hạn chế và người dân có tâm lý không cần tiêm vaccine khẩn cấp. Ở những nơi này, người dân chưa trải qua đại dịch kinh hoàng khiến người thân, bạn bè tử vong nhiều như Ấn Độ hay Brazil. Người dân sợ vaccine hơn là virus.
Trung Quốc đã tiêm vaccine cho 12% dân số. Ở Australia, tỷ lệ này là 5%. Ở New Zealand, tỷ lệ là 3%. Trong khi đó, hơn 1/3 dân số Mỹ và hơn 1/4 dân số Anh đã tiêm vaccine đầy đủ. Do Mỹ và Anh không thể kiềm chế virus lây lan nên tiêm vaccine được ưu tiên.
Tuy nhiên, cũng không phải ai cũng đồng ý với ý kiến rằng không thể theo đuổi lâu dài biện pháp loại bỏ virus hoàn toàn. Ông Michael Baker, Giáo sư y tế công cộng tại Đại học Otago ở New Zealand, nói cách dập dịch quyết liệt như một số nơi là có lợi, thể hiện ở bằng chứng là các ca tử vong vì mọi lý do đều giảm trong năm 2020.
Ông cho rằng nếu các nước quyết tâm loại trừ virus và làm ngay từ đầu thì thế giới có thể đã loại bỏ hoàn toàn virus này và tránh được thảm họa toàn cầu hiện nay. Ông Baker vẫn muốn chiến lược này được áp dụng rộng hơn với sự hỗ trợ của tiêm chủng để COVID-19 sẽ giống như bệnh sởi, chứ không phải là bệnh quanh năm.
Dù vậy, các nước hầu như không có ca COVID-19 nào đang đối mặt tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiêm chủng không được đẩy mạnh thì các nơi này sẽ mắc kẹt trong chu kỳ mở-đóng mãi mãi, không thể vượt lên đại dịch.
'Cao bồi' cuồng chân cưỡi ngựa giấy trong phòng cách ly
David Marriott tự thiết kế trang phục cao bồi, ngựa giấy để tìm niềm vui trong những ngày cách ly ở Brisbane.
Vào ngày thứ ba trong hai tuần cách ly đề phòng Covid-19 tại khách sạn ở Brisbane, Australia, David Marriott bắt đầu chán. Anh đã xem đi xem lại loạt phim truyền hình "The Sopranos" đến mức phát ngán.
Sau khi nhận bữa trưa đựng trong bát giấy, anh chợt nghĩ tới việc làm một cái mũ cao bồi. Sử dụng những chiếc túi giấy chất lượng tốt đựng thức ăn hàng ngày, Marriott, giám đốc sáng tạo về quảng cáo truyền hình, bắt đầu thiết kế một bộ trang phục.
Anh bắt đầu làm thêm vành mũ, áo gile, quần cao bồi và cuối cùng là một con ngựa. Marriott phát hiện bàn là trong tủ, buộc nó vào đèn bàn để làm cổ và đầu, chế tạo một bộ khung. Viên nén cà phê được dùng làm mắt và lỗ mũi ngựa.
Marriott dành cả đời làm đạo cụ. Khi còn nhỏ, anh từng gặp rắc rối vì làm hỏng dụng cụ của bố. Anh tận dụng đồ đựng thức ăn dùng một lần để dựng các mô hình, chỉ đặt hàng thêm một số thứ như băng dính, đinh ghim.
Marriott đặt tên con ngựa là Russell theo một truyện cười mà bố anh hay kể.
Thế giới sáng tạo mà Marriott tạo ra bên trong phòng khách sạn ngày càng phức tạp hơn, khi anh thêm cốt truyện vào các video đăng lên mạng, khiến nhiều người thích thú. Anh tạo ra nhân vật phản diện Clingfilm Kid, kẻ ra tay cướp Russell khi Marriott đang ngủ.
Marriott thậm chí còn trò chuyện về nhân sinh quan với Russell.
"Câu chuyện mang tính triết học", anh nói. "Nội dung xoay quanh những câu hỏi như tại sao chúng ta có mặt trên đời này? Chúng ta đang làm gì ở đây?"
Anh cũng khiến nhân viên khách sạn Rydges cười vang khi đề nghị họ dắt Rusell đi dạo.
"Tôi làm thế để cổ vũ mọi người", anh nói. "Họ rất hiếu khách, nhưng hiếm khi được tương tác với khách hàng".
Những sáng tạo của Marriott cũng cổ vũ mẹ và em gái anh, những người làm quen với ngựa Russell qua trò chuyện video.
"Mẹ tôi đã cười rất to, thật tuyệt. Được nhìn thấy bà tươi cười lần nữa khiến mọi việc tôi làm đều đáng giá. Người ta chỉ cần một chút tiếng cười để làm đời vui hơn", Marriott nói.
Gia đình Marriott vừa trải qua chuyện buồn. Bố anh ngã tại nhà ở London, Anh và phải nhập viện phẫu thuật. Không may, ông cụ bị nhiễm nCoV trong quá trình điều trị.
"Tôi thật may mắn khi mẹ và các chị em ở đó và được phép vào gặp ông", anh nói. "Tôi gọi điện trò chuyện với ông lúc 3h, nhìn thấy ông suy sút mà vô cùng đau đớn. Nhưng tôi vẫn kịp nói lời vĩnh biệt ông".
Marriott đã bay từ Australia sang London dự đám tang bố. Khi quay về Australia, anh buộc phải cách ly trong khách sạn hai tuần.
Khi hết thời gian cách ly vào cuối tuần này, Marriott hy vọng sẽ được mang Russell và những tác phẩm của mình theo. Một trung tâm phim muốn tổ chức chương trình nghệ thuật về Russell.
"Giờ nó bắt đầu nổi tiếng rồi", Marriott nói.
Australia phong tỏa Brisbane sau khi phát hiện ổ dịch mới Chính quyền bang Queensland của Australia ngày 29/3 thông báo phong tỏa thành phố Brisbane và một số vùng lân cận trong vòng 3 ngày để ngăn chặn một ổ dịch COVID-19 lây nhiễm trong cộng đồng mới xuất hiện trong vài ngày qua tại đây. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Melbourne, Victoria, Australia. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng...