Nghịch lý khi thuốc chống ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư
Một nghiên cứu mới cho thấy thuốc tamoxifen, loại thuốc chống ung thư vú do hàng ngàn phụ nữ sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung gấp đôi.
Theo một nghiên cứu của Alien, phụ nữ dùng thuốc tamoxifen trong 10 năm thay vì 5 năm theo tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung từ 1,5% đến 3,5%. Ung thư nội mạc tử cung là dạng ung thư phát sinh từ nội mạc tử cung.
Nó là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Được biết, thuốc tamoxifen được sử dụng để điều trị ung thư vú đã di căn sang các cơ quan khác của cơ thể ( ung thư vú di căn), để điều trị bệnh ung thư vú ở một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật và xạ trị và để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Phụ nữ dùng thuốc tamoxifen trong 10 năm thay vì 5 năm theo tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung
Các nghiên cứu trước đây cho thấy tamoxifen ngăn chặn việc hormone estrogen kích thích sự tăng trưởng của ung thư vú. Nó có thể dùng để điều trị hoặc phòng ngừa ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh. Mặc dù thuốc ngăn ngừa estrogen trong mô vú, nhưng nó hoạt động như hormone trong tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung của người dùng.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu, từ Bệnh viện St Vincent, Dublin, Alien đã phân tích bốn nghiên cứu trước đó nhằm điều tra mối liên hệ giữa ung thư nội mạc tử cung ở những người dùng tamoxifen trong 10 năm. Kết quả tiếp tục cho thấy phụ nữ dùng thuốc trong 5 năm làm tăng nguy cơ mắc bệnh thêm 2%.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cứ 500 người sử dụng tamoxifen thì có 1 người có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử. Mặc dù số lượng người mắc là nhỏ nhưng con số này lớn hơn số liệu trung bình.
Nếu bệnh nhân ung thư vú sử dụng tamoxifen, họ có thể giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và kiểm soát bệnh tiểu đường, nếu cần.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, các dấu hiệu của bệnh bao gồm ra máu bất thường hoặc xuất huyết không trong thời kỳ kinh nguyệt, đau vùng chậu hoặc áp lực bất thường, đi tiểu khó khăn hoặc đau đớn, và đau khi quan hệ.
Huy Hoàng
Theo: dailymail/vietQ
Toát mồ hôi lách dao phẫu thuật cắt ung thư cho phụ nữ vòng eo 1,2 mét
Theo bác sĩ Tiến bệnh nhân bị ung thư tử cung và phải cắt tử cung, nạo vét hạch chậu hai bên nhưng do bệnh nhân quá mập nên các bác sĩ cũng "toát mồ hôi".
Bệnh nhân sau mổ đang hồi phục tốt. Ảnh BSCC
Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP HCM vừa phẫu thuật cho bệnh nhân T.T.T. (38 tuổi). Bác sĩ Tiến cho biết, bệnh nhân đã có gia đình và 1 con. Trước khi nhập viện 1 tháng, bệnh nhân thấy ra máu âm đạo bất thường. Bệnh nhân đến khám ở bệnh viện huyện và được chuyển thẳng lên Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Sau khi nhập khoa ngoại 1 và làm tất cả xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư nội mạc tử cung.
Theo phác đồ, điều trị đầu tay cho loại ung thư này là phẫu thuật, bao gồm: cắt tử cung và nạo hạch chậu 2 bên bình thường như bao bệnh nhân khác. Tuy nhiên đây là trường hợp ít gặp tại khoa ngoại 1 vì lý do bệnh nhân quá mập. Với chiều cao khoảng 1,5 mét nhưng cân nặng gần 100 kg (BMI: 42kg/m2, so với chỉ số BMI bình thường của người Việt Nam là 18,5 - 23).
Vòng bụng to kỷ lục 1,2 mét, khi phẫu thuật, bệnh nhân nằm trên bàn mỡ 2 bên hông bụng chảy xệ gần đụng bàn.
Trước khi mổ cho bệnh nhân này, các bác sĩ nhìn nhau: "Bệnh nhân như thế này làm sao mổ được đây? Không có dụng cụ chuyên dùng cho người béo phì và cắt được tử cung đã là khó, bệnh nhân còn phải nạo hạch chậu càng khó hơn".
Các phẫu thuật viên phải đi qua lớp mỡ thành bụng khổng lồ và cuối cùng cũng cố lách được qua lớp mỡ đã phẫu thuật. Nếu không phẫu thuật được thì không còn biện pháp nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Bác sĩ Tiến cho biết, theo thống kê, ung thư nội mạc tử cung là căn bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ Mỹ. Tại Việt Nam, 70% ung thư nội mạc tử cung gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, 25% tiền mãn kinh và 5% trong độ tuổi sinh đẻ.
Ung thư nội mạc tử cung có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng nếu bệnh ở giai đoạn muộn có thể theo đường bạch huyết di căn đến hạch hoặc theo đường máu di căn đến các cơ quan khác như phổi, gan, não, xương... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của chị em phụ nữ.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo cho các chị em phụ nữ là cần lắng nghe những thay đổi của cơ thể mình, nhất là khi bước vào giai đoạn mãn kinh hay có các yếu tố nguy cơ (béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, sử dụng tamoxifen, estrogen hay buồng trứng đa nang...) thì cần biết về các triệu chứng báo động của ung thư nội mạc tử cung (nhất là ra máu âm đạo bất thường) và mạnh dạn đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm.
Điều trị ung thư nội mạc tử cung chủ yếu là phẫu thuật. Nếu giai đoạn sớm phẫu thuật nội soi cắt tử cung và nạo hạch chậu rất nhẹ nhàng, ít đau, không thấy sẹo mổ, ít ra máu và xuất viện sớm (3-4 ngày). Giai đoạn trễ thì phẫu thuật sẽ tàn phá nhiều hơn.
Theo infonet
Cụ bà 81 tuổi bị u nang buồng trứng nhưng vẫn âm thầm chịu đựng Bà Kế đã đau bụng từ rất lâu nhưng chỉ âm thầm chịu đựng, không dám nói với người thân vì sợ, lo lắng. Gần đây, tình trạng đau ngày càng tăng nên bệnh nhân mới đến bệnh viện và được xác định bị u nang buồng trứng. Ngày 1/5, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, BV vừa thực hiện thành công...