Nghịch lý: Giữa Thủ đô hàng nghìn hộ dân vẫn khát nước sạch
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, trong 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm (Hà Nội), hiện còn 4 xã “trắng” nước sạch gồm xã Lệ Chi, Kim Sơn, Văn Đức, Trung Mầu và một số xã mới “phủ sóng” được ít hộ dân dùng nước sạch, trong khi tiến độ một số dự án cấp nước đang rất chậm.
Dự án chậm, dân “thờ ơ”
Mặc dù Nhà nước đầu tư gần 100 tỷ đồng để xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân 2 xã Ninh Hiệp và Kim Lan (huyện Gia Lâm), nhưng nghịch lý đang xảy ra ở đây là người dân không mặn mà với việc sử dụng nguồn nước của trạm.
Hàng nghìn hộ dân ở thôn Linh Quy, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: Hải Đăng
“Nếu không xử lý tốt các vấn đề nảy sinh, có thể Gia Lâm dù đã “bao phủ” trên 70% người dân được dùng nước sạch nhưng có khi năm 2020 khó đạt 100% theo yêu cầu”.
Ông Nguyễn Nguyên Quân – Trưởng Ban đô thị HĐND TP.Hà Nội
Tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2003, TP.Hà Nội đã có chủ trương đầu tư, xây dựng trạm cấp nước sạch ở hai xã Ninh Hiệp và Kim Lan nhằm cung cấp nguồn nước đảm bảo cho từng hộ dân. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài, hai dự án “đắp chiếu”, nhiều hạng mục bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng.
Ngày 5.4.2017, TP.Hà Nội chấp thuận cho Công ty CP sản xuất và Thương mại Ngọc Hải làm chủ đầu tư hai dự án: Tiếp nhận, cải tạo, nâng cấp trạm cấp nước sạch xã Ninh Hiệp (tổng vốn đầu tư hơn 47,2 tỷ đồng) và tiếp nhận, đầu tư, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch xã Kim Lan (tổng vốn đầu tư 34,688 tỷ đồng).
Video đang HOT
Người dân nơi đây e ngại sử dụng nước ở trạm này vì quá trình nâng cấp, cải tạo không được đồng bộ, ống bơm, ống dẫn nước nhiều chỗ bị han gỉ. Ông Trần Văn Hải ở xã Kim Lan cho biết: “Chúng tôi đã hết kiên nhẫn chờ nước sạch, tự khoan giếng và công nghệ xử lý nước để dùng”.
Ông Nguyễn Văn Học – Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, tại huyện có 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch, 189.786 người dân được dùng nước sạch, chiếm 70,1%. Hệ thống nước sạch gồm 2 công trình cấp nước tập trung từ hệ thống cấp nước thành phố và 5 công trình tập trung từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia nước sạch-vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, 135… Trong 5 công trình này, 2 trạm tại Bát Tràng đã hoạt động ổn định, còn 3 dự án tại Ninh Hiệp, Phù Đổng, Kim Lan đang chậm tiến độ.
Đó là dự án cấp nước sạch xã Ninh Hiệp công suất 3.300 m3/ngày đêm do Công ty CP sản xuất và thương mại Ngọc Hải làm chủ đầu tư, theo tiến độ sẽ hoàn thành tháng 12.2016 nhưng đến nay mới khôi phục xong trạm cấp nước và triển khai 80% đường ống phân phối, dịch vụ, cấp nước cho 1.300/4.100 hộ của xã (32%).
Dự án cấp nước xã Kim Lan công suất 1.500m3/ngày đêm cũng do Công ty CP sản xuất và thương mại Ngọc Hải làm chủ đầu tư, theo tiến độ tháng 12.2017 hoàn thành nhưng nay mới 483 hộ được cấp nước (31%).
Dự án cấp nước sạch xã Phù Đổng công suất 1.880m3/ngày đêm do Công ty TNHH nước sạch Hùng Thành Phù Đổng làm chủ đầu tư, theo tiến độ năm 2015 hoàn thành nhưng hiện mới khôi phục xong trạm cấp nước, triển khai 80% đường ống và cấp cho 1.600 hộ (44%).
Đề nghị thay chủ đầu tư
Ông Học cho hay, từ năm 2017, UBND huyện đã thành lập tổ công tác trực tiếp giải quyết thủ tục triển khai các dự án nước sạch nông thôn; thường xuyên đôn đốc chủ đầu tư đẩy tiến độ; tăng tuyên truyền, chỉ đạo UBND 3 xã Ninh Hiệp, Phù Đổng, Kim Lan phối hợp với đơn vị cấp nước vận động từng gia đình dùng nước sạch…
Dù vậy, các dự án tại 3 xã đang rất chậm nên đề nghị HĐND thành phố kiến nghị UBND thành phố xem xét thay thế chủ đầu tư. Tháng 12.2016 và 7.2017, UBND huyện đã có văn bản gửi thành phố, Sở Xây dựng xem xét thay thế Công ty CP sản xuất và thương mại Ngọc Hải.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Gia Lâm và các xã liên quan ngày 22.8, ông Nguyễn Nguyên Quân – Trưởng Ban Đô thị HĐND TP.Hà Nội cho rằng, yêu cầu đặt ra là các trạm cấp nước này phải được kết nối với hệ thống tập trung của thành phố. Sở Xây dựng cần tính toán, đề xuất giải pháp với thành phố.
Đặc biệt, tỉ lệ người dân được dùng nước sạch từ các trạm do doanh nghiệp tiếp quản còn tương đối thấp, do ý thức người dân nhưng cũng do họ chưa thực sự tin tưởng chất lượng nước, đòi hỏi các chủ đầu tư cần quyết liệt thực hiện chủ trương của thành phố về lắp đặt công nghệ lọc, đẩy nhanh tiến độ dự án…
Theo Danviet
Chẳng riêng miền núi, huyện Thủ đô vẫn còn 4 xã "trắng" nước sạch
Mặc dù toàn bộ 20 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhưng huyện Gia Lâm (Hà Nội) vẫn còn nhiều hạn chế trong tiêu chí môi trường. Huyện đang tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong năm nay.
Nhiều xã lo tiêu chí môi trường
Theo ghi nhận của phóng viên NTNN, trong 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm, hiện vẫn còn 4 xã "trắng" nước sạch gồm xã Lệ Chi, Kim Sơn, Văn Đức, Trung Mầu và một số xã mới "phủ sóng" được ít hộ dân được dùng nước sạch, trong khi tiến độ một số dự án cấp nước đang rất chậm.
Hàng nghìn hộ dân ở thôn Linh Quy, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Ảnh: Hải Đăng
Theo đại diện Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Gia Lâm, để xây dựng các xã NTM kiểu mẫu, UBND huyện đã tiến hành đánh giá cụ thể, chi tiết lại toàn bộ các tiêu chí ở 20 xã theo hướng dẫn mới nhất của Sở NNPTNT. Kết quả có 17 tiêu chí trong tổng số 19 tiêu chí ở 20 xã đều đạt chuẩn.
Theo phản ánh của bà con, trong quá trình nâng cấp, cải tạo, nhiều hạng mục của công trình cấp nước sạch đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Ống bơm, ống dẫn nước nhiều chỗ còn bị han gỉ, bục, vỡ khiến cho nguồn nước không đảm bảo. Nhiều hộ dân e ngại khi sử dụng nguồn nước của các trạm này.
Ông Trần Văn Hải, người dân ở xã Kim Lan cho biết: "Chúng tôi đã hết kiên nhẫn để chờ nước sạch, hiện tôi và người dân ở địa phương đã tự túc đầu tư khoan giếng và công nghệ để xử lý nước để dùng".
Bên cạnh xã Kim Lan, Trung Mầu là 1 trong 3 xã đạt chuẩn NTM trong đợt cuối của huyện Gia Lâm, trong đó khó khăn lớn nhất trong hành trình về đích là việc xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Để khắc phục, UBND xã đã vận động các hộ chăn nuôi ký cam kết và có biện pháp khắc phục cụ thể. UBND huyện Gia Lâm hỗ trợ các trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Trung Mầu đầu tư xây dựng bể biogas, nuôi giun quế, sử dụng đệm lót sinh học để xử lý ô nhiễm.
Không chỉ ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tình trạng ô nhiễm môi trường sống trong khu vực dân cư cũng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân.
Để thực hiện chương trình xây dựng NTM, trong thời gian qua UBND xã đã đầu tư nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông, kết hợp cải tạo hệ thống thoát nước; nâng cao chất lượng hoạt động của đội vệ sinh môi trường..., nhưng vẫn xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt để bừa bãi, nước thải lênh láng, gây nhếch nhác ngõ xóm.
Khẩn trương hoàn thiện để về đích
Ông Nguyễn Ngọc Thuần - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, đối với tiêu chí huyện NTM, mặc dù Gia Lâm đạt 97,7 điểm, vượt so với quy định 95 điểm, nhưng Ban Chỉ đạo huyện vẫn tự trừ điểm tiêu chí môi trường, khi vẫn còn lượng rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng chưa được thu gom, vận chuyển đến địa điểm xử lý. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề chưa có đủ kế hoạch bảo vệ môi trường.
Theo ông Thuần, mặc dù tỷ lệ hộ dân của huyện sử dụng nước sạch hơn 66%, đạt quy định, nhưng huyện cũng cho rằng tiêu chí này mới chỉ cơ bản đạt, do tỷ lệ người dân ở 3 xã Ninh Hiệp, Phù Đổng, Kim Lan sử dụng nước sạch còn thấp và bốn xã chưa có nguồn cung cấp nước sạch.
Ông Thuần cho biết thêm, hiện Gia Lâm cũng đang tích cực triển khai phương án cải tạo sông Cầu Bây, sớm khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm tại đây. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các xã duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nhất là tiêu chí môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tự giác tham gia xây dựng NTM, gắn với thực hiện văn minh, trật tự đô thị.
Huyện phối hợp với thành phố và các ban, bộ, ngành trung ương trong quá trình thẩm tra, lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định, xét công nhận huyện nông thôn mới từ tháng 9 đến tháng 11 năm nay. Hoàn thiện và trình phê duyệt đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2020.
Cũng theo ông Thuần, thời gian qua huyện Gia Lâm đã tập trung đầu tư, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Huyện đã rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất, gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gần 600ha đất, qua đó hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có giá trị kinh tế cao, như vùng trồng chuối, cam ở xã Kiêu Kỵ, Kim Sơn, chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng... cho thu nhập cao, có hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng.
Theo Daviet
Huyện Gia Lâm đã có 100% số xã đạt chuẩn Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức mới đây, lãnh đạo huyện Gia Lâm đã thông tin về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng NTM 7 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 5 tháng cuối năm 2018. Theo Phó Chủ tịch UBND...