Nghịch lý gạo Việt: Hàng “xịn” xuất khẩu rẻ hơn bán trong nước
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, gạo Việt xuất khẩu giá rẻ đang vô tình khiến những người nông dân phải “bất đắc dĩ làm nghĩa vụ quốc tế về an toàn lương thực”!
(Ảnh minh hoạ).
Xuất khẩu gạo chỉ đủ tiền uống bia
Phát biểu tại Diễn đàn về nông nghiệp diễn ra tuần qua, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp – PGS.TS Vũ Trọng Khải nhìn nhận, nhưng nông san chu lưc, có khôi luơng và giá tri cao hiẹn nay ơ tưng vùng nông nghiẹp duơng nhu là kêt qua cua quá trình tư phát.
PGS Khải dẫn giải ví dụ, vùng ĐBSCL (Tây Nam Bọ), vôn là vùng có điêu kiẹn tư nhiên thuạn lơi nhât cho sư phát triên cua nghê trông lúa nuơc, hiẹn đang cung câp tơi 90% luơng gao xuât càng hàng nam. Khôi luơng lúa đuơc san xuât và xuât càng ngày mọt tang nhơ có đâu tu vê thuy lơi, giao thông và các biẹn pháp nông học.
Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là, khôi luơng lúa san xuât và xuât cang tang lại ti lẹ nghich vơi thu nhạp cua nông dân và ti lẹ thuạn vơi ô nhiêm môi truơng.
“Hiẹn nay, nguơi dân Philipines mua gao Viẹt Nam vơi giá re, chi băng 2/3 giá gao tiêu thu trong nuơc. Vô tình, chúng ta, truơc hêt là nông dân Viẹt Nam đang phai “bât đăc di làm nghia vu quôc tê vê an toàn luong thưc”. Đó là kêt qua cua sư phát triên thiêu chiên luơc san phâm quôc gia theo vùng công nghiẹp sinh thái”, ông nói.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Gạo Việt đang mải miết sung sướng với thành tích số lượng mà quên chất lượng. Trên thực tế, vị trí của gạo Việt cũng đang bị đe doạ rồi, về gạo chất lượng cao chúng ta đã thu Thái Lan và Campuchia”.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này, ngay cả con số 3 tỷ USD xuất khẩu gạo mà Việt Nam “sung sướng” cũng không đáng kể khi chỉ ngang với 3 tỷ USD tiêu thụ rượu bia ở trong nước.
“Theo con số thống kê tôi được biết, Việt Nam xuất khẩu gạo được 3 tỷ USD, 3 tỷ này chỉ bằng lượng rượu bia tiêu thụ ở Việt Nam. Nông dân lăn lộn làm ruộng chỉ ngang tiền uống bia liệu có đáng không?”, bà đặt câu hỏi.
Bà Lan cũng nói thêm rằng: “”Không thể trách người nước ngoài mang sản phẩm tốt hơn, vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn vào bán tại Việt Nam. Ngành Nông nghiệp cũng không có quyền trách cứ hay đòi hỏi người tiêu dùng cứ phải yêu nước, thương nông dân xài hàng Việt Nam. Nếu không thay đổi căn bản, khi vào cuộc hội nhập tới, việc chúng ta thua trong ngành gạo là thấy trước được”.
Cần có thương hiệu quốc gia cho gạo Việt
Bàn về giải pháp, nhóm nghiên cứu của TS Đào Thế Anh – Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp cho rằng, gạo Việt thực sự cần một thương hiệu quốc gia nhằm giúp gia tăng giá trị xuất khẩu và có chỗ đứng vững vàng trên thị trường thế giới.
Theo TS Đào Thế Anh, mưc đọ tham gia cua gao Viẹt Nam vào chuôi giá tri toàn câu của gạo Việt vẫn còn yêu, chu yêu ơ phân khúc trung bình và thâp, gao chât luơng cao chiêm ty trong thâp… Trên 200 doanh nghiẹp Viẹt Nam có quy mô trung bình và lơn tham gia vào hẹ thông thuong mai xuât khâu gao nhung ít sư dung thuong hiẹu riêng do quá phu thuọc vào các hơp đông do Vinafood đâu thâu… Chính là chính sách tạp trung đâu môi xuât khâu đã làm giam tính nang đọng và canh tranh băng chât luơng cua các doanh nghiẹp tu nhân.
“Chât luơng gao Viẹt Nam chua đáp ưng đuơc các tiêu chuân chât luơng và đam bao sưc khoe, cung nhu môi truơng cua mọt sô thi truơng cao câp nhu Nhạt Ban, Singapore, châu Âu… Tóm lai, san xuât gao chua theo kip nhu câu ngày càng đa dang vê chât luơng cua thi truơng nhạp khâu, giá luôn thâp so vơi các nuơc xuât khâu chu chôt…”, ông nói.
Theo đó, vị chuyên gia cho rằng, mạc dù Viẹt Nam có nhiêu giông lúa ban đia có chât luơng cao, nhung gao Viẹt Nam không đuơc san xuât theo quy trình hưu co, thân thiẹn vơi môi truơng nhu Campuchia, hay sư dung giông ban đia có hô trơ cua thuong hiẹu quôc gia nhu Thái Lan, hay thuong hiẹu Basmati đã có vi trí vưng chăc trên thi truơng thê giơi cua Ân đọ.
Vì vạy, đê thuong hiẹu gao Quôc gia có hiẹu qua cân có nghiên cưu mọt cách nghiêm túc vê sơ thích tiêu dùng cua thi truơng gao thê giơi và trong nuơc. Thuong hiẹu gao Viẹt Nam phai băt đâu tư thi truơng, tư nhu câu nguơi tiêu dùng, tư các yêu tô tác đọng đên hoat đọng san xuât và thuong mai, tư tình hình canh tranh. Viẹc cung câp mọt nhóm san phâm gao tính chung duơi thuong hiẹu Quôc gia cho tât ca thi truơng se không phù hơp trong môi truơng họi nhạp sâu rọng hiẹn nay.
“Gân đây có nhiêu doanh nghiẹp nuơc ngoài sang Viẹt tìm nguôn đê nhạp khâu gao đo, gao nêp cái hoa vàng, gao hưu co, gao thao duơc, gao Nhạt (Japonica)… Đây chính là các thi truơng tiêm nang cân nghiên cưu sâu hon. Ta cân xác đinh nhu câu cua tưng phân khúc thi truơng, vi trí canh tranh cua gao Viẹt Nam so vơi tưng đôi thu đê tư đó có thê vach ra chiên luơc thích hơp (canh tranh giá, canh tranh chât luơng, thi truơng muc tiêu…), ông Đào Thế Anh cho biết thêm.
Phương Dung
Theo Dantri
Lo bong bóng tài sản vì tín dụng tăng "nóng"
Theo VEPR, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.
Tại Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III vừa phát hành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đánh giá, nền kinh tế thực đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực, đặc biệt việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác sẽ tạo ra những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những rủi ro tiềm ẩn trong khu vực tài chính và các thị trường tài sản.
Cụ thể, theo VEPR, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và bong bóng tài sản trong giai đoạn sau.
Cần thận trọng với khả năng hình thành bong bóng tài sản do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức (ảnh minh họa)
Tính đến tháng 9/2015, tổng dư nợ tín dụng tăng 10,78% so với đầu năm, cao hơn nhiều so với tốc độ 7% cùng kỳ 2014.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, tăng trưởng tín dụng có tốc độ cao hơn huy động đã tạo sức ép nên mặt bằng lãi suất huy động. Một số ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm tăng 0,2 - 0,5% lên sát mức trần 5,5% quy định tiến gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. VEPR nhận định, tăng trưởng tín dụng quá cao so với tăng trưởng GDP danh nghĩa sẽ sớm gây sức ép nên mặt bằng giá và các mức lãi suất.
Nền kinh tế đang có nhiều nét tương đồng với thời điểm 2009 khi lạm phát thấp và nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục sau suy thoái nhờ các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, lạm phát ở mức thấp có thể nhanh chóng đổi chiều nếu cung tiền không được kiểm soát chặt chẽ.
Cũng theo quan sát của VEPR, thị trường bất động sản có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ trong quý III cũng như chín tháng đầu năm. Thông tư 36/2014/TTNHNN nới lỏng cho vay bất động sản, giảm hệ số rủi ro từ 250% xuống 150%, đã tạo hiệu ứng tích cực. Theo thống kê của Savills, số căn hộ chào bán mới cũng như được bán thành công liên tục ở mức cao.
Thị trường trong quý III/2015 hấp thụ khoảng 5.220 và 6.650 căn hộ tại TPHCM và Hà Nội, tăng cao tương ứng 59% và 50% so với cùng kỳ 2014. Trong khi đó, tốc độ cho vay bất động sản có dấu hiệu tăng mạnh, đạt 10,89% trong nửa đầu năm 2015. VEPR cho rằng sự hồi phục của thị trường bất động sản là tín hiệu tích cực với nền kinh tế, tuy nhiên cần thận trọng với khả năng hình thành bong bóng tài sản do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức.
Tại báo cáo này, VEPR đề xuất chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa. Theo VEPR, cơ chế tỷ giá điều chỉnh thiếu linh hoạt không có khả năng bảo vệ ổn định vĩ mô nội tại và khu vực sản xuất trong nước, đặc biệt trong trường hợp dòng vốn nóng chảy vào Việt Nam sau hiệp định TPP như trường hợp gia nhập WTO năm 2007. Ngoài ra, thị trường tài chính thế giới có thể sẽ chứng kiến những cú sốc lớn khi Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác đang điều chỉnh mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, cần thận trọng với sự tăng trưởng của thị trường bất động sản và ngăn ngừa sự hình thành bong bóng bất động sản có tính chu kỳ. Tín dụng cho bất động sản đang có xu hướng tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Theo khuyến nghị của VEPR, khi thị trường đã phục hồi, cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay bất động sản.
Ngoài ra, thị trường tài chính đã ổn định cần để lãi suất xác định theo tương quan thị trường. Việc duy trì trần lãi suất tiết kiệm dưới 6 tháng (5,5%/năm) dẫn đến khó khăn trong việc thu hút tiền gửi của các ngân hàng thương mại, đồng thời làm gia tăng tiêu dùng và đẩy dòng vốn tiết kiệm vào các thị trường tài sản có mức sinh lời kỳ vọng cao hơn. Điều này có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng trên thị trường vốn.
Bích Diệp
Theo Dantri
Bộ trưởng Công Thương trả lời phỏng vấn TTXVN về Hiệp định TPP Ngày 5/10, sau khi Hội nghị Bộ trưởng Thương mại các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoàn tất quá trình đàm phán hiệp định tại Atlanta, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có cuộc trả lời phỏng vấn của TTXVN về hiệp định lịch sử này. Bộ trưởng Bộ Công Thương...