Nghịch lý chiến tranh: Chính Mỹ giúp Việt Nam mở đường Trường Sơn
Trong hơn 30 năm kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn huyền thoại có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nhưng có lẽ người Mỹ không ngờ rằng đã không ít lần họ “hỗ trợ” Việt Nam mở đường.
Nghịch lý chiến tranh: Mỹ giúp Việt Nam mở đường Trường Sơn
Cách người Mỹ tiêu tiền trong chiến tranh
Tuyến đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh đã ngày đêm chi viện sức người, sức của từ hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
Hòng chặt đứt tuyến đường huyết mạch này, Mỹ đã huy động tất cả trang thiết bị quân sự hiện đại vào cuộc.
Không quân Mỹ được huy động tối đa trong các nhiệm vụ trinh sát, ném bom chặn đánh phá các tuyến đường, các đoàn xe vận tải một cách ồ ạt. Cả tuyến đường Trường Sơn trở thành một chiến trường rộng lớn và ác liệt.
Không chỉ không quân, một cuộc chiến tranh điện tử đã được Mỹ tiến hành trên dãy Trường Sơn, trong đó nổi tiếng nhất là công trình có tên Hàng rào điện tử McNamara.
Máy bay Mỹ ném bom ồ ạt xuống đường Trường Sơn
Hàng rào điện tử McNamara được xây dựng từ tháng 6/1966 dưới sự chỉ đạo của bộ trưởng quốc phòng Mĩ Robert McNamara.
Đây là hệ thống gồm 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn…), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (radar, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn…).
Hệ thống được bố trí trong khu vực có chiều sâu khoảng 10-20 km, chều dài khoảng 100 km từ cảng Cửa Việt lên đường 9 vượt qua biên giới Việt Nam – Lào tới Mường Phìn (Lào).
Chi phí công trình là 2 tỷ USD (tương đương 12 tỷ USD theo thời giá năm 2015).
Tiếp nối hàng rào McNamara là Chiến dịch Igloo White với mạng lưới 20.000 thiết bị trinh sát rải trên đường mòn HCM ở Lào.
Trung tâm Cảnh giới Xâm nhập (ISC hay Infiltration Surveillance Center) đặt tại căn cứ không quân Mỹ tại Nakhon Phanom, Thái Lan có nhiệm vụ giải mã tín hiệu từ các thiết bị trinh sát điện tử thu thập được từ Việt Nam và Lào.
Khu vực này rộng gần 19.000 m2, lớn nhất Đông Nam Á, được trang bị máy tính hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ như IBM 360 và màn hình IBM 2260.
Video đang HOT
Để phục vụ việc truyền tín hiệu từ hàng nghìn cảm biến về Thái Lan, Mỹ duy trì thường xuyên 7-24 máy bay trên bầu trời.
Theo thống kê từ 1968 đến 1971, chương trình Igloo White đã tiêu tốn của Mỹ tới 1,7 tỷ USD mỗi năm.
Thiết bị trinh sát nổi tiếng nhất chính là “cây nhiệt đới” (ADSID hay Air Delivered Seismic Intrusion Detector), được thả từ trên máy bay.
Đầu nhọn có cảm biến địa chấn cắm vào trong đất. Phần còn lại trên mặt đất là ăng-ten để truyền tín hiệu. Khả năng phát hiện chấn động của cây nhiệt đới là 25-35m đối với người, 200-300m đối với ô tô.
Khi nhận được các tín hiệu, nó truyền tới máy bay để chuyển tiếp về trung tâm xử lý. Sau quá trình phân tích, thông tin được báo cáo đến trung tâm chỉ huy.
Quá trình này chỉ được tính bằng giây, bằng phút và gần như ngay lập tức, trung tâm chỉ huy sẽ điều máy bay đến ném bom tại vị trí thu được tín hiệu.
Lính Mỹ chuẩn bị thả cây nhiệt đới từ trên máy bay xuống đường Trường Sơn
Nghịch lý oái ăm mà người Mỹ không thể ngờ tới
Khi mới xuất hiện, đúng như mong đợi của người Mỹ, cây nhiệt đới tỏ ra rất hiệu quả. Chúng ta liên tiếp gặp những tổn thất mặc dù đã ngụy trang và di chuyển hết sức bí mật.
Phải mất một thời gian mới phát hiện được kẻ chỉ điểm chính là cây nhiệt đới. Từ đây, nó được giải mã và hàng loạt phương án đối phó được áp dụng đã khiến người Mỹ chỉ biết dở khác dở cười.
Lợi dụng độ nhạy của cây nhiệt đới, chúng ta di chuyển chúng đến nơi khác, tạo ra rất nhiều những chuyển động giả để đánh lừa.
Khi những chấn động giả này được đưa đến sở chỉ huy, hàng loạt máy bay mang bom tới ném xối xả xuống nơi không người. Cũng có khi “tiện thể”, quân ta giăng sẵn bẫy phục kích “làm thịt” vài chiếc máy bay Mỹ.
Vài lần như vậy khiến máy bay Mỹ cũng “thần hồn nát thần tính”, ném bom nhanh nhanh để chuồn chứ cũng không kịp quan sát kỹ mục tiêu là gì.
Cây nhiệt đới nhanh chóng bị Việt Nam hóa giải và lợi dụng
Nhưng điều thú vị nhất đó chính là việc thi thoảng công binh ta lại nhờ Mỹ “giúp” mở đường. Sau khi di chuyển cây nhiệt đới đến vị trí cần làm đường và tạo ra những chấn động giả, chúng ta chỉ việc chờ đợi Mỹ ném bom, sau đó san lấp lại một chút ít là xong.
Ở những nơi đèo núi, đá cứng đất rắn, trong tay chỉ có cuốc xẻng thô sơ, thì một trận bom để “mở đường” của máy bay Mỹ còn hiệu quả hơn bằng mấy lần sức người.
Không ít lần bom Mỹ giúp ta mở đường Trường Sơn
Tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và công sức nhưng hàng rào điện tử vẫn không ngăn chặn được việc chi viện diễn ra từng giờ từng phút trên tuyến đường huyền thoại. Điều đó đã gây ra những mâu thuẫn và buộc Bộ quốc phòng Mỹ phải có những lý giải cụ thể.
Vì vậy, Không lực Hoa Kỳ đã báo cáo “láo” rằng nhờ mạng lưới thiết bị trinh sát này mà họ đã tiêu diệt hơn 75.000 xe tải của Bắc Việt Nam (?), trong khi CIA đánh giá thời điểm đó miền Bắc chỉ có khoảng 6.000 xe tải!
Đoàn xe vận tải của quân đội Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Các thiết bị điện tử tối tân, vũ khí hùng hậu đã không thể ngăn cản được bước chân của cả dân tộc Việt Nam trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Vậy là những chiếc xe băng băng trên nẻo đường, đưa bộ đội ta cùng bao nhiêu vũ khí, lương thực và hàng hóa ra chiến trường, đã có một phần “hỗ trợ” từ người Mỹ. Chắc chắn họ không bao giờ tưởng tượng ra được nghịch lý oái ăm này.
Theo Soha News
13 tấm ảnh hiếm do lính Mỹ chụp trong chiến tranh VN
Những câu chuyện chưa kể đằng sau những tấm ảnh màu quý giá được chính lính Mỹ chụp lại luôn khiến người dân Mỹ trăn trở mỗi khi chúng xuất hiện trên báo chí.
41 năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc và những bức ảnh màu quý giá lần lượt xuất hiện đều đặn mỗi năm. Những bức ảnh ấn tượng nhất chủ yếu được các nhà báo ghi lại.
Kendra Rennick, một biên tập viên ảnh tỏ ra rất quan tâm tới những câu chuyện đằng sau những tấm ảnh mà chính cựu binh Mỹ tham chiến chụp lại.
Tác giả Kendra quyết định tập hợp lại những bức ảnh này sau khi được một người bạn thân có cha tham chiến ở Việt Nam kể lại thời khắc chiến đấu của ông ở quốc gia Đông Nam Á.
Dự án Vietnam Slide Project ra đời rất tình cờ khi Kendra và bạn mình phát hiện ra những cuốn phim được người cha chụp lại và vẫn còn lưu trữ tới ngày nay trên gác xép.
"Tôi rất ngạc nhiên khi những bức ảnh này vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 40 năm và không hề hư hại khi để trên gác mái phủ đầy bụi bặm", Kendra trả lời trên tờ Business Insider.
Kendra cho biết nhiều bức ảnh rất ấn tượng, không chỉ với binh lính Mỹ thời kỳ chiến tranh Việt Nam mà với cả những người trẻ tuổi.
Trực thăng chuẩn bị đáp xuống đất.
Một tốp lính Mỹ di chuyển trong rừng.
Một lính Mỹ tham chiến mỉm cười khi được bạn chụp ảnh.
Giây phút chơi thể thao của lính Mỹ.
Phi trường nơi máy bay Mỹ đậu.
Bóng bàn là môn ưa thích của các lính Mỹ sau những thời khắc chiến đấu.
Theo Danviet
Khi "huyền thoại Mỹ" Muhammad Ali từ chối tham gia chiến tranh VN Sau khi từ chối phục vụ quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, hình ảnh của huyền thoại quyền anh Mỹ Muhammad Ali xuất hiện rất ít trước công chúng. Sự ra đi của huyền thoại quyền anh thế giới Muhammad Ali là nỗi mất mát lớn của thế giới. Hãy cùng Kiến Thức hồi tưởng lại những sự kiện quan trọng...