Nghịch lý bằng cấp cao thất nghiệp cao
Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 5 vừa được Bộ LĐTB&XH và Tổng cục Thống kê công bố cho thấy vài mảng tối trên thị trường lao động Việt Nam. Đó là tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học trong quý I/2015 chiếm tỷ lệ khá cao…
Ảnh minh họa. Nguồn: Minh Bắc
Nhìn chung thị trường lao động quý I/2015 cho thấy đã có sự chuyển dịch tích cực của các lao động ở giữa những khu vực khác nhau. Khu vực thành thị lực lượng lao động tăng mạnh với 913 nghìn người, chiếm 5,7% do lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Điều đó cũng phù hợp với bối cảnh kinh tế nước ta đang có xu hướng phục hồi.
Tuy nhiên, các số liệu về tình trạng thất nghiệp mà bản tin đã công bố lại cho thấy thị trường lao động đang lộ nhiều mảng tối cần phải quan tâm. Ngay trong quý I/2015, khi GDP tăng hơn thì cả nước vẫn có hơn 1,159 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng 184,6 nghìn người so với quý IV/2014. Nếu so với cùng kỳ năm 2014 thì tăng 114,2 nghìn người. Số lao động nam thất nghiệp là 622,7 nghìn người, nữ thất nghiệp là 537,1 nghìn người; Khu vực thành thị chiếm tới 534,1 nghìn người. Tính tỷ lệ thất nghiệp chung của cả quý I/2015 là 2,43%, tăng 2,05% so với quý IV/2014 và tăng 2,21% cùng kỳ năm 2014. Trong khi đó mức độ tăng trưởng GDP của quý I/2014 là 5,1%, quý IV là 7% và quý I/2015 là 6%.
Con số đáng chú ý nhất là tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp chiếm là 7,2% và cao đẳng nghề chiếm 6,69%. Đây là hai nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Trong khi đó nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ chiếm tỷ lệ thất nghiệp là 1,97%, tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các nhóm.
Cn số cụ thể, bản báo cáo chỉ rõ quý I/2015 có tới 177,7 nghìn người có trình độ đại học, trên đại học bị thất nghiệp; tiếp đó là trình độ cao đẳng với 100,6 nghìn người; con số thất nghiệp trình độ trung học chuyên nghiệp là 75 nghìn người, trung cấp nghề là 26,1 nghìn người và thấp nhất là cao đẳng nghề có 16 nghìn người. Tương ứng các con số này ở quý IV/2014 lần lượt theo thứ tự như ở trên là 165,6 nghìn người, 74,7 nghìn người, 14,4 nghìn người, 73,4 nghìn người. Như vậy, số người thất nghiệp ở các trình độ đào tạo trong quý I/2015 đều tăng lên.
Video đang HOT
Theo đó tổng số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học trong quý I/2015 là 278,3 nghìn người. Đây là điều khá bất ngờ và có vẻ mâu thuẫn bởi thật khó hiểu tại sao nguồn nhân lực có bằng cấp cao lại thất nghiệp lớn trong khi nền kinh tế Việt Nam lại đang luôn đòi hỏi có thêm nguồn nhân lực chất lượng cao. Và thực tế cung – cầu trên thị trường lao động Việt Nam ở các Trung tâm giới thiệu việc làm cũng đang cho thấy một số doanh nghiệp đang rất khát nguồn nhân lực cấp cao mà thị trường chưa đáp ứng được.
Tại sao lại có hiện tượng bất hợp lý như vậy? Giải thích về hiện tượng thất nghiệp ở nhóm lao động này các nhà tuyển dụng, nghiên cứu kinh tế đều cho rằng nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do các doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị máy móc để nâng cao năng suất lao động, cách tuyển dụng trả lương chưa chuẩn mực, tệ nạn mua bán bằng cấp giả, đào tạo không gắn với nhu cầu doanh nghiệp, nghề doanh nghiệp cần thì không đào tạo, nghề chưa cần thì đào tạo nhiều…
Nhưng đa số các chuyên gia đều nhất trí vấn đề then chốt là do chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học chưa cao nên lao động mới tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp. Giữa các cơ sở đào tạo dạy nghề với doanh nghiệp chưa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Có thể dẫn chứng trong thời gian qua một số ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học; sản xuất thuốc lá; sản xuất trang phục; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng trưởng khá tốt cần nguồn nhân lực tốt nhưng thị trường lại chưa đáp ứng được. Hay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đòi hỏi lao động chất lượng cao ở một số ngành khá công nghiệp chế biến, chế tạo lớn nhưng vẫn không tuyển dụng được lao động phù hợp.
Được biết, thị trường lao động 6 tháng cuối năm vẫn sẽ tiếp tục tăng theo xu thế của quý I/2015. Có tới 86,4% doanh nghiệp ở một số ngành đã nhắc ở trên khẳng định giữ ổn định và tăng quy mô lao động trong các quý tiếp theo của năm 2015.
Để xử lý điều bất hợp lý kể trên, tất nhiên không thể làm ngày một ngày hai nhưng cũng buộc các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo phải quan tâm tới Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp vừa có hiệu lực thi hành. Vì các bộ luật này sẽ tạo khung pháp lý để gắn đào tạo với nhu cầu thị trường, giúp lao động Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực và quốc tế. Và việc ra đời của các bản tin sẽ giúp cho thị trường lao động sáng tỏ, minh bạch hơn. Bộ LĐTB&XH cũng khẳng định tiếp tục cố gắng nâng cao chất lượng Bản tin, tăng thêm nhiều chỉ số phân tích để giúp các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và người dân hiểu rõ hơn về thực trạng lao động Việt Nam hiện nay. Minh Bắc
Theo_Hà Nội Mới
Có trình độ ĐH,CĐ được kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Chiều 19-6, Quốc hội đã thông qua Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) (sửa đổi). Nội dung sửa đổi của Luật nhằm nâng cao được chất lượng đầu vào của chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, khắc phục được những bất cập của Luật NVQS hiện hành, những vấn đề về công bằng xã hội, về quyền của công dân.
Theo Luật Nghĩa vụ Quân sự (NVQS) mới, công dân trong độ tuổi thực hiện NVQS, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện NVQS theo quy định.
Cụ thể, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành NVQS tại ngũ trong thời bình: Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; thanh niên đa tôt nghiêp đai hoc, cao đăng, trung câp chuyên nghiêp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Về độ tuổi gọi nhập ngũ, Luật quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng: Viêc quy đinh đô tuôi goi nhâp ngu cua công dân phai bao đam moi ngươi đêu binh đăng trươc phap luât về thực hiện NVQS theo quy đinh cua Hiên phap, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập theo quy định hiện hành, theo đó chỉ quy đinh keo dai đô tuôi goi nhâp ngu đên hêt 27 tuôi đôi vơi công dân đào tạo trình độ cao đẳng và đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc nhằm nâng cao chất lượng thanh niên gọi nhập ngũ và tham gia các nghĩa vụ khác trong xây dựng tiềm lực quốc phòng và xây dựng lực lượng vũ trang, góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Bên cạnh đó, đối tượng tham gia NVQS sẽ được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật; được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự...
Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được: Cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; được trợ cấp tạo việc làm; trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ...
Luật NVQS có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Người tù đấu trí với CIA "trong xà lim trắng toát" Một gương mặt điển hình của lực lượng An ninh T4 là đồng chí Nguyễn Tài. Khi bị địch bắt bớ, tra tấn, thẩm vấn trong xà lim đặc biệt giữa Sài Gòn, ông đã khiến những chuyên viên thẩm vấn có trình độ cao nhất của CIA điên đầu nao núng. Cán bộ chiến sĩ An ninh T4 dựng nhà làm việc...