Nghịch cảnh đường sắt ế ẩm, hàng không đắt khách
Trong khi đường sắt vắng khách thì ngành hàng không thông báo lãi kỷ lục. Trước thực trạng này, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức.
Hành khách xếp hàng làm thủ tục trong sân bay Tân Sơn Nhất
Tìm hướng đi cho đường sắt
Nói về dự án phát triển đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay: Dự án đang được nghiên cứu kĩ lưỡng về tính khả thi, huy động nguồn lực, đánh giá cung – cầu. Qua nghiên cứu, kinh nghiệm nhận thấy luôn có một lượng hành khách nhất định từ Bắc vào Nam, vận tải tầm trung và ngắn không có loại hình nào khác đảm nhận ngoài đường sắt. Do đó, nhu cầu xây dựng tuyến mới là cần thiết. Còn tốc độ bao nhiêu, mở rộng đường thế nào, thời gian xây dựng cụ thể phụ thuộc vào lộ trình huy động nguồn lực. Nếu chưa đủ nguồn lực thì phân kỳ, phân đoạn để đầu tư.
Thứ trưởng Đông thông tin, theo lộ trình từ nay tới năm 2018 sẽ tiếp tục nghiên cứu, thẩm định dự án trên. Nếu khả thi sẽ trình Quốc hội phê duyệt. Theo đề án, trước tiên sẽ đầu tư xây dựng các tuyến ngắn như Hà Nội – Phủ Lý (Hà Nam), TP HCM – Long Thành (Đồng Nai) để chứng minh tính khả thi cũng như đáp ứng nhu cầu đào tạo, chạy thử. Về lâu dài đầu tư tuyến dài Hà Nội- Vinh – TP HCM tạo thành hệ thống xuyên suốt. Ông Đông nhấn mạnh dự án đường sắt cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng, đảm bảo tính an toàn cao bởi nếu xảy ra tai nạn sẽ gây hậu quả lớn.
Trong bối cảnh bức thiết về nguồn vốn, nhu cầu hiện nay, ông Đông trả lời dự án đường sắt Bắc – Nam phụ thuộc vào nguồn lực quốc gia. Nếu không huy động được nguồn lực thì chọn cách làm từ từ, phân kỳ, phân đoạn đầu tư. Trước mắt, ngành Đường sắt được Chính phủ bố trí 7 ngàn tỷ đồng đầu tư cải tạo đường sắt hiện hữu, nối dài ga.
Trả lời về hướng phát triển loại hình vận tải đường sắt thời gian tới, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết trước mắt cần duy trì hạ tầng để nâng cao năng lực khai thác. Thứ hai, sẽ tập trung vào vận tải hàng hóa trong bối cảnh vận tải hành khách có xu hướng giảm. Thứ ba, ngành Đường sắt tập trung vào vận tải hành khách tầm trung và ngắn vì phần lớn khách đi đường dài đã chọn hàng không. Ví dụ như chặng Huế, Quảng Bình ra Hà Nội hay từ Nha Trang đi TP HCM rất phù hợp với đường sắt. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý sẽ có chính sách về khung giá linh hoạt nhằm thu hút khách, hàng hóa.
Trả lời câu hỏi liệu có nên kêu gọi tư nhân đầu tư vào đường sắt, Thứ trưởng Đông trả lời tư nhân chủ yếu tham gia quản lý, khai thác sau khi Nhà nước đã đầu tư hạ tầng. Tư nhân không thể đầu tư hạ tầng vì vốn quá lớn, khả năng thu hồi vốn khó. Không chỉ ở Việt Nam mà nguyên lý chung trên thế giới đều như thế.
“Ở Nam Mĩ người ta làm rất tốt việc kêu gọi tư nhân tham gia khai thác đường sắt bằng cách nhượng quyền cho đơn vị tư nhân vào khai thác, duy tu tàu máy”, ông Đông nói và cho biết có những lĩnh vực đường sắt kêu gọi mãi không có đơn vị tư nhân tham gia đầu tư. Chẳng hạn tuyến đường sắt Hải Phòng – Lào Cai hứa hẹn sẽ vận chuyển lượng hàng hóa lớn từ Trung Quốc nhưng vốn dự kiến lên tới 10 tỷ đô la Mỹ.
Video đang HOT
Hàng không đắt khách
Cung cấp bức tranh cho thấy sự trái ngược với vận tải đường sắt, ông Dương Trí Thành – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (HKVN, Vietnam Airlines) cho biết năm 2016 đã triển khai hoàn thành chương trình tái cấu trúc và chào sàn cổ phiếu từ ngày 3/1/2017 với giá khởi điểm 28 ngàn đồng/cổ phiếu. Và chỉ sau hai ngày đã tăng lên 51 ngàn đồng/cổ phiếu. Điều này phản ảnh tốc độ phát triển của loại hình vận tải hàng không cũng như đánh giá của thị trường.
Đến ngày 21/12/2016, Vietnam Airlines đã chào đón hành khách thứ 20 triệu. Năm 2017 này công ty dự kiến vận chuyển 21 triệu lượt khách và “chắc chắn” đến tháng 11 sẽ chào đón vị khách thứ 200 triệu. Đặc biệt số hành khách vận chuyển nội địa năm 2016 đã vượt con số dự báo đến năm 2020.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, năm 2016 ngành Hàng không đã vận chuyển 20,6 triệu lượt hành khách, vận chuyển hàng hóa đạt 264 ngàn tấn với 128 ngàn chuyến bay. Doanh thu công ty mẹ đạt 59 ngàn tỷ đồng, doanh thu hợp nhất là 76 ngàn tỷ đồng. Tổng hợp cho thấy lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty đạt 1.590 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất gần 2.500 tỷ đồng. Vietnam Airlines cho biết đây là mức lãi kỷ lục cao nhất từ trước tới nay, cao hơn 5 lần so với năm 2015.
Năm 2017, ngành Hàng không đặt mục tiêu vận chuyển 21,7 triệu lượt khách, 290 ngàn tấn hàng hóa với 130 ngàn chuyến bay. Hiện Tổng Công ty HKVN đã lập báo cáo gửi lên Bộ GTVT đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất 1.186 tỷ đồng trong bối cảnh cạnh tranh, giá dầu tăng mạnh. Theo đó, hàng không tập trung đảm bảo chất lượng, tăng trưởng thị phần với mũi nhọn phát triển hàng không giá rẻ.
Trong khi đường sắt loay hoay tìm cách hút khách thì lãnh đạo Tổng Công ty HKVN cho biết chỉ 5 năm vừa qua loại hình vận tải này đã phát triển vượt bậc. Riêng đường bay Hà Nội – TP HCM đang là đường bay nhộn nhịp thứ 4 toàn cầu theo xếp hạng của Tổ chức kinh tế thế giới. Trong khi hạ tầng hàng không Việt Nam thấp hơn nhiều nước khu vực. Đó là lí do người ta đang tính tới các giải pháp trước mắt như tăng chuyến bay đêm, cải tạo hạ tầng Tân Sơn Nhất.
Trước nghịch cảnh trên, phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cần tăng cường quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, tái cấu trúc vận tải toàn ngành, hướng đến phát triển các phương thức vận tải hài hòa, hợp lý: “Hiện nay năng lực vận tải hành khách đường sắt dưới 2%, chủ yếu tập trung vào đường bộ nên áp lực đường bộ, đường hàng không rất lớn. Chúng ta cần đẩy mạnh vận tải đa phương thức, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.
Tại hội nghị, nói về tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng ở một số đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng nguyên nhân kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, cộng với xu hướng dịch chuyển dân số vào khu vực đô thị trung tâm tạo áp lực lớn. Đây là bài toán nan giải. Hướng giải quyết cần phải xây dựng giải pháp đồng bộ về ùn tắc giao thông thay vì chỉ quản lý phương tiện cá nhân, cơ sở hạ tầng. Đặc biệt chú trọng phát triển các thành phố vệ tinh để thu hút người dân, giảm tình trạng dân số dịch chuyển vào đô thị trung tâm.
(Theo Pháp Luật)
Tháng 9, chạy thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đến nay, khối lượng xây lắp công trình của dự án đã hoàn thành 90%, dự kiến đưa vào chạy thử trong tháng 9 tới.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sáng 4-2 đã đi kiểm tra hiện trường và làm việc với lãnh đạo các Bộ, ngành và TP Hà Nội nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội.
Cùng đi có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, lãnh đạo các Bộ Giao thông Vận Tải, Xây Dựng, Tài chính và Văn phòng Chính phủ.
Phó Thủ tướng đã đi kiểm tra công trình nhà ga La Khê trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông; công trình nhà ga số 2 trước khi có cuộc làm việc tại khu vực ga deport tuyến Nhổn - Ga Hà Nội.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe báo cáo tiến độ tại công trường dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Theo báo cáo của Ban Quản lý Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, đến nay, khối lượng xây lắp công trình của dự án đã hoàn thành 90%, trong đó phần hạ tầng chạy tàu cơ bản hoàn thành. Công tác xây lắp cơ bản đáp ứng được tiến độ thi công đã đề ra. Các bên đang tiếp tục bám sát tiến độ thi công tổng thể đã đề ra, đảm bảo hoàn thành toàn bộ công tác xây lắp, trang trí hoàn thiện trong quý I/2017.
Ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT), cho biết mục tiêu đặt ra là hoàn thành, đưa vào chạy thử trong tháng 9-2017. Để đảm bảo mốc tiến độ này, dự kiến sẽ hoàn thiện toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm cả khu Depot trước ngày 31-3; hoàn thành lắp đặt thiết bị trước ngày 31-7; đóng điện toàn tuyến ngày 1-9.
Đối với tuyến Nhổn - ga Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết tiến độ tổng thể dự án này đã bị chậm so với kế hoạch ban đầu. Dự kiến hoàn thành, khai thác dự án vào cuối năm 2021. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết TP đã tháo gỡ cơ bản các khó khăn cho dự án, tập trung điều chỉnh lại tiến độ các gói thầu để đẩy nhanh tiến độ. Trên cơ sở đó sẽ lập kế hoạch chi tiết để tập trung thi công phần ngầm trong năm nay.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại buổi làm việc
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều giải pháp được triển khai nhưng tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, hạ tầng không theo kịp, năng lực của giao thông công cộng hiện mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu, phương tiện giao thông cá nhân hiện đang tăng lên rất nhanh. Do đó, trước mắt cần tổ chức giao thông tốt hơn, có biện pháp giảm phương tiện cá nhân đi vào các khu vực dễ ùn tắc. Về dài hạn, phải đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Đặc biệt, việc triển khai hệ thống đường sắt đô thị là một trong những giải pháp quan trọng, có tính ổn định bền vững, lâu dài.
"Vì vậy, việc sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông cho Hà Nội" - Phó Thủ tướng nêu.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, để xây dựng được hệ thống đường sắt đô thị cần nguồn lực rất lớn. Với 8 tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch của Hà Nội, tính trung bình khoảng 2.200 - 3.000 tỉ đồng/km thì sẽ tốn khoảng 890.000 tỉ đồng (40 tỉ USD).
Đánh giá cao quyết tâm của Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội, cùng sự vào cuộc quyết liệt của các Ban quản lý, các nhà thầu trong điều kiện rất khó khăn nhưng Phó Thủ tướng chỉ ra thực tế là cả hai tuyến đều chậm so với tiến độ, dù đã nhiều lần được điều chỉnh. Phó Thủ tướng cho rằng nguyên nhân chính là do thể chế liên quan đến đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị chưa hoàn thiện, đặc biệt là thể chế liên quan đến quản lý đầu tư bằng hình thức hợp đồng tổng thầu EPC...
"Những vướng mắc này khiến chủ đầu tư liên tục phải xin ý kiến, hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành dẫn đến mất rất nhiều thời gian. Thời gian tới, tôi yêu cầu các Bộ, ngành, UBND TP Hà Nội phải thực sự quyết liệt, rà soát kỹ những khó khăn, vướng mắc của các dự án để có giải pháp tháo gỡ phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đúng tiến độ hai dự án đường sắt đô thị" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tuy phải đẩy nhanh tiến độ nhưng Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu phải đảm bảo an toàn. "Yếu tố an toàn phải đặt lên hàng đầu. Trước hết là an toàn lao động, an toàn cho người tham gia giao thông. An toàn môi trường, an toàn cháy nổ. Phải giám sát chặt chẽ, không để xảy ra mất an toàn trên công trường, trong quá trình thi công, vận hành, khai thác sau này" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị TP cần tập trung công tác đào tạo nguồn nhân lực để quản lý vận hành các tuyến đường sắt đô thị. TP cũng cần có sự chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ để tiếp nhận, khai thác tuyến Cát Linh - Hà Đông từ Bộ GTVT. "Phải tạo ra văn hoá phục vụ riêng của đường sắt đô thị. Mọi người dân đi tàu phải được phục vụ, ứng xử văn minh" - Phó Thủ tướng nói.
Theo Thùy Dương (Người lao động)
Công nhân đường sắt bị tàu đâm tử vong Đang làm việc trên cầu đường sắt, anh Đức bị tàu khách lao tới hất văng khỏi đường ray tử vong. Chiều 3/2, anh Đoàn Văn Đức (45 tuổi) đang làm việc tại cầu đường sắt thuộc địa bàn huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bị tàu khách SE23 hành trình Bắc - Nam tông trúng. Anh Đức bị hất văng khỏi đường...