Nghịch cảnh “dị ứng” với tiếng trẻ em ở Nhật
Khi dân số Nhật sụt giảm, sự khó chịu đối với trẻ em và tiếng ồn chúng gây ra vì thế gia tăng, bởi người Nhật ngày càng mất dần thói quen trước sự hiện diện của trẻ em.
Trẻ từ 0-14 tuổi chỉ chiếm hơn 13% dân số Nhật, mức thấp nhất thế giới.
Nhật là quốc gia mà các cửa hàng tạp hóa dùng lời chào điện tử; ứng cử viên chính trị tranh cử qua những chiếc loa phóng thanh ở các nhà ga; các nhà trẻ dựng hàng rào chắn tiếng ồn để giảm tiếng động bọn trẻ gây ra; trong khi các câu lạc bộ thể thao bị giới hạn về thời gian để trẻ em có thể chơi ở bên ngoài, nhằm tránh làm phiền những người hàng xóm.
Giới chuyên gia chăm sóc trẻ em và chính trị gia đang ngày một lo ngại tình trạng này sẽ tạo ra vấn đề nan giải, khi tỷ lệ sinh đang giảm mạnh, và những ông bố bà mẹ khó mà mong chờ những người không có con cái thông cảm với những bất tiện mà con cái họ gây ra.
Masako Madea, chuyên gia dân số ở Đại học Konan, Nhật Bản, cho biết tình trạng phàn nàn về trẻ em “hiện xảy ra như cơm bữa”. “Khi xã hội ngày càng có ít trẻ em đi, mọi người không còn quen nghe tiếng của chúng”, ông cho hay.
“Đây là một cái vòng tròn luẩn quẩn: càng ít trẻ em càng làm cho mọi người ít quen với ồn ào mà chúng gây ra, khiến những lời phàn nàn về chúng tăng lên, khiến những bậc cha mẹ trẻ hơn lại càng không muốn có thêm con nữa.”
Maeda cho hay khi bà tham gia vào một dự án xây dựng nhà trẻ ở thành phố Yokohama, bà đã bị rất nhiều người sống quanh đó phản đối.
Video đang HOT
“Có lần chúng tôi bị yêu cầu không được mang trẻ em đi dạo”, bởi chúng tạo ra quá nhiều tiếng ồn, bà cho hay.
Nobuto Hosaka, người đứng đầu quận Setagaya ở Tokyo, người đã thu hút được nhiều theo dõi trên trang Twitter vì quan điểm của ông về vấn đề này, cho biết, ông lo sợ cho tương lai của đất nước: Đó là không thể chịu được tiếng ồn ào tự nhiên của trẻ nhỏ.
“Tôi được nói rằng những đứa trẻ ở một trường trung học bị những người dân sống gần đó phàn nàn vì chúng hô khẩu hiệu khi tập chạy”, ông cho hay. “Giờ đây chúng tôi phải tập luyện trong im lặng.”
Hoạt động ngoài trời ở một trung tâm trông trẻ bị giới hạn chỉ trong 45 phút/ngày, dù thời tiết có như thế nào và một lễ hội truyền thống ở một thị trấn khác đã bị chuyển vào trong nhà.
“Dĩ nhiên chúng ta cần thông cảm cho những người sống ở quanh đó, nhưng không thể biến một nơi có trẻ em chơi thành một nơi câm lặng hoàn toàn được.”
Hosoka cho biết những người phàn nàn thường không hiểu được sự liên hệ giữa những đứa trẻ ồn ào này với tương lai của chúng. “Thật ngạc nhiên là những người lo lắng về đồng lương hưu của họ và cách thức xã hội trả cho an sinh xã hộ không thể thông cảm” cho những người sẽ lớn lên thành những người đóng thuế, trả hóa đơn, ông nói.
Một quan chức tại văn phòng quận Meguro, Tokyo, cho hay số lời phàn nàn về tiếng ồn trẻ em mà họ nhận được tăng đột ngột vào mùa hè, khi trẻ nhỏ tới các bể bơi ngoài trời.
Bà cho biết nguyên nhân là nhiều người ở nhà trong thời gian hè trong khi dân số thì già đi.
Khoảng 1/4 trong số 128 triệu dân Nhật hiện từ 65 tuổi trở lên và Nhật có tỷ lệ sinh vào loại thấp, trung bình 1,39 cháu/phụ nữ. Trẻ em từ 0-14 tuổi chiến chỉ 13,2% tổng dân số, mức thấp nhất thế giới và thấp gần một nửa so với trung bình 26,8% của thế giới (theo con số của Liên hợp quốc vào năm 2010).
Tại Đài Loan, nơi có tỷ lệ sinh cũng thấp và dân số đang già đi, Cục bảo vệ môi trường đã đệ đơn phàn nàn từ 8/2011. Họ đưa ra một luật cho phép mức phạt tới 500 USD cho những người làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của những người sống trong cùng tòa nhà. Động thái đã khiến những người có con nhỏ chỉ trích kịch liệt vì cho rằng con cái họ bị “nhắm” tới một cách bất công.
“Không thể yêu cầu trẻ nhỏ ngồi im cả ngày dài mà chúng không gây ra tiếng ồn”, Annie Shen, giáo viên ở Đài Bắc và đã có 2 cậu con trai 1 tuổi và 6 tuổi cho hay.
Tại Tokyo, năm ngoái một gia đình đã kiện một nhà trẻ, yêu cầu nhà trẻ ngừng phát ra tiếng ồn và phải trả 17,46 triệu Yên (172.000USD) vì gây ra thiệt hại về tinh thần cho họ.
“Chúng tôi yêu cầu gia đình đệ đơn kiện”, Hiromi Yamaguchi, chủ tịch JP Holdings, công ty điều hành nhà trẻ, cho hay. Một vụ kiện “sẽ kết luận bên nào đúng”, Yamaguchi lý giải và nhấn mạnh nhà trẻ đã dựng hàng rào ngăn tiếng ồn và giới hạn thời gian chơi ở ngoài sân của các em, nhưng vẫn không khiến gia đình trên hài lòng.
Hiện tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết
Nhật từ lâu đã nổi tiếng có tỷ lệ sinh thấp và vào năm 2005 chính phủ khi đó đã thành lập thêm một vị trí trong nội các nhằm giải quyết vấn đề. Kuniko Inoguchi, người đầu tiên được chỉ định làm Bộ trưởng chống giảm tỷ lệ sinh, cho biết Nhật Bản phải hiểu được rằng trẻ em không phải là mối phiền toái xã hội.
“Giá trị của con người đang giảm dần”, bà cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AFP. “Chúng ta phải đẩy vấn đề sinh đẻ lên trên đầu chương trình nghị sự xã hội, để ít người nghĩ rằng những phàn nàn như thế này là chấp nhận được”.
Theo Dantri
Thành phố Nhật xin lỗi vì phát nhầm tin Triều Tiên phóng tên lửa
Các quan chức tại thành phố Yokohama của Nhật Bản đã bị một phen "đỏ mặt" sau khi thông báo nhầm với 40.000 cư dân mạng trên trang Twitter là Triều Tiên đã phóng tên lửa.
Tên lửa Patriot được triển khai tại thủ đô Tokyo.
Yokohama, nằm ở phía nam thủ đô Tokyo, vội vàng đăng tải trên mạng xã hội Twitter ngay trước lúc 12 giờ trưa rằng: "Triều Tiên đã phóng một tên lửa". Chỉ sau khi được người dân thông báo, giới chức mới nhận ra sai sót này. Mạng xã hội Twitter rất phổ biến tại Nhật Bản.
"Chúng tôi đã nhận được một cuộc gọi từ một cư dân mạng vốn nhận ra sai sót. Chúng tôi đã ghi thông báo và đang chờ sẵn, nhưng không hiểu vì lý do nào đó mà thông tin đã bị đăng lên", một quan chức thành phố cho hay.
Thành phố đã rút lại lời thông báo 20 phút sau đó và xin lỗi các cư dân mạng, quan chức trên nói.
Nhật Bản đang trong tình trạng báo động cao nhất trước một kế hoạch phóng tên lửa tầm trung của Triều Tiên. Nhật Bản đã triển khai các tên lửa Patriot tại thủ đô Tokyo để bảo vệ 30 triệu dân của thành phố.
Ngoài các khẩu đội tên lửa Patriot, các tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa đánh chặn trên biển đã được triển khai tại biển Nhật Bản đề phòng vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Theo Dantri
Nhật Bản, Trung Quốc tranh giành "miếng bánh" tại châu Phi Tokyo có kế hoạch cung cấp thêm viện trợ cho các quốc gia châu Phi không chỉ nhằm thúc đẩy sự ổn định tại châu lục này mà còn giúp các công ty Nhật Bản có chỗ đứng tốt hơn và không bị tụt hậu so với Trung Quốc về "miếng bánh" ngoại giao-kinh tế. Trung Quốc đang ngày càng bỏ xa Nhật...