Nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài
Đây là một trong những quy định đáng chú ý tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/06/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo Điều 6, Thông tư số 51/2021/TT-BTC ngày 30/06/2021 của Bộ Tài chính, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm:
Một là, tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Hai là, khi cung cấp dịch vụ, tham gia đấu giá chứng khoán theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải tách biệt riêng các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư trong nước (nếu có) và của chính mình, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Video đang HOT
Ba là , có trách nhiệm phân bổ công bằng và hợp lý tài sản cho từng khách hàng phù hợp với hợp đồng đã giao kết.
Trong khi đó, khi thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài, đại diện giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm: Tuân thủ các quy định pháp luật chứng khoán và pháp luật liên quan; Thực hiện theo đúng chỉ thị giao dịch và thanh toán của nhà đầu tư nước ngoài, không trực tiếp đưa ra các quyết định đầu tư bao gồm việc lựa chọn loại chứng khoán, số lượng, mức giá, thời điểm thực hiện giao dịch khi chưa nhận được lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam khi cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm bảo mật các thông tin về nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật liên quan và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu…
Cũng theo quy định tại Thông tư số 51/2021/TT-BTC, khi phát hiện thành viên lưu ký khai báo không trung thực thông tin để đăng ký mã số giao dịch chứng khoán, đăng ký mã số giao dịch chứng khoán khống hoặc không đúng đối tượng, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thực hiện đình chỉ hoặc chấm dứt việc sử dụng hệ thống đăng ký mã số giao dịch trực tuyến của thành viên lưu ký sau khi có ý kiến chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Trong trường hợp này, thành viên lưu ký phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm, kể cả nghĩa vụ tài chính đối với các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản giao dịch mở trên cơ sở mã số giao dịch chứng khoán đó…
Quy định liên quan đến nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 16/08/2021, đồng thời thay thế quy định liên quan tại Thông tư số 123/2015/TT-BTC ngày 18/08/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Singapore rót nhiều vốn FDI nhất vào Việt Nam trong quý I
Trong 3 tháng đầu năm 2021, Singapore dẫn đầu danh các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng khá mạnh, sau hai tháng đầu năm liên tiếp sụt giảm.
Quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng mạnh so với cùng kỳ là yếu tố căn bản khiến vốn đăng ký mới tăng thêm 30,6% và vốn điều chỉnh tăng 97,4%.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. (Ảnh minh họa: KT)
Một điểm tích cực trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong quý đầu năm, đó là vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Về đối tác đầu tư, đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,1 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong, Hoa Kỳ...
Điều đáng nói, đó là vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 93,4% và 70,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Gần 500 triệu USD đổ vào thị trường bất động sản Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt sau tác động của đại dịch COVID-19. Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết thống kê tính đến ngày 20-2, tổng vốn đầu tư trực tiếp...