Nghĩa trang mafia độc đáo ở Nga
Dù đã nằm dưới 3 tấc đất, những tay ‘anh chị’ quá cố sừng sỏ nhất khu tưởng niệm Shirokorechenskoe vẫn hiện hữu theo cách rất đặc biệt.
Là một trong những khu công nghiệp mũi nhọn ở Nga, không phải ai cũng biết rằng Yekaterinburg từng là nơi tranh chấp khét tiếng của giới mafia xứ sở Bạch Dương.
Ngoài quy hoạch chỉn chu, Yekaterinburg nổi tiếng bởi khu tưởng niệm Shirokorechenskoe – nơi yên nghỉ của hàng nghìn con người, từ bình thường cho tới nổi tiếng. Tuy nhiên, đặc sắc nhất phải là khu vực ẩn sau những rặng thông: Khu nghĩa trang dành riêng cho mafia và giới “anh chị” khét tiếng.
Khi còn sống, họ hoành tráng bao nhiêu thì lúc ngã xuống cũng ăn chơi bấy nhiêu: Bia đá truyền thần to bằng người thật, xe cộ nhà cửa đều được khắc họa đủ…
Phần lớn dân “anh chị” yên nghỉ tại đây đã nổi lên từ những năm 40 của thế kỷ trước.
Từ tranh chấp địa bàn, buôn hàng cấm, tư thù cá nhân… đã khiến các ông bà trùm ngã xuống và thế nào lại được tập trung ở Shirokorechenskoe. Bên cạnh phần nhìn hoành tráng, các bia mộ còn khắc rõ tên tuổi, biệt danh của những kẻ khét tiếng giang hồ xứ sở Bạch dương.
Dù là nơi an nghỉ cuối cùng của thế giới ngầm không mấy tốt đẹp, quang cảnh tuyết phủ trắng xóa ở Shirokorechenskoe khiến du khách nảy sinh những cảm xúc lẫn lộn. Vì có lẽ, đằng sau muôn vàn dáng vẻ là những câu chuyện mà người trong cuộc mới hiểu được.
Video đang HOT
Thị trường kinh dị bất hợp pháp trên mạng xã hội
Năm 2013, một nhà sưu tập người Mỹ đến thăm Tunisia đã bước vào hầm mộ Sousse - một nghĩa địa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới, nơi chôn cất một số tín đồ Cơ đốc giáo - và lấy trộm một hộp sọ với một đĩa kim loại mỏng trong quá trình cải tạo hầm mộ.
Nhà sưu tầm sau đó đã đưa hộp sọ lên một nhóm kín trên Facebook để bán với giá 550 USD. Các thành viên khác của nhóm rất phấn khích với hộp sọ trộm được và đăng một số bình luận về việc nó "đẹp" như thế nào. Điều mà người sưu tầm có thể không nhận ra là nhóm không riêng tư như vẻ ngoài của nó.
Những vụ cướp mộ và hộp sọ hầm mộ Sousse
Một phóng viên của tạp chí Live Science đóng giả là một người quan tâm đến hộp sọ đã xâm nhập vào nhóm kín trên Facebook và một số nhóm khác thích nó, và trải qua 10 tháng theo dõi dấu vết của hài cốt con người được rao bán trên nền tảng xã hội. Cuộc điều tra của tạp chí Live Science đã vạch trần một thế giới mà trong đó hài cốt con người được rao bán với rất ít thông tin về nguồn gốc của chúng và đặt ra câu hỏi về cách họ có được.
Gretchen Peters, đồng sáng lập "Liên minh chống tội phạm trực tuyến" (ACCO) - một tổ chức chống tội phạm và tham nhũng.
Trong khi hộp sọ hầm mộ Sousse đặc biệt ở chỗ nhà sưu tập công khai thừa nhận ông đã trộm nó, Live Science ghi nhận còn vô số hài cốt khác của con người không có nguồn gốc rõ ràng và từ đó bỏ ngỏ câu hỏi: Liệu có bao nhiêu trong số những hài cốt này bị cướp phá hoặc đánh cắp? Hầu hết các quốc gia trên thế giới (bao gồm Tunisia) ngăn cấm cướp bóc các địa điểm khảo cổ và nghĩa địa.
Tại Mỹ, "không có luật pháp ở bất kỳ bang nào cho phép hoặc thừa nhận rằng việc bán hài cốt của con người là hợp pháp. Ngược lại, nó là bất hợp pháp ở một số bang", Tanya Marsh, nữ chuyên gia về luật tang lễ và nghĩa trang Trường Luật Wake Forest bang Bắc Carolina (Mỹ), nói. Trong các nhóm kín trên Facebook, một số người bán cho rằng họ lấy xương từ các trường cao đẳng y khoa; nhưng ngay cả khi những tuyên bố đó là đúng, "không có trường hợp ngoại lệ nào cho hài cốt của con người ngay cả khi có tài liệu cho rằng chúng là từ bộ sưu tập của một trường y hoặc bảo tàng", Marsh nói với Live Science.
Ryan Seidemann và Christine Halling "nghi ngờ chuyện có ai đó, ngay cả những người hiến tặng hài cốt của họ cho khoa học, muốn trở thành một cổ vật cho một cá nhân". Cả hai đều làm việc trong Văn phòng Tổng chưởng lý Louisiana trực thuộc Phòng Dân sự của Bộ Tài nguyên & Đất đai, với Seidemann lãnh đạo bộ phận và Halling là nhà khảo cổ học. Gretchen Peters, đồng sáng lập "Liên minh chống tội phạm trực tuyến" (ACCO) - một tổ chức chống tội phạm và tham nhũng - nhận định hoạt động buôn bán hài cốt con người là "vô lễ với người chết" và đang khuyến khích hành vi cướp mộ trên toàn thế giới.
Katie Paul, đồng giám đốc dự án ATHAR (điều tra hoạt động buôn lậu di sản văn hóa).
Mỗi hộp sọ hoặc cổ vật bị đánh cắp từ các ngôi mộ trở thành một mảnh lịch sử bị mất tích - một cửa sổ không còn có sẵn cho các nhà khảo cổ và những người khác khám phá các nền văn minh trước chúng ta. Ví dụ, các hầm mộ Sousse (trải dài khoảng 5 km) chứa hài cốt của khoảng 15.000 người trong đó có nhiều tín đồ Cơ đốc giáo - những người sử dụng các hầm mộ như một nơi gặp gỡ để tránh bị quân lính La Mã bức hại.
Vào thời điểm khoảng 2.000 năm trước, Tunisia bị cai trị bởi Đế chế La Mã. Bằng cách nghiên cứu những hài cốt đó, các nhà khảo cổ học tìm hiểu về cuộc sống ở Tunisia đã thay đổi như thế nào khi nhiều người chuyển đổi sang Cơ đốc giáo. Chẳng hạn, các học giả cố gắng bảo tồn các bức tranh khảm trong hầm mộ và tìm kiếm manh mối về cách các phong cách nghệ thuật thay đổi khi mọi người quy theo Cơ đốc giáo.
Người bán (hoạt động tại bang Washington) hộp sọ cướp từ hầm mộ Sousse và đã bán rất nhiều hài cốt người khác trong các nhóm kín Facebook. Live Science đã liên lạc với nhà sưu tập thông qua Facebook và đóng giả là một người quan tâm đến hộp sọ. Người sưu tầm đã không trả lời các câu hỏi và bài đăng bán hàng sau đó đã bị xóa. Bộ Văn hóa Tunisia và một vài nhà khảo cổ học ở Tunisia cũng không trả lời yêu cầu bình luận về hộp sọ hầm mộ Sousse.
Rao bán cả hài cốt trẻ em và trẻ sơ sinh
Hộp sọ Sousse chỉ là phần nổi của tảng băng bán hàng trực tuyến tư nhân không có giấy tờ. Hài cốt thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt phổ biến trong các nhóm kín Facebook này. Một người mua đã viết trong một bài đăng rằng họ đang "tìm kiếm các mẩu xương hoặc bộ phận cơ thể của trẻ em".
Hộp sọ, hài cốt thai nhi và một đứa trẻ 6 tuổi ướp xác có niên đại từ những năm 1700 cũng được rao bán trên các nhóm kín.
Người mua và người bán thường không thảo luận về lý do tại sao họ quan tâm đến trẻ em và thai nhi. Người bán tuyên bố một xác ướp trẻ con 6 tuổi và chết vào thập niên 1700, được rao bán với giá 12.247 USD. Không có thông tin xuất xứ nào được đưa ra trong bài đăng bán hàng, nhưng người bán đã viết bằng chữ lớn rằng đó là "không phải là hàng trộm cướp mộ".
Một ví dụ với giá thấp hơn là hộp sọ mà người bán nói có lẽ là một "phụ nữ ở tuổi thiếu niên" được chào bán với giá 1.300 USD. Không có thông tin xuất xứ được liệt kê trong bài đăng bán hàng, mặc dù người bán cho rằng nó đã được mua một cách hợp pháp và có tài liệu nhập khẩu hợp pháp. Một người bán khác rao bán hộp sọ của một "thiếu niên" với giá 1.000 USD và" răng khôn chưa mọc". Người bán khẳng định hộp sọ đến từ một "trường y ở Philadelphia". Không rõ người bán đã có được nó như thế nào.
Hài cốt thai nhi được bán trong các nhóm kín, đôi khi được bảo quản trong lọ chất lỏng. Ví dụ, một bào thai nhỏ có mô mềm được bảo quản tốt đã được đăng bán với giá 2.350 USD. Nó được liệt kê là "mẫu vật y tế đã nghỉ hưu", không có thông tin nào khác được đưa ra. Một thai nhi "gần như đủ tháng" được bán với giá 6.495 USD. Người bán tuyên bố trong bài đăng trên nhóm kín Facebook rằng nó có nguồn gốc từ một "bộ sưu tập giảng dạy cũ". Người bán cũng tuyên bố rằng mẹ của thai nhi "muốn mẫu vật này sống nhờ bảo quản và để kích thích sự tò mò và giáo dục thêm về cơ thể con người".
Carthage là một địa điểm nổi tiếng khác ở Tunisia. Người La Mã đã phá hủy nó vào năm 146 trước Công nguyên nhưng đã xây dựng lại một thế kỷ sau đó và phát triển mạnh mẽ vào khoảng thời gian hầm mộ Sousse được sử dụng.
Làm thế nào để pháp luật hiện hành được thực thi nghiêm túc là một câu hỏi khác. Rick St. Hilaire, luật sư làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận "Nghiên cứu Chính sách & Luật di sản Văn hóa Red Arch" có trụ sở tại New Hampshire (Mỹ), nói rằng theo kinh nghiệm của ông, các viên chức bảo tồn lịch sử nhà nước, các giới chức bộ tộc và quan chức hải quan nhận thức rõ nhất về hoạt động mua bán hài cốt con người. "Lĩnh vực mua bán này không thu hút sự chú ý từ các cơ quan thực thi pháp luật", St. Hilaire nói, lưu ý rằng vấn đề này không được chú ý nhiều như buôn người và ma túy.
Một số "cơ quan thực thi pháp luật có thể nhận thức được hoạt động mua bán này, nhưng lại không biết sử dụng luật như thế nào để ngăn chặn việc mua bán hài cốt con người", Seidemann và Halling nói. Katie Paul, đồng giám đốc dự án ATHAR (điều tra hoạt động buôn lậu di sản văn hóa) cho biết: "Facebook thực sự có chính sách cấm bán hài cốt con người trên nền tảng của mình. Nhưng thương mại trên Internet và trên phương tiện truyền thông xã hội được quản lý rất kém, nên nó thực sự giống như miền Tây hoang dã không có cảnh sát trưởng".
Dao và gậy có cán bằng xương người và "da người"
Người bán đôi khi đăng các mặt hàng làm từ một phần hài cốt của con người, chẳng hạn như dao và gậy đi bộ kết hợp xương người. Một cây gậy đi bộ, được bán với giá 300 USD, có một tay cầm làm từ xương đùi của con người, và người bán cho biết xương đùi đến từ một bộ xương có từ thế kỷ 19. "Đừng bỏ lỡ một trong những loại này", người bán nói. Người bán tương tự cũng cung cấp một con dao có tay cầm làm từ xương đùi người với giá 260 USD.
Hài cốt thai nhi được bán trong các nhóm kín, đôi khi được bảo quản trong lọ chất lỏng.
Một mặt hàng đặc biệt khác thường là một ấn bản năm 1917 của cuốn sách "Những bệnh về da" của Tiến sĩ Richard Sutton mà người bán cho biết được phục hồi... bằng "da người". Người bán cho rằng hài cốt người được sử dụng để tạo ra da đến từ một "mẫu vật y tế đã nghỉ hưu". Người bán nói thêm: "Cá nhân tôi đã mua được vật thể này, nó đã biến thành da và tự tay tôi làm bìa sách". Giá yêu cầu là 6.500 USD và đã được bán thành công.
Những ví dụ này chỉ chiếm một phần nhỏ trong những vụ bán hàng diễn ra trong các nhóm kín trên Facebook. Theo Quỹ Di sản Toàn cầu (GHF) ước tính rằng 100.000 ngôi mộ tại Peru đã bị cướp bóc. Các hộp sọ của những người có đầu thuôn dài được tìm thấy ở Peru và các nơi khác trên thế giới, xuất phát từ tập tục ràng đầu. Tục ràng đầu ở Peru đã trở nên phổ biến vào khoảng năm 1300 sau Công nguyên và có thể đã được thực hiện để thể hiện những nhóm xã hội đặc biệt - theo báo cáo của các nhà nghiên cứu vào năm 2018 trên tạp chí Current Anthropology.
Nhiều trang web đã cấm hoặc hạn chế việc bán hài cốt của con người. Chẳng hạn, eBay đã cấm bán loại mặt hàng này. Trong khi đó hài cốt của con người vẫn được rao bán trên Instagram, nhưng Live Science phát hiện ra rằng một số tài khoản trên Instagram bán chúng đã bị đóng cửa trong những tháng gần đây.
Từ những hình ảnh được đăng trong các nhóm kín trên Facebook, cuộc điều tra của Live Science cho thấy nhiều thành viên dường như tìm mua hài cốt con người để trưng bày trong nhà của họ. Hài cốt con người thường được bài trí trong tủ và trên bàn.
Thỉnh thoảng một bộ xương sẽ được sắp đặt ngồi trên ghế! Trong một vài trường hợp, những chiếc đầu lâu có những hình ảnh được chạm khắc, trong đó có một hình ảnh của vị thần tà giáo Baphomet nửa người nửa dê. Đôi khi các nhà sưu tập sửa đổi hộp sọ để chúng có thể được sử dụng làm bình hoa.
Một số chuyên gia mà Live Science đã nói chuyện cho rằng Facebook cần thực thi chính sách cấm triệt để hoạt động mua bán hài cốt người trên nền tảng của mình. Graham và Huffer nói rằng các cơ quan thực thi pháp luật cần phải cải thiện việc thực thi các luật hiện hành chống lại việc mua bán hài cốt con người. Ngoài ra, theo Peters, chính phủ nên thông qua các quy định đặt trách nhiệm lên các công ty truyền thông xã hội để loại bỏ các giao dịch bất hợp pháp khỏi nền tảng của họ.
Live Science cũng đã liên hệ với Facebook để cảnh báo cho công ty hoạt động mua bán xương người. Đáp lại, một phát ngôn viên Facebook tuyên bố một khi nhận thức được một nhóm kín đã vi phạm chính sách của nền tảng, họ sẽ có hành động chống lại.
Kể từ ngày 3/7/2020, Live Science phát hiện 3 trong số các nhóm kín đã ngừng hoạt động, mặc dù những nhóm kín khác vẫn hoạt động.
Phát hiện hàng trăm mộ cổ ở Osaka Giới chức TP Osaka, Nhật Bản, mới đây cho biết đã phát hiện hơn 1.500 bộ hài cốt trong cuộc khai quật tại thành phố ở miền Tây nước này. Số hài cốt này được chôn cất tại một nghĩa trang có niên đại khoảng 160 năm. Hiệp hội Di sản văn hóa Osaka cho biết, địa điểm trên có tên gọi Lăng...