Nghĩa trang dưới lòng đại dương – nơi an nghỉ cuối cùng dành cho những người yêu biển
Một nghĩa trang nằm dưới đáy đại dương là nơi an nghỉ cuối cùng đặc biệt dành cho những người yêu biển.
Đó là Neptune Memorial Reef – nơi an nghỉ vĩnh hằng dưới nước dành cho những người yêu biển. Nơi đây đang lưu giữ hài cốt của hàng nghìn người. Trước khi qua đời, nếu có nguyện vọng, người đã khuất có thể tìm cho mình “yên giấc ngàn thu” dưới nước, thay vì rải tro trên biển.
Một nghĩa trang nằm dưới đáy đại dương là nơi an nghỉ cuối cùng đặc biệt dành cho những người yêu biển. (Nguồn: Great Big Story)
Diện tích nghĩa trang lên tới 180.000 m, với thiết kế lấy cảm hứng từ thành phố Atlantis (một thành phố bị mất tích nằm ở ngoài khơi Đại Tây Dương).
Video đang HOT
Nơi này nhanh chóng trở thành vỉa san hô nhân tạo lớn nhất thế giới, góp phần trở thành “nhà mới” của nhiều loài sinh vật biển, đồng thời thu hút du khách lặn biển tới thăm nghĩa trang dưới nước.
Sau khi hỏa táng, người ta sẽ trộn tro với xi măng để tạo thành một phần của rạn san hô. Những thợ lặn lành nghề sẽ đảm nhiệm việc đặt tro, dựng biểu tượng theo yêu cầu của khách như tượng, thánh giá, tấm bia bằng đồng có khắc tên, năm sinh năm mất…
Không chỉ là nghĩa trang độc đáo, nơi này còn góp phần quan trọng tạo nên hệ sinh thái mới trong lòng đại dương. Ngoài ra, du khách lặn biển còn được chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình nhân tạo nằm giữa thiên nhiên.
Theo Dân trí/Great Big Story
Anh gắn chip cho động vật biển để nghiên cứu đại dương
Ngoài khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi, các nhà khoa học Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển như cá mập, chim cánh cụt, rùa nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường, trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất.
Rùa biển được trang bị cảm biến giúp nghiên cứu đại dương - Ảnh: Miquel Gomila /SOCIB
Theo Phys.org, các nhà khoa học từ Đại học Exeter, Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất. Họ muốn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các nhà nghiên cứu khi khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi.
Cá mập, chim cánh cụt, rùa và các sinh vật biển khác có thể giúp con người theo dõi các đại dương bằng cách truyền thông tin hải dương học qua chip điện tử. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch gắn chip cho hàng ngàn động vật biển nhằm mục đích nghiên cứu và bảo tồn.
Phương pháp này sẽ đơn giản hóa công việc của những người sử dụng tàu nghiên cứu, máy bay không người lái dưới nước và hàng ngàn cảm biến nổi. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng để bao quát nhiều hơn các biển và đại dương, họ cần gắn chịp cho khoảng 30 nghìn động vật nữa.
Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Exeter, động vật có cảm biến có thể lấp đầy khoảng trống thông tin về những phần của đại dương mà các nhà khoa học ít biết đến nhất.
Giáo sư Brendan Godley cho biết các nhà khoa học đã kiểm tra 183 loài động vật, xử lý thông tin về môi trường sống của chúng. So sánh dữ liệu này với các lỗ hổng trong các quan sát hiện tại bằng cách sử dụng cảm biến nổi, họ đã chọn chúng để tiến hành quan sát ở các khu vực xa xôi nhất định.
Dữ liệu được thu thập bởi rùa hoặc cá mập cũng có thể cải thiện giám sát đại dương ở các khu vực xa xôi khác, như vùng nhiệt đới, vì đây là vùng tác động đáng kể đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bằng hoạt động này họ cũng kêu gọi sự hợp tác hơn nữa giữa các nhà sinh thái học và nhà hải dương học.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Nhà khoa học lôi bằng được cá mập trắng sở hữu 2 "của quý" lên thuyền để đo kích cỡ Giống này hơi bị hiếm luôn đấy! Nghiên cứu khoa học luôn đòi hỏi người trong ngành phải đối diện và xông xáo với những điều kỳ lạ của tự nhiên. Và quả thật là thiên nhiên vẫn còn rất nhiều điều kỳ thú xứng đáng được khám phá. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học tự nhiên từ Ocearch đã bắt...