‘Nghĩa trang’ của đồ công nghệ
Sau một thời gian phục vụ loài người, các món đồ công nghệ nhanh chóng bị thải loại. Chúng bắt đầu hành trình lặng lẽ đến những nghĩa địa dành riêng cho điện thoại cũ, màn hình cổ hay bo mạch hết thời.
Khi nhiều người chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh (smart phone), thậm chí một người sở hữu nhiều chiếc, thì những chiến điện thoại di động “cục gạch” bắt đầu bị bụi phủ trong ngăn kéo. EPA ước tính có khoảng 2,37 triệu tấn rác công nghệ năm 2009, và chỉ 25% trong số đó được tái chế. Dù những chiếc điện thoại cũ này không còn giá trị với hầu hết mọi người, thực tế là có vàng thật trong đó. “Với mỗi triệu điện thoại di động chúng ta tái chế, có thể thu về 15.875 kg đồng, 350 kg bạc, 34 kg vàng và gần 15 kg palađi”. Ảnh: AP
Những chồng màn hình máy tính được đưa lên xe tải tại một làng tái chế ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhiều người trong làng sống bằng nghề tháo dỡ các bộ phận máy tính để tái chế. Ảnh: AP
Có ít nhất 100 chiếc bốt điện thoại cũ bị vứt xó ở gần đường cao tốc tại Manhattan, Mỹ. Tác giả bức ảnh cho biết “công nghệ hiện đại của chúng ta rất tiện lợi nhưng dường như ngày càng mất cá tính”. “Hình ảnh của những bốt điện thoại bên hè phố và những cuộc trò chuyện giữa người với người khiến chúng ta giờ đây mong mỏi một điều gì đó thân tình hơn là một tin nhắn”, nhiếp ảnh gia tự do Dave Bledsoe nói. Nhiều bang ở Mỹ hiện yêu cầu tái chế các tivi, máy tính và đồ điện tử. Tái chế một triệu laptop tiết kiệm năng lượng tương đương với lượng điện 3.500 hộ gia đình Mỹ dùng mỗi năm. Ảnh: FreeVersePhotography
Video đang HOT
Những chiếc máy tính xách tay, điện thoại, máy tính để bàn và đồ điện tử khác thường kết thúc số phận tại Guiyu, miền đông Trung Quốc. Liên Hợp Quốc ước tính 70% rác thải điện tử được quy tập về đây, nơi các công nhân tháo dỡ và lấy các phần kim loại quý. Ảnh: AP
Chất thải điện tử không được tái chế thường bị chôn vùi dưới đất, hoặc tệ hơn là bị đem đốt, làm phát thải hóa chất độc hại ra không khí. Ảnh: AP
Những chiếc điện thoại quay số đã lùi vào dĩ vãng. Ảnh: AP
Tin tốt là doanh số những món đồ điện tử ở Ấn Độ đang bùng nổ. Nhưng điều đó đi cùng với thiệt hại môi trường. Nước này không có kế hoạch xử lý rốt ráo những núi rác thải độc hại. Theo Discovery News, những công nhân phân loại các đống điện thoại di động và máy tính gặp các vấn đề sức khỏe. Ảnh: AP
Theo VNE
Nghĩa địa lớn nhất hành tinh tồn tại 1.400 năm
Wadi us-Salaam "Thung lũng yên bình" - là một khu nghĩa địa Hồi giáo ở phố thánh Najaf (Iraq), được bao phủ bởi khuôn viên rộng hơn 6000m2 (1485.5 acres) và là nơi yên nghỉ của hàng triệu linh hồn, đây cũng được xem là khu nghĩa địa lớn nhất trên thế giới.
Najaf là một trong những thành phố lớn nhất của Iraq với dân số lên đến 600.000 người. Khu nghĩa địa Wadi Al-Salam ở thành phố Najaf là khu nghĩa địa duy nhất trên thế giới có niên đại lâu nhất, ước tính khu nghĩa địa này đã tồn tại hơn 1.400 năm.
Khu nghĩa Wadi Al-Salam địa đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của dòng Hồi giáo Si-ai (Shiite). Người ta tin rằng, Wadi Al-Salam là nơi an nghỉ cuối cùng của những linh hồn đàn ông và phụ nữ chung thủy. Nhiều nhà tiên tri, hoàng tử và vua của các nước Hồi giáo cũng được chôn cất tại khu nghĩa địa này, trong đó có các nhà tiên tri Hud, Saleh và Ayatullah Sayyid Muhammad Baqir al-Sadr cũng như hoàng tử Ali Ibn Abi Talib.
Khu nghĩa địa Wadi Al-Salam bao gồm nhiều ngôi mộ được xây dựng bằng vữa và gạch nung, các ngôi mộ có chiều cao không cân bằng nhau, mỗi ngôi mộ có một kiểu cách khác nhau. Ở giữa khu nghĩa địa là căn hầm mộ có diện tích rộng bằng phòng sinh hoạt của một hộ gia đình, khu hầm mộ được xây dựng bởi người giàu có, và nó kiến trúc hình mái vòm.
Ngoài ra còn có nhiều hầm mộ được xây chìm dưới lòng đất, khi muốn xuống hầm phải đi bằng thang. Những ngôi mộ được xây từ những năm 1930 đến 1940 có kiến trúc riêng biệt, với chiều cao khoảng hơn 3m, có đỉnh chóp tròn rất dễ nhận biết.
Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các chiến binh được trang bị vũ khí của quân Iraq đã sử dụng khu nghĩa trang này như là một vị trí để ẩn nấp và mai phục nhằm tiếp cận các đơn vị đồn trú của quân thù. Quân đội Mỹ không thể tiếp cận được khu vực này do các tuyến đường quanh co cũng như các hầm mộ chìm dưới lòng đất. Những tay súng địa phương thành thạo các con đường xung quanh thường tấn công du kích rồi chạy trốn và nấp sau các ngôi mộ.
Khi những kẻ nổi loạn lẩn trốn ở những lối hẹp giữa các ngôi mộ, quân đội Iraq đã nhẫn tâm dùng xe ủi, đẩy bay đi cả phần mộ của những người đồng đội. Ngày nay, những nấm mộ bị phá hủy vẫn đang nằm ngổn ngang bên mép đường.
Bạo lực tràn ngập Iraq kể từ năm 2003 và điều này dẫn đến sự mở rộng thêm của khu nghĩa địa, khu nghĩa địa đã tăng thêm 40% diện tích (khoảng 7.700m2). Nghĩa địa Wadi Al-Salam mở rộng dần từ năm 2004, đầu tiên là những vụ xung đột với quân đội Mỹ, sau đó là các cuộc chiến phe phái năm 2006 - 2007 khi mà dòng Hồi giáo Si-ai (Shiites) và Xu-ni (Sunnis) tàn sát lẫn nhau, năm 2008 là các trận đánh với quân đội Iraq, những năm gần đây số người chết bắt đầu giảm đáng kể.
Theo Dantri
Mẹ nghi phạm Boston muốn đưa xác con về Nga chôn cất Mẹ của nghi phạm đánh bom giải marathon tại Boston, Tamerlan Tsarnaev, đã bày tỏ mong muốn được đưa xác con trai về Nga, sau khi các nghĩa địa tại Mỹ từ chối chôn cất thi thể y. Zubeidat Tsarnaeva và con trai Tamerlan. Bà Zubeidat Tsarnaeva hôm 5/5 đã gọi điện cho người đứng đầu một nhà tang lễ ở Massachusetts nơi...