Nghĩa địa tàu thuyền trên sông ở Hải Phòng
Một xóm chài với hàng chục hộ dân sinh sống trên những chiếc tàu thuyền cũ nát ở trung tâm thành phố Hải Phòng.
Sông Tam Bạc chảy qua trung tâm TP Hải Phòng có chiều dài khoảng 2 km.
Ở ven sông, nằm trên địa phận 2 phường Quang Trung và Minh Khai ( quận Hồng Bàng), có một xóm chài nghèo và nơi trú ngụ của họ là tàu thuyền cũ nát, chắp vá.
Đầu những năm 1990, xóm chài chỉ có một số hộ dân đến từ huyện Thủy Nguyên và An Lão (Hải Phòng) làm nghề đăng đó, chài lưới, mò sắt vụn ven sông. Về sau, xóm chài đón thêm nhiều người đến từ Hải Dương và Nam Định.
Người xóm chài sử dụng tàu thuyền tự chế đã hư hỏng, trong đó có các xác tàu bằng xi măng để làm nơi ở, vì vậy nơi đây còn được gọi là “ nghĩa địa tàu thuyền”.
Ở xóm chài, nhiều hộ 5-7 người cư ngụ trên một chiếc thuyền chỉ rộng 15-20 m2.
Video đang HOT
Để lên phố đi chợ, buôn bán nhỏ, dân xóm chài sử dụng cầu gỗ.
Cuộc sống tạm bợ của người dân trên những chiếc tàu thuyền cũ nát khiến lòng sông bị thu hẹp, ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.
Một chiếc tàu bê tông cũ được rao bán cho những ai muốn tìm nơi “che mưa, che nắng” ở xóm chài.
Qua thời gian, nguồn lợi thủy sản khan hiếm, sắt vụn hết, nhiều người dân ở xóm chài đã lên bờ hoặc về quê sinh sống, hiện còn gần 40 hộ dân bám trụ trong các con thuyền cũ nát.
Ông Dương Đình Ổn, Phó chủ tịch UBND quận Hồng Bàng cho biết, quận đang lên kế hoạch giải tỏa “xóm chài” tự phát dọc tuyến sông Tam Bạc; bốc xúc các tàu, thuyền cũ nát đi nơi khác… để xây dựng đường Tam Bạc và Thế Lữ chạy dọc 2 bên bờ sông thành phố đi bộ.
Giang Chinh
Theo VNE
Cầu quay xe lửa độc đáo nhất Việt Nam
Sau nửa thế kỷ hoạt động, cầu Quay Hải Phòng bị bom đạn đánh sập và không thể quay được nữa. Tuy nhiên, hiện công trình 114 tuổi này vẫn làm nhiệm vụ đưa tàu và người dân qua sông.
Việt Nam hiện có duy nhất cầu quay sông Hàn ở Đà Nẵng còn hoạt động, trở thành điểm nhấn của thành phố. Ít ai biết rằng cách đây 114 năm, tại TP Hải Phòng, người Pháp từng xây dựng một cây cầu quay dành cho xe lửa. Mỗi khi tàu thuyền qua lại, cầu lại được quay.
Mỗi khi có tàu thuyền qua lại, một nhịp cầu được điều khiển quay dọc sông 90 độ, sau đó trở lại vị trí ban đầu cho xe lửa và người dân lưu thông. Ảnh tư liệu
Vì sao người Pháp xây cầu Quay Hải Phòng
Theo nhà sử học Ngô Đăng Lợi (gần 90 tuổi), khu vực nội thành Hải Phòng hiện nay xưa kia chỉ là bãi đất bồi đắp, sông ngòi dày đặc, có 2 làng cổ là An Biên và Lạc Viên tập trung nhiều cư dân sinh sống. Năm 1870-1873, vua Tự Đức cho xây dựng một bến cảng bên cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kề, gọi là nha Hải Phòng sứ.
Sau khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ năm 1873-1874, để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa từ Pháp sang Việt Nam, từ Việt Nam đi Trung Quốc và ngược lại, nhà cầm quyền Pháp chọn Hải Phòng xây dựng cảng biển cùng tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội, Lào Cai và sang tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Nhờ đó, một loạt cầu thép nối tuyến xe lửa này ra đời như cầu Quay (Hải Phòng), cầu Phú Lương (Hải Dương), cầu Long Biên (Hà Nội)... Năm 1901, cầu Quay bắc qua sông Tam Bạc được khởi công, sau một năm thì hoàn thành. Cầu bằng dầm thép, có 2 nhịp và 3 khoang thông thuyền, phục vụ cho cả đường bộ và đường sắt. Để không gây trở ngại cho các tàu thuyền qua lại trên sông, các kỹ sư người Pháp đã thiết kế nhịp giữa cầu có thể quay ngang 90 độ, dọc theo sông.
Những năm đầu, cầu được điều khiển thủ công bởi 5-6 công nhân người Việt. Họ sử dụng hệ thống ròng rọc để quay cả một nhịp cầu dài khoảng 50 m, nặng cả trăm tấn. Sau một thời gian, việc vận hành được thực hiện bằng động cơ điện.
Cầu được người Pháp xây dựng năm 1901 nhằm kết nối tuyến đường sắt từ Hải Phòng đi Hà Nội, Lào Cai và sang Vân Nam (Trung Quốc). Ảnh: Giang Chinh
Cầu Quay trở thành trọng điểm đánh phá của đế quốc Mỹ
Năm 1951, chính quyền lâm thời Hải Phòng đổi tên cầu Quay thành Hoa Lư (tên kinh đô nước Việt Nam đời Đinh và Tiền Lê). Sau 3 năm, cầu Hoa Lư đổi tiếp thành cầu Tam Bạc, nhưng người dân Hải Phòng vẫn quen với tên cầu Quay.
Trong các năm 1966-1967, nhằm ngăn chặn miền Bắc tiếp nhận xăng dầu, vũ khí, đạn dược từ nước ngoài qua cảng Hải Phòng, từ Hải Phòng chi viện cho chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt bằng đường không. Hàng nghìn tấn bom đạn trút xuống Hải Phòng. Nhiều cây cầu bị trúng bom đổ sập, hư hỏng, trong đó có cầu Quay. Kể từ đó, cầu được sửa lại và đặt cố định.
Lớn lên bên dòng sông Tam Bạc, ông Lương Văn Cường (64 tuổi, trú tại phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng) kể khi còn nhỏ vẫn cùng bạn bè gần nhà ra bờ sông ngắm cầu Quay và tàu thuyền qua lại. Cầu không quay vào giờ nhất định mà khi có tàu thuyền lớn đi qua thì nhân viên vận hành lại cho cầu chuyển động.
"Tụi trẻ chúng tôi rất thích thú, không hiểu vì sao nửa cây cầu to đến vậy chỉ cần vài người là có thể làm nó quay đi quay lại", ông Cường kể và cho biết giờ đây cầu không còn quay như trước nhưng mỗi lần đi qua vẫn ngắm nhìn và hoài niệm về những ngày thơ ấu.
Nhằm giảm tải cho cầu trước mật độ giao thông đông đúc, năm 2013 Hải Phòng cho xây dựng cây cầu bê tông dự ứng lực song song với cầu Quay. Ảnh: Giang Chinh
Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại giữa hai quận Hồng Bàng và Lê Chân, giảm tải người và phương tiện qua cây cầu trăm tuổi này, năm 2013 Hải Phòng xây dựng cầu đường bộ Tam Bạc song song cầu Quay. Công trình từ thời Pháp thuộc chỉ còn phục vụ xe lửa và một số ít người đi xe đạp, xe máy.
Tuy không còn quay, nhưng cầu Quay vẫn trở thành điểm nhấn, là chứng nhân thể hiện sức sống mãnh liệt của người dân thành phố Cảng không chịu khuất phục trước mưa bom bão đạn.
Giang Chinh
Theo VNE
Hàng loạt điểm giữ xe trên vỉa hè Sài Gòn bị thu giấy phép Hơn 20 điểm giữ xe máy trên vỉa hè ở quận 1, TP HCM, bị thu giấy phép để đảm bảo mỹ quan đô thị. Điểm giữ xe máy được cấp phép ở quận 1. Ảnh: Duy Trần. Ngày 21/4, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - đồng ý để Phòng quản lý đô thị thu hồi 24...