Nghĩa địa san hô trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang
Hàng nghìn m2 đáy biển khu vực vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chất đống san hô chết. Một số vị trí đã sạch dấu vết san hô.
Đảo Hòn Mun – vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và là khu vực có hệ sinh thái san hô đẹp bậc nhất Việt Nam với nhiều loài đặc sắc.
Tuy nhiên, hiện nơi này san hô chết khoảng 70-80%. Dưới đáy biển, nhiều khu vực, mỗi khu có hàng trăm m2 sạch bóng san hô hoặc xác san hô chết chất đống.
Đáy biển phủ một màu xám xịt. San hô chết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nơi này. Nhiều loài thủy sản đã rời đi nơi khác trú ngụ.
“Rất đau xót. Mình làm nghề lặn 10 năm, giờ chứng kiến cảnh san hô chết trắng đáy biển thật sự buồn lắm. Có thể 50-60 năm nữa chưa chắc phục hồi được như trước”, anh Lê Đình Trí, một huấn luyện viên lặn, nói.
San hô chết chất đống dưới đáy biển khu vực phía nam đảo Hòn Mun.
Video đang HOT
“Vị trí này san hô bị ‘tẩy trắng’ sau đợt bão tháng 9/2021. Dưới đáy phủ đầy san hô chết, còn trên bờ sóng cũng đánh dạt chất hàng đống”, ông Cao Đức Đại, cán bộ Ban quản lý vịnh Nha Trang, cho biết.
Tiếp tục lặn khu vực bắc đảo Hòn Mun, chúng tôi chứng kiến đáy biển gần như sạch bóng san hô.
“Khu vực này trước đây có hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp. Hàng trăm nghìn du khách cũng mê mẩn khi lặn ngắm san hô ở đây nhưng giờ đáy biển không còn gì”, anh Trí nói.
Đáy biển khu vực bắc Hòn Mun chỉ còn trơ lại những mỏm đá, lác đác vài con cầu gai, các loại cá gần như biến mất hoàn toàn vì không còn nơi trú ngụ.
Trên bờ hàng tấn san hô chết bị sóng đánh dạt.
“San hô bị sóng đánh lên bờ từ cuối năm 2021 khi cơn bão số 9 quét qua”, ông Đại thông tin.
Ngoài san hô sừng, nhiều khối san hô tảng cũng bị sóng đánh dạt lên bờ quanh khu vực đảo Hòn Mun.
“Du khách vẫn chọn hình thức lặn biển ngắm san hô ở khu vực Hòn Mun. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra buồn khi chứng kiến san hô chết quá nhiều, không còn đẹp như xưa”, một huấn luyện viên lặn cho biết.
Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa có văn bản gửi UBND tỉnh này về việc giải quyết thông tin báo chí phản ánh liên quan đến tình trạng suy giảm rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, TP Nha Trang.
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa giao UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo việc kiểm tra làm rõ những nội dung báo chí nêu, từ đó đánh giá thực chất công tác bảo tồn rạn san hô tại Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, đồng thời làm rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục, báo cáo kết quả cho Thường trực Tỉnh ủy trước ngày 19/6.
Hôm 14/6, UBND TP Nha Trang tổ chức cuộc họp với Ban quản lý vịnh Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang và Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga liên quan đến việc san hô bị “tẩy trắng” ở Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang.
Tuy nhiên, cuộc họp này báo chí không được tham dự.
Khu bảo tồn di tích Sa Huỳnh bị... 'lãng quên'
Quảng Ngãi đã xây dựng, hình thành các thiết chế văn hóa tại Khu khảo cổ học Sa Huỳnh, nơi phát hiện các di tích khảo cổ học của nền văn hóa Sa Huỳnh để bảo tồn, phát huy giá trị.
Thế nhưng, gần 10 năm qua, dường như các công trình bị hoang phế, 'lãng quên'.
Tuyến đường du lịch nối quốc lộ 1A vào khu di tích Sa Huỳnh đang được khẩn trương thi công
Để phát huy giá trị di sản văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư các thiết chế văn hóa ngay tại vùng lõi của di sản. Khu bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa Sa Huỳnh được xây dựng trên diện tích 20 ha ở gò Ma Vương, thôn Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ gồm Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh; phục dựng ba điểm khai quật khu mộ táng Sa Huỳnh và hai vi bản trên quần thể di sản.
Xây dựng từ năm 2012, Khu bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa Sa Huỳnh có tổng vốn đầu tư gần 32 tỉ đồng từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh Quảng Ngãi. Trong khuôn viên 400m2, Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh trưng bày gần 500 tài liệu, hiện vật, ảnh theo các chủ đề lịch sử phát hiện, nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, Việt Nam; giao thoa văn hóa Sa Huỳnh với các nền văn hóa khu vực 3.000 năm trước. Nhà trưng bày xây dựng trên chính vùng lõi nền văn hóa Sa Huỳnh cổ xưa lưu giữ bộ sưu tập gồm 122 hiện vật về Sa Huỳnh. Trong đó, nhiều hiện vật giá trị gồm 5 mộ chum lớn, biểu tượng đặc trưng của đời sống cư dân Sa Huỳnh; các hiện vật gốm như nồi, bát đồng, bình hoa; trang sức bằng đá, vỏ ốc, hạt chuỗi, niềm kiêu hãnh của Sa Huỳnh xưa được bày biện đơn giản.
Cùng với các hiện vật, nhà trưng bày còn có 250 bức ảnh đa dạng kích cỡ, màu sắc trưng bày các chủ đề văn hóa Sa Huỳnh. Những bức ảnh khổ lớn toàn cảnh vùng biển Sa Huỳnh từ trên cao, ảnh di tích khảo cổ gò Ma Vương, địa điểm khảo cổ, di tích phát hiện di chỉ, hiện vật cư dân Sa Huỳnh. "Khu này vắng quá. Mình đi cắm trại ở đầm An Khê và ghé vào nhà trưng bày mấy lần để tham quan xem thế nào nhưng không mở cửa", anh Trịnh Văn Đức, TP Quảng Ngãi chia sẻ. Cách Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh khoảng 500m, khu di tích khảo cổ Long Thạnh trơ trọi trên đỉnh gò Ma Vương cát trắng. Hai hố khai quật 223m2 và nhà bao che rộng 320m2 xây dựng ngay vị trí phát hiện Kho Chum Sa Huỳnh từ những năm 1909. Hố khai quật phía Nam gò Ma Vương phục dựng 16 ngôi mộ táng của cư dân Sa Huỳnh; hố khai quật phía Bắc phục dựng tầng văn hóa Sa Huỳnh 3.000 năm trước. Bên trong di tích hố khai quật được phục dựng bằng những mảnh gốm vụn vỡ xỉn màu, nằm rải rác.
Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh được xây dựng từ nhiều năm trước nhưng luôn trong tình trạng "vắng như chùa Bà Đanh" và đang xuống cấp
Khu bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa Sa Huỳnh cùng tài liệu, hiện vật, ảnh theo các chủ đề lịch sử phát hiện, nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, Việt Nam. Đây sẽ là điểm nhấn kết nối với "Con đường di sản miền Trung" tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Thế nhưng, gần 10 năm qua, khu di tích vắng vẻ, xuống cấp chưa phát huy được như kỳ vọng. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL Quảng Ngãi cho biết, do hạ tầng chưa đồng bộ, khu di tích chưa được kết nối với các tuyến giao thông quốc lộ 1A, kết nối các tuyến du lịch nên bất tiện cho du khách tìm về tham quan, tìm hiểu. "Rất ít khách du lịch đến đây. Khách chủ yếu là khách nội địa, trong tỉnh, các nhà nghiên cứu, quan tâm đến văn hóa", ông Nguyễn Tiến Dũng cho hay.
Hiện tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, đường du lịch vào khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh. Tuyến đường du lịch vào khu di chỉ văn hóa Sa Huỳnh dài 1,8 km, tại xã Phổ Khánh và phường Phổ Thạnh với số vốn đầu tư hơn 49 tỉ đồng hiện đang được khẩn trương hoàn thành. Trục giao thông này kết nối quốc lộ 1A vào khu di tích Sa Huỳnh tránh hoang hóa khu di tích như hiện nay.
Khu bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa Sa Huỳnh được xây dựng trên diện tích 20ha ở gò Ma Vương, thôn Long Thạnh 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Tại vị trí này, năm 1909, nhà khảo cổ người Pháp M.Vinet lần đầu tiên phát hiện một đầm nước ngọt với 200 mộ chum. Khu bảo tồn gồm các hạng mục bảo tồn ngoài trời, nhà trưng bày bổ sung di tích, di vật thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh từng được các nhà khảo cổ khai quật ở Quảng Ngãi trong vòng 100 năm qua.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 32 tỉ đồng từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh Quảng Ngãi. Khu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Sa Huỳnh hoàn thành sẽ là điểm nhấn kết nối với "Con đường di sản miền Trung" tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế".
Khám phá hẻm núi kỳ vĩ với dòng sông uốn lượn vắt ngang như một con đèo nước Hẻm núi Uvac và những khúc sông uốn lượn quanh co nằm ở phía Tây Nam của Serbia là một trong những địa danh hấp dẫn nhất đất nước này. Uvac là một khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt ở phía Tây Nam của Serbia, được bình chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của Serbia. Với diện tích khoảng...