Nghĩa địa lớn nhất hành tinh tồn tại 1.400 năm
Wadi us-Salaam “ Thung lũng yên bình” – là một khu nghĩa địa Hồi giáo ở phố thánh Najaf (Iraq), được bao phủ bởi khuôn viên rộng hơn 6000m2 (1485.5 acres) và là nơi yên nghỉ của hàng triệu linh hồn, đây cũng được xem là khu nghĩa địa lớn nhất trên thế giới.
Najaf là một trong những thành phố lớn nhất của Iraq với dân số lên đến 600.000 người. Khu nghĩa địa Wadi Al-Salam ở thành phố Najaf là khu nghĩa địa duy nhất trên thế giới có niên đại lâu nhất, ước tính khu nghĩa địa này đã tồn tại hơn 1.400 năm.
Khu nghĩa Wadi Al-Salam địa đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của dòng Hồi giáo Si-ai (Shiite). Người ta tin rằng, Wadi Al-Salam là nơi an nghỉ cuối cùng của những linh hồn đàn ông và phụ nữ chung thủy. Nhiều nhà tiên tri, hoàng tử và vua của các nước Hồi giáo cũng được chôn cất tại khu nghĩa địa này, trong đó có các nhà tiên tri Hud, Saleh và Ayatullah Sayyid Muhammad Baqir al-Sadr cũng như hoàng tử Ali Ibn Abi Talib.
Khu nghĩa địa Wadi Al-Salam bao gồm nhiều ngôi mộ được xây dựng bằng vữa và gạch nung, các ngôi mộ có chiều cao không cân bằng nhau, mỗi ngôi mộ có một kiểu cách khác nhau. Ở giữa khu nghĩa địa là căn hầm mộ có diện tích rộng bằng phòng sinh hoạt của một hộ gia đình, khu hầm mộ được xây dựng bởi người giàu có, và nó kiến trúc hình mái vòm.
Ngoài ra còn có nhiều hầm mộ được xây chìm dưới lòng đất, khi muốn xuống hầm phải đi bằng thang. Những ngôi mộ được xây từ những năm 1930 đến 1940 có kiến trúc riêng biệt, với chiều cao khoảng hơn 3m, có đỉnh chóp tròn rất dễ nhận biết.
Video đang HOT
Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các chiến binh được trang bị vũ khí của quân Iraq đã sử dụng khu nghĩa trang này như là một vị trí để ẩn nấp và mai phục nhằm tiếp cận các đơn vị đồn trú của quân thù. Quân đội Mỹ không thể tiếp cận được khu vực này do các tuyến đường quanh co cũng như các hầm mộ chìm dưới lòng đất. Những tay súng địa phương thành thạo các con đường xung quanh thường tấn công du kích rồi chạy trốn và nấp sau các ngôi mộ.
Khi những kẻ nổi loạn lẩn trốn ở những lối hẹp giữa các ngôi mộ, quân đội Iraq đã nhẫn tâm dùng xe ủi, đẩy bay đi cả phần mộ của những người đồng đội. Ngày nay, những nấm mộ bị phá hủy vẫn đang nằm ngổn ngang bên mép đường.
Bạo lực tràn ngập Iraq kể từ năm 2003 và điều này dẫn đến sự mở rộng thêm của khu nghĩa địa, khu nghĩa địa đã tăng thêm 40% diện tích (khoảng 7.700m2). Nghĩa địa Wadi Al-Salam mở rộng dần từ năm 2004, đầu tiên là những vụ xung đột với quân đội Mỹ, sau đó là các cuộc chiến phe phái năm 2006 – 2007 khi mà dòng Hồi giáo Si-ai (Shiites) và Xu-ni (Sunnis) tàn sát lẫn nhau, năm 2008 là các trận đánh với quân đội Iraq, những năm gần đây số người chết bắt đầu giảm đáng kể.
Theo Dantri
Mẹ nghi phạm Boston muốn đưa xác con về Nga chôn cất
Mẹ của nghi phạm đánh bom giải marathon tại Boston, Tamerlan Tsarnaev, đã bày tỏ mong muốn được đưa xác con trai về Nga, sau khi các nghĩa địa tại Mỹ từ chối chôn cất thi thể y.
Zubeidat Tsarnaeva và con trai Tamerlan.
Bà Zubeidat Tsarnaeva hôm 5/5 đã gọi điện cho người đứng đầu một nhà tang lễ ở Massachusetts nơi xác Tamerlan đang được giữ để tâm sự về nguyện vọng của bà.
"Bà ấy đã khóc", Peter Stefan, giám đốc nhà tang lễ Graham Putnam & Mahoney tại thành phố Worcester, cách Boston khoảng 64km, cho biết hôm qua trong cuộc phỏng vấn với tờ Boston Herald.
"Bà ấy chỉ nói: "Sẽ là tốt hơn cả nếu ông có thể đưa nó về nhà", ông Stefan dẫn lại lời người mẹ đau khổ. "Tất nhiên là bà ấy muốn đưa xác con trai về đó. Bất kể là cậu ta đã làm gì, bà ấy vẫn là mẹ".
Trước đó, các thông tin cho biết các nghĩa địa tại bang Massachusetts đã từ chối chôn cất Tamerlan, 26 tuổi. Tamerlan bị tình nghi cùng em trai Dzhokhar, 19 tuổi, đặt hai quả bom gần vạch đích cuộc đua marathon tại Boston hôm 15/4, làm 3 người chết và 264 người bị thương.
Dzhokhar bị bắt hôm 19/4 sau một chiến dịch truy tìm quy mô lớn và hiện đang bị giam giữ tại trung tâm y tế thuộc một nhà tù ở Massachusetts.
Cha mẹ của hai anh em nhà Tsarnaev hiện đang sinh sống tại Cộng hoà Dagestan thuộc Nga, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống. Ông Stefan cho hay xác của Tamerlan đã được vệ sinh theo đúng truyền thống Hồi giáo.
"Tôi không thể giữ xác Tamerlan trong một thời gian dài. Sẽ là một ý kiến hay nếu chúng tôi có thể đưa xác cậu ta trở lại Nga nhưng trước tiên tôi phải nhận được sự chấp thuận của Bộ ngoại giao Mỹ. Đây là vấn đề an ninh quốc gia", ông Stefan nói.
Ông Stefan còn cho biết ông sẵn sàng trả vài nghìn USD để đưa xác Tamerlan về Nga.
"Nhưng câu hỏi của tôi là, liệu có ai đó sẽ cản trở khi tôi có thể chuyển xác cậu ta về đó? Không được chuyển đi chuyển lại hoặc giữa cậu ta ở đó chỉ vì cậu ta là kẻ khủng bố. Khi ấy, phải tổ chức lễ tang, chôn chất và mọi chuyện chấm dứt", ông Stefan nói với tờ Boston Herald.
Các bình luận của ông Stefan diễn ra cùng ngày với việc một nhà hoạt động cộng đồng tại Worcester đã phát động một chiến dịch nhằm tìm kiếm số tiền quyên góp khoảng vài nghìn USD để chuyển xác Tamerlan về Nga.
Nhà hoạt động cộng đồng, William Breault, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 6/5 rằng bản thân ông đã đóng góp 500 USD và số tiền mà ông mong muốn quyên góp được là từ 3.000-7.000 USD.
"Tôi cảm thấy vui khi làm điều đó. Là một người Mỹ, tôi phải có nghĩa vụ đứng lên và nói rằng chúng tôi không muốn chôn xác Tamerlan tại đây và chuyển y về quê hương", ông Breault nói.
Một nghi phạm được tại ngoại
Robel Phillipos đã được tại ngoại.
Trong một diễn biến khác, toà án tại Mỹ đã đồng ý để một người bạn của Dzhokhar Tsarnaev, nghi phạm còn sống trong vụ đánh bom ở Boston, được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 100.000 USD.
Robel Phillipos bị cáo buộc nói dối các nhân viên điều tra của FBI. Công dân Mỹ 19 tuổi này đã được về nhà nhưng phải đeo vòng điện tử theo dõi.
Phillipos và 2 người bạn khác của Dzhokhar hồi tuần trước đã bị truy tố về tội cản trở cuộc điều tra vụ đánh bom kép. Phillipos có thể đối mặt 8 năm tù giam nếu bị buộc tội.
Theo Dantri
Bom nổ bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Iraq, 6 người tử vong Cảnh sát Bagdhad cho biết, ngày hôm qua (3-5), một quả bom ven đường đã phát nổ giết chết một giáo sĩ dòng Sunni và năm tín đồ sau khi họ rời khỏi một nhà thờ Hồi giáo ở thủ đô Bagdhad, Iraq. Các nhân viên y tế cho biết, vụ nổ ở quận al-Rashidiya, Baghdad cũng làm bị thương hơn 31 người....