Nghĩ xa, làm lớn, lão nông này trồng bạt ngàn rừng gỗ lớn
Khi tiếp nhận thông tin Nhà nước chủ trì xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, lực lượng kiểm lâm của huyện Yên Bình (Yên Bái) ai cũng “giật mình” bởi mấy chục năm trước, lão nông Nguyễn Thanh Ngọc ở xã Bảo Ái đã thực hiện đúng mô hình đó.
Được biết, mỗi khối gỗ ông Ngọc xuất bán có giá trị gấp 5-7 lần thân gỗ nhỏ của hầu hết bà con trồng rừng trong tỉnh. Không chỉ dựng nhà lầu, sắm xe hơi từ làm kinh tế rừng, cách làm của ông Ngọc còn lan toả đến nhiều hộ dân trong xã.
Cán bộ cũng thán phục
“Những ngày này, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, chúng tôi đang xây dựng đề án “Hỗ trợ phát triển các vùng trồng rừng gỗ lớn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 – 2025, định hướng đến năm 2030″. Đề án này ra đời nhằm giải quyết khó khăn của các hộ làm kinh tế rừng trong tỉnh. Thế nhưng tại xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, từ nhiều năm trước, hơn 10 hộ dân của xã đã trồng và gây dựng lên những cánh rừng gỗ lớn” – ông Nguyễn Thái Bình – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái cho biết.
Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Yên Bình, ông Hà Ngọc Quý đứng bên một cây gỗ lớn trong tán rừng của ông Ngọc.
Ông Ngọc yêu rừng đến mức, bây giờ đã ở nhà lầu, đi xe hơi, là nông hộ giàu có nhất nhì Bảo Ái, nhưng vợ chồng ông vẫn ngày ngày đi phát cỏ dại, chăm bón cho cây. Đứng trước cánh rừng xào xạc gió, ông Ngọc tiết lộ: “Chiếc xe hơi tôi sắm, mục đích chính là để “nhử” một trong hai thằng con về Bảo Ái học cách trồng rừng và cùng tôi quản lý, phát triển rừng bền vững”.
Từ thông tin của Chi cục, chúng tôi tìm về Hạt Kiểm lâm Yên Bình. Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Yên Bình Hà Ngọc Quý vừa ngạc nhiên, vừa thán phục: “Ông Nguyễn Thanh Ngọc và các hộ liên kết trồng rừng gỗ lớn ở Bảo Ái quả là một “ca” rất lạ. Tôi vẫn nhớ rõ 16 năm trước, tôi về nhận công tác ở Yên Bình khi mới ngoài đôi mươi. Ngày đó, phần lớn rừng Bảo Ái chỉ lơ thơ những vạt cây nhỏ, riêng cánh rừng của ông Ngọc xanh um, hầu hết cây đều ở tuổi gỗ lớn. Tôi nghe anh em trong hạt kể mới biết rừng của ông Ngọc xanh tốt từ ngày kiểm lâm của tỉnh còn lăn lóc đi vận động bà con phủ xanh đồi trọc”.
Thực lòng, nghe ông Quý nói, chúng tôi cũng ít nhiều cảm thấy khó tin. Nhưng, đến khi từ huyện lỵ ngược 30km đường rừng ngoằn ngoèo, nghe bà con trồng rừng ở Bảo Ái vừa khâm phục, vừa ước ao “làm kinh tế rừng giỏi giang như ông Ngọc” thì chúng tôi mới thực sự ấn tượng.
Ông Ngọc 55 tuổi, thuộc tuýp người nói ít, làm nhiều. Suốt buổi trò chuyện, hiếm khi thấy ông chủ động chia sẻ. Chúng tôi hỏi chuyện đến đâu, ông rủ rỉ trả lời đến đó. “Sau cơ ngơi này là hơn 3 chục năm trồng rừng, giữ rừng với những ngày khó khăn, cơ cực” – ông Ngọc chỉ căn nhà, chiếc xe nói.
Ngược về hơn 30 năm trước, lúc ông Ngọc rời quân ngũ trở lại Bảo Ái. Khi đó, ông đã rất đau lòng khi nhìn những cánh rừng trơ trụi vì bị khai thác đến kiệt quệ. Ông tiếc khi chứng kiến đất đai màu mỡ bị bỏ hoang; những vạt rừng lơ thơ như cái đầu nấm chốc… và ông quyết định, việc cần làm là phải:Trồng rừng.
Video đang HOT
Ông Ngọc dốc hết vốn liếng, vay mượn họ hàng, bạn hữu để mua cây giống phủ xanh cánh rừng nhà mình. Chăm sóc cả cánh rừng mênh mông lúc độc thân đã nhiều chật vật, khi ông lập gia đình, có hai cậu con trai lại càng khó khăn hơn. Chứng kiến người trồng rừng giật gấu vá vai, trăm ngàn khoản thu đều trông cả vào kỳ khai thác gỗ, cuối cùng lời lãi chẳng được bao nhiêu, ông Ngọc đã nghĩ mình phải làm khác. Thế là ông xách tay nải xuôi về thành phố Yên Bái làm phu xe, cửu vạn; ngược lên Lục Yên làm phu đá trong các mỏ… Ông làm mọi việc để nuôi vợ con, nuôi cả cánh rừng.
Khi hai đứa con vào tuổi đến trường, bà Nguyễn Thị Cư – vợ ông vừa quán xuyến việc nhà, vừa thay chồng chăm bẵm cánh rừng. Ngày rừng đủ tuổi khai thác, ông Ngọc không đẵn sạch mà chỉ tỉa bán những cây còi cọc, kém phát triển để những cây còn lại có không gian tăng trưởng. Ông phân tích: “Rừng 7 tuổi như đứa trẻ, từ tuổi thứ 10 trở đi cây mới phát triển mạnh mẽ, cũng giống con người đang độ tuổi thanh niên. Nếu khai thác toàn bộ là bỏ mất quãng thời gian sinh trưởng tốt nhất của cây”.
Khổ tận cam lai…
Giàu có bậc nhất Bảo Ái, ông Ngọc vẫn trăn trở trong việc phát triển bền vững rừng trồng. Ảnh: M.T
Sau 15 năm trồng rừng gỗ lớn và thuê thêm đất của bà con để mở rộng diện tích rừng, ông Ngọc tỉa bán đợt thứ hai. Lúc này cây cho gỗ xẻ nên ông thu về giá gấp 5-7 lần giá bán cây làm gỗ bóc, gỗ tạp. Ông Ngọc phân tích mạch lạc: “Khi trồng rừng gỗ nhỏ, sau 7 năm chỉ có thể làm gỗ dăm hoặc nguyên liệu giấy, giá bán mỗi mét khối gỗ chỉ được khoảng 700.000 đồng. Thời gian trồng rừng của tôi lâu gấp đôi nhưng giá bán gỗ lại gấp 5-7 lần, đường kính cây càng to càng được giá. Tôi lại không phải đầu tư giống vốn để gây lại toàn bộ cánh rừng. Hơn nữa, rừng gỗ lớn còn chống xói mòn, cản nước lũ tốt hơn rừng gỗ nhỏ”.
Khổ tận cam lai, mỗi khối gỗ của ông tương đương cả chỉ vàng. Không còn phải lo bán sức mưu sinh, ông về hẳn Bảo Ái cùng vợ chăm sóc rừng. Bà con trong xã tìm đến hỏi ông kinh nghiệm “sống khoẻ” nhờ rừng, ông nói hết, không giấu giếm. Thấy những ánh mắt chùng xuống khi nghe nhắc đến đầu tư phân bón, nhân công làm cỏ; ông sốt sắng đề nghị bà con cùng liên kết trồng rừng gỗ lớn: Bà con bỏ đất và công sức lao động, ông lo vốn, giống và chi phí chăm sóc. Sau kỳ khai thác, số tiền thu được sẽ chia đôi. Trước lời đề nghị đó, nhiều hộ đã chối từ, song cũng có những hộ tin tưởng liên kết với ông. Sau khi được hưởng hiệu quả từ trồng rừng gỗ lớn, nhiều hộ tự chủ về kinh tế, đã độc lập chăm sóc, nuôi dưỡng cánh rừng của mình.
“Thấy mô hình liên kết trồng rừng gỗ lớn của ông đã khắc phục được những khó khăn, bây giờ đã có nhiều hộ chủ động đề nghị ông liên kết trồng rừng. Hiện, ông Ngọc đang có trong tay mấy trăm ha rừng gỗ lớn. Hai người con trai cũng nhờ rừng mà ăn học thành tài.
Điều đáng trân trọng là tình yêu của ông Ngọc dành cho rừng. Vì thực sự yêu rừng nên ông đã giải được bài toán cân bằng giữa việc làm kinh tế rừng và phát triển bền vững rừng trồng.
Theo Danviet
Nắng nóng tiếp tục hoành hành: "Nóng" như hóa đơn tiền điện
Những ngày qua, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, miền Trung đang trải qua đợt nắng nóng kinh hoàng với nền nhiệt ngoài trời có thời điểm trên 40 độ C. Nắng nóng làm đảo lộn sinh hoạt của người dân gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng với đó, câu chuyện "nóng" hóa đơn tiền điện cũng khiến nhiều người phát sốt.
Nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội trưa 3.7 gần 50 độ C. Ảnh: A.C
Bơ phờ, mệt mỏi vì nắng nóng
Ghi nhận của PV Báo Lao Động, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, miền Trung đang trải qua đợt nắng nóng kinh hoàng với nền nhiệt ngoài trời có lúc cán mốc trên 40 độ C. Nắng nóng bỏng rát kèm theo hiệu ứng gió phơn khiến không khí càng oi bức, ngột ngạt hơn. Đây cũng là chủ đề được nhắc tới nhiều nhất trong những ngày gần đây.
Tình hình nắng nóng cũng dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe, nhiều bệnh nhi, người già dễ bị mắc các bệnh trong thời tiết nắng nóng. TS-BS Ta Anh Tuân - Trương khoa Hôi sưc Câp cưu, Bênh viên Nhi Trung ương - cho biêt: "Môt thang nay, sô lương bênh nhân luôn trong tinh trang qua tai. Moi khi tiêp nhân cac chau la chung tôi co săn giương nhưng tinh trang như thê nay thi cac chau se phai năm chơ, thơ may tai khu câp cưu đêm, sau khi co giương trông chung tôi mơi nhân đươc".
"Méo mặt" vì tiền điện
Cùng với thời tiết, một câu chuyện khác khiến không ít người cũng cảm thấy "sốt" ruột đó là việc hóa đơn tiền điện những ngày hè "bỗng" tăng chóng mặt. Đa số người dân đều than thở rằng hóa đơn tiền điện tăng hơn tháng trước nhiều, có gia đình còn tăng gấp ba, gấp bốn lần.
Chị Thảo Linh (người dân sống tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) cho hay, vào tháng 4.2018 gia đình chị tiêu thụ hết 250.000 đồng tiền điện. Trong khi đó, lượng điện tiêu thụ tháng 5 bất ngờ phải đóng gấp 6 lần (tổng 1.603.000 đồng).
Cùng chung nỗi khổ này, anh Đức Anh (trú tại phòng 1116B chung cư Gemek Tower, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, việc tiền điện tăng bất thường diễn ra cả hai năm nay. Cứ đến mùa hè là tiền điện lại nhảy vọt, mặc dù thiết bị tiêu thụ điện chỉ tăng thêm 1 chiếc điều hòa nhưng số tiền điện phải trả tăng lên gấp 4-5 lần.
Còn theo phản ánh của anh H (ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) gia đình anh thuê nhà và sử dụng điện có số côngtơ PD 04xxx21 và PD 04xxx87, do Công ty Điện lực Đống Đa quản lý. Tuy nhiên qua thời gian theo dõi ba tháng (tháng 5,6) thì bỗng dưng phát hiện tiền điện tháng 6 tăng "bất thường" và rất khó hiểu.
Cụ thể, tiền điện của tháng 5 là hơn 800 số điện, vậy nhưng đến tháng 6 thì số điện bỗng dưng "tăng vọt" lên tới 1.674 số điện. Anh H cho biết, phía Cty cho rằng lỗi do khách hàng, do mùa hè nắng nóng sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện nhiều... nhưng đây là cách giải thích không thuyết phục. Bởi lẽ, trong tháng trước khi nắng bất thường như vậy thì nhà anh H không sử dụng thêm thiết bị gì.
Ban hành khung giá bán buôn điện năm 2018
Bộ Công Thương vừa phê duyệt khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho các TCty điện lực năm 2018. Theo Quyết định 2265/QĐ-BCT vừa được Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng ký, ban hành, khung giá bán buôn điện năm 2018 sẽ áp dụng theo quyết định mới. Theo đó, khung giá bán buôn điện bình quân của EVN cho TCty Điện lực miền Bắc có mức tối đa là 1.255đ/kWh và mức tối thiểu là 1.185đ/kWh, thay cho mức giá cũ năm 2017 là 1.173đ/kWh và 1.117đ/kWh. Khung giá bán buôn cho TCty Điện lực miền Nam có mức tối đa là 1.433đ/kWh, mức tối thiểu là 1.389đ/kWh (năm 2017, các mức giá lần lượt là 1.348đ/kWh và 1.316đ/kWh. Khung giá bán buôn cho TCty Điện lực miền Trung mức tối đa áp dụng là 1.282đ/kWh, tối thiểu là 1.183đ/kWh (mức áp dụng của năm 2017 là 1.209đ/kWh và 1.139đ/kWh). TCty Điện lực Hà Nội áp dụng khung giá bán buôn tối đa là 1.516đ/kWh, mức tối thiểu là 1.437đ/kWh (năm 2017, khung giá áp dụng cho EVN HANOI lần lượt là 1.414đ/kWh và 1.358đ/kWh). TCty Điện lực TPHCM áp dụng mức trong khung tối đa là 1.658đ/kWh và tối thiểu là 1.593đ/kWh. Năm 2017, các mức lần lượt áp dụng là 1.551đ/kWh và 1.506đ/kWh.
Giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các TCty điện lực không thấp hơn mức giá tối thiểu và không cao hơn mức giá tối đa của khung giá. KH.V
EVN tiếp tục khuyến cáo việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do nắng nóng gay gắt tại Hà Nội, khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao đột biến. Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ cần lưu ý để ở chế độ tối ưu, chỉ nên đặt ở mức 26 độ C trở lên. Do diễn biến thời tiết nắng nóng còn tiếp diễn trong mùa hè, vì vậy EVN khuyến cáo các cơ quan, công sở và người dân cần tiếp tục triệt để sử dụng điện an toàn và tiết kiệm. Không nên sử dụng đồng thời các thiết bị điện có công suất lớn (như điều hòa, bếp đun điện, bình đun nước nóng...).
Theo EVN, ngay tại thủ đô Hà Nội, đợt nắng nóng này làm mức độ tiêu thụ điện của TP.Hà Nội cũng đạt mức đỉnh mới với công suất phụ tải đỉnh ngày 2.7.2018 là 3.987MW và sản lượng tiêu thụ điện của toàn TP.Hà Nội ngày 2.7.2018 là 79,3 triệu kWh. Như vậy, tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài như vừa qua dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến, chủ yếu do việc sử dụng điều hòa nhiệt độ và các thiết bị làm mát tăng rất cao dẫn đến nguy cơ đầy tải và quá tải lưới điện cục bộ ở một số khu vực, gây mất an toàn ổn định vận hành hệ thống điện.
Công nhân vẫn phải trả tiền điện giá cao
Mới đây, tại giao ban báo chí Thành ủy thường kỳ, PV các cơ quan báo chí đã có nêu các câu hỏi về việc sinh viên, công nhân, người thuê trọ vẫn đang phải chi trả tiền điện "giá cắt cổ", dao động từ 4.000 đồng - 5.000 đồng/kWh. Vậy bao giờ có thể chấm dứt tình trạng này? Sinh viên, người thuê trọ phải phản ánh đến đâu khi bị thu tiền điện giá cao?
Ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện lực thành phố Hà Nội - cho biết, điện lực Hà Nội đã có quy định, chính sách ưu tiên mua điện với các đối tượng này. Theo đó, cứ 3 người ở chung một gia đình, sinh viên thuê trọ đăng ký tạm trú tạm vắng, có dấu xác nhận của công an phường, xã là được phép tách 1 côngtơ điện riêng, được tính định mức điện như một hộ gia đình. Ông Dũng cho hay, điện lực Hà Nội đã thông báo đến tất cả ủy ban nhân dân phường, các quận, huyện. Cùng với đó, điện lực Hà Nội luôn phối hợp với Sở Công Thương, Thanh tra Sở Công Thương để tất cả các kiến nghị của người sử dụng điện đều được cán bộ hai đơn vị này xuống kiểm tra.
"Giá điện cho người lao động, sinh viên thuê trọ là vấn đề nan giải. Sở Công Thương đã có rất nhiều thông báo đến các UBND. Tuy nhiên, sinh viên mà làm mạnh thì không ai cho thuê nhà. Đây là điều ai cũng nhìn thấy" - ông Dũng nói.
Với việc này, nếu có ý kiến thắc mắc, sinh viên, những người thuê trọ không được lắp côngtơ điện riêng, thu tiền điện giá cao có thể gửi thông tin lên Sở Công Thương để xử lý. L.H - K.V
CAO NGUYÊN - VƯƠNG TRẦN
Theo Laodong
Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Tú làm kinh tế giỏi Trên cương vị Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, ông Lê Văn Sơn không chỉ năng nổ, nhiệt tình trong công tác hội, mà còn luôn đi đầu trong phát triển kinh tế ở địa phương. Năm 2012 gia đình ông Sơn bắt tay đầu tư trồng trên 4 ha rừng. Nhờ chịu khó trồng và chăm sóc,...