Nghĩ vợ ở nhà chăm con không biết gì, tôi hối hận cầm lá đơn sau 1 năm giận dỗi
Vô tâm với với vợ, vô trách nhiệm với các con, tôi đã đánh mất một gia đình hạnh phúc.
Lạnh nhạt với vợ con vì muốn phấn đấu cho sự nghiệp, cái giá mà tôi phải trả quá đắt. Ảnh minh họa
Tôi với vợ cưới nhau đã 5 năm nay. Chúng tôi có hai con, 1 trai lên 4 tuổi, 1 con gái lên 2. Cuộc sống của chúng tôi không mấy dư dả do vợ tôi chỉ làm công nhân với mức lương thấp, còn tôi là nhân viên bưu chính với thu nhập cũng không mấy dư dả.
Sau khi cưới, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền và trách nhiệm chăm sóc con cái làm vợ chồng lúc nào cũng mệt mỏi, căng thẳng. Vì các con hay ốm đau, vợ tôi phải nghỉ hẳn ở nhà để chăm con, mọi chi tiêu trông cả vào đồng lương eo hẹp của tôi. Nhiều lần con ốm nhập viện, chúng tôi phải đi vay mượn để có tiền nộp viện phí. Cuộc sống thiếu thốn khiến cả hai thường xuyên cãi vã.
Năm ngoái, tôi được người bạn thân gợi ý đi học nâng cao trình độ để có thể được cất nhắc lên vị trí tốt với mức lương khá hơn. Tôi đem chuyện này bàn với vợ thì cô ấy không đồng ý. “Anh để các con lớn một chút rồi hãy đi học cũng chưa muộn mà. Giờ các con còn nhỏ, hay ốm đau, bệnh tật, rất cần bàn tay chăm sóc của anh. Một mình em ở nhà xoay xở với 2 đứa, em cũng rất mệt mỏi, muốn được anh giúp đỡ”, vợ tôi nói.
Tuy nhiên, lúc đó tôi lại không hiểu cho vợ. Tôi nghĩ em suy nghĩ thế là ích kỷ, nhỏ nhen. “Anh nói cho em biết. Loại đàn ông chỉ suốt ngày chui trong xó bếp phụ vợ chăm con thì sao làm việc lớn. Em chẳng biết hy sinh để anh theo đuổi sự nghiệp thì đến bao giờ mình mới có nhà, có xe, mới nở mày nở mặt với thiên hạ. Ở nhà chỉ chăm con với nấu cơm chứ có làm gì đâu mà kêu mệt”, tôi mắng nhiếc vợ.
Sau một hồi cự cãi, vợ tôi nói: “Vậy thì tùy anh, anh muốn đi đâu, học gì cũng được. Coi như nhà này không có người chồng, người bố như anh”.
Video đang HOT
Bắt đầu từ hôm đó, vợ chồng tôi chiến tranh lạnh với nhau. Tôi lao vào làm việc và đi học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ từ sáng đến tối. Tôi vẫn đưa tiền để vợ chăm lo cho 2 con nhưng không động tay chăm sóc chúng. Nhiều lần tôi có nói chuyện, hỏi han vợ nhưng cô ấy vẫn im lặng, ánh nhìn thất vọng tôi khiến tôi chán nản. Tôi nghĩ rồi sẽ có một ngày cô ấy sẽ hiểu cho tôi.
Sau một năm vất vả, làm việc, học tập, tôi được cất nhắc, thăng chức, lương tăng lên gấp đôi. Cầm tờ quyết định trong tay, tôi vui sướng vô cùng. Tôi muốn chạy xe thật nhanh về nhà để thông báo cho cô ấy tin mừng. Nào ngờ khi về đến nhà, đưa vợ xem tờ quyết định, cô ấy vẫn chẳng nở nụ cười. Vợ tôi lặng lẽ mở ngăn kéo, lấy ra tờ đơn xin ly hôn và đưa cho tôi.
“Gần một năm qua, em làm mẹ đơn thân. Em đã chăm sóc 2 con một mình mà chẳng nhờ cậy gì đến anh. Lúc đầu, em cảm thấy rất buồn và cô quạnh nhưng sau rồi em đã quen với cuộc sống đó và không cần đến anh nữa. Em nhận ra rằng em vẫn có thể sống tốt, chăm sóc cho con khi không có anh. Có lẽ anh cần tiền bạc, sự nghiệp, danh vọng hơn là cần mẹ con em nên anh đã làm như vậy. Nay em viết tờ đơn này coi như để giải thoát cho 2 chúng ta”, vợ tôi nói dứt khoát.
Những lời nói của vợ như nhát dao đâm làm tim tôi đau nhói. Tôi đứng lặng hồi lâu mà không biết nói gì. Tôi biết, tôi đã sai khi không dành được nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc vợ con nhưng tôi cũng có lý do của mình. Giờ tôi phải làm sao để vợ tha thứ và quay về với tôi như xưa? Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Theo Eva
MẸ ƠI CON SAI RỒI: Không về quê dịp lễ, con đã đánh mất cơ hội gặp mẹ lần cuối...
"Tới giờ phút này, tôi vẫn hối hận nhất một điều, đó là lễ nghỉ Quốc khánh năm ấy tôi lựa chọn ở lại thành phố không về nhà. Giá như mà tôi trở về thì tôi đã có thể gặp mẹ lần cuối..." - Phương đau khổ mỗi khi nhớ lại chuyện xưa.
Vẫn là cảnh dòng người chen chúc, tay sách nách mang đồ rời thành phố nghỉ lễ dịp quốc khánh 2/9 và đâu đó là hình ảnh của những cô cậu sinh viên tỉnh lẻ khệ nệ xách hành lý chờ xe nhưng vẫn nở nụ cười tươi rói. Trong khi mọi người đang lục đục lên kế hoạch về quê, thì đâu đó vẫn còn có những sinh viên bám trụ lại trên thành phố đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Hình ảnh sinh viên tay xách đồ hớn hở về quê. Ảnh minh họa.
Nhìn hình ảnh ấy, Phương lại nhớ về khoảng thời gian 4 năm về trước, khi vẫn còn là sinh viên năm nhất của một trường đại học có tiếng ở Hà Nội. Gia đình Phương thuộc diện nghèo khó lại đông con, bố cô mất vì tai nạn xe hơi khi tôi học lớp 10, một mình mẹ vất vả quanh năm làm đủ mọi thứ từ cấy hái, nuôi gà, đến đi làm thuê làm mướn cho người ta nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ vừa vặn đủ tiền ăn, tiền đóng học cho 3 chị em cô, thì lấy đâu ra tiền dư để trang trải với những kinh phí đắt đỏ trên thành phố. Chính vì vậy khi bước vào cánh cổng trường đại học, Phương đã tự tìm công việc làm thêm cho mình, kiếm thêm chút tiền tự trang trải cuộc sống, cũng như có chút tiền gửi về quê giảm gánh nặng phụ mẹ cho các em có tiền đóng học.
Trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm ấy, Phương nhận được thông báo của nhà trường sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh một ngày, kèm theo hai ngày nghỉ bù. Vậy là có ba ngày cô có thể về quê thăm mẹ cùng các em lâu hơn một chút, chứ không vội vã như mọi khi. Khi đã sắp xếp xong xuôi hành lý và xin chị chủ nghỉ làm, cô chỉ việc đợi tới sau tiết học cuối cùng của buổi chiều ngày mai là sẽ ra bến xe bắt về quê. Chỉ nghĩ đến việc ngày mai có thể về nhà thôi là cô đã cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Cô gọi điện về nhà thông báo cho mẹ và các em rằng tối mai sẽ về đến nhà, mọi người đều vui mừng, nhất là 2 đứa em cô, bọn nó rất mong chờ chị gái về nhà và dặn nhớ mang quà thành phố về.
Buổi trưa hôm sau, khi kết thúc năm tiết học đầu đầy mệt mỏi, Phương lê bước chân về phòng trọ để nấu bữa cơm trưa thì gặp Hoa, chị chủ quán ăn nơi cô đang làm thêm. Chị Hoa có gọi Phương lại, chị ngập ngừng nói: "Phương này, chị có chút chuyện muốn nói với em được không?". Phương gật đầu thay cho lời đáp. "Ừ thì, mai cũng là dịp nghỉ lễ rồi, mà em cũng thấy đấy các bạn nhân viên quán mình đều xin nghỉ cả, còn mỗi vợ chồng chị thì không thể quán xuyến hết được. Em có thể ở lại giúp chị trong mấy ngày nghỉ lễ này được không?" - chị Hoa nhẹ nhàng nói với cô - "Chị sẽ tăng gấp 3, à không gấp 4 lần tiền lương cho em có được không?"- chị kéo tay Phương, nói vội trước khi cô kịp đáp lại.
Cô gái luôn cố gắng làm việc với hy vọng phụ giúp đỡ gia đình. - Ảnh minh họa.
Phương phân vân, mỗi buổi tối sau khi tan lớp, cô lại làm thêm ở quán chị Hoa từ 7 giờ tối đến 11 giờ đêm, khi khách về hết. Vợ chồng chị Hoa đều là người tốt cả, thấy c có gia cảnh khó khăn vợ chồng chị luôn giúp đỡ, đến tiền lương làm theo ca cũng luôn trả cho cô cao hơn những người còn lại. Đôi khi ban đêm khi tan làm còn bớt lại ít thức ăn cho cô mang về ăn đêm khi học khuya cho đỡ đói. Cô luôn cảm thấy mình rất may mắn khi gặp được vợ chồng chị.
Nếu về quê thì cô sẽ được ở bên gia đình mà mình luôn mong nhớ, còn nếu ở lại làm thêm mấy ngày nghỉ lễ thì số tiền mà chị Hoa hứa giả có thể chi trả cho tiền phòng, tiền ăn tháng này của cô, và còn có thể dư một ít gửi về quê cho mẹ, cũng như một phần nào đó trả ơn vợ chồng chị Hoa khi ở lại trông quán. Ý chí thôi thúc Phương ở lại kiếm thêm chút tiền rồi cuối tháng về vậy chứ biết làm sao nữa, và cô đồng ý ở lại làm thêm.
Khi nhận được thông báo kỳ nghỉ lễ này Phương sẽ không về quê nữa, mẹ và các em cô có chút buồn. Mẹ cô dặn dò khi ở lại phải thật cẩn thận, đừng làm việc nhiều mà quên chăm sóc cho bản thân. Cô hứa với mẹ sẽ tự chăm sóc cho mình đầy đủ, mẹ cô cũng an tâm phần nào, nói chuyện một vài câu rồi mẹ cũng cúp máy vì lo sợ tốn tiền điện thoại của cô.
Ngày 31 rồi đến ngày mùng 1 mặc dù đã có một số lượng người đã về quê, nhưng vẫn còn một lượng người ở lại, quán ăn vẫn đông khách, thậm chí còn đông hơn mọi khi vì mọi người đều tu tập ăn uống cùng bạn bè, gia đình. Nhìn cảnh ấy, Phương có chút chạnh lòng nhưng nghĩ đến việc sẽ có tiền mua quà cho mẹ và các em thì mọi thứ đều trôi qua. Nhưng đến chiều mùng 1 hôm ấy, khi đang lúi húi thu dọn bàn thì chị Hoa gọi với cô từ trong quầy "Phương, em có điện thoại từ nhà gọi lên này".
Vội vàng lau tay vào vạt áo, Phương chạy lại quầy để nghe điện thoại "Alo, ai đấy ạ", từ phía đầu dây bên kia, giọng nói vang lên đúng là tiếng chị gái mẹ Phương: " Phương đấy à con, con mau về đi, mẹ con bị cảm mất từ sáng nay rồi". Đùng, như một tiếng sét đánh ngang qua tai cô, mọi thứ như sụp đổ, cổ họng mắc nghẹn không phát ra được lời nào, phía điện thoại bên kia lại vang lên " Phương, Alo...Phương, con nói gì đi". Nước mắt tuôn rơi, không kịp nói lời nào với chị chủ quán, vẫn mặc bộ đồng phục Phương chạy một mạch ra bến xe để bắt xe về nhà ngay lập tức.
Giá như không đặt nặng vấn đề mưu sinh, cô gái có thể gặp lại mẹ mình lần cuối. - Ảnh minh hoạ.
Về đến gần nhà, từ phía xa Phương nhìn thấy rạp trong sân đã được dựng lên, cô chạy thật nhanh vào cổng, nghe thấy tiếng khóc của hai đứa em, tiếng mọi người đang bàn bạc chuẩn bị cho đám tang, lúc này cô mới tin đây là sự thật. Phương chết lặng trong giây lát, lao vào nhà, mẹ cô nằm im lặng trên chiếc giường đã được mặc quần áo chuẩn bị đưa vào quan tài để liệm. Phương gào khóc lên đau đớn, ôm xác mẹ mà như lịm đi - "Mẹ, tại sao mẹ lại không chờ con. Mẹ đi rồi thì chị em con phải làm sao đây. Con đã hứa với mẹ sau khi ra trường sẽ kiếm việc làm để nuôi mẹ và các em, mẹ đồng ý với con rồi cơ mà...". Tiếng khóc của Phương như cứa vào lòng bất cứ ai nghe thấy.
Đám tang tổ chức cho mẹ Phương diễn ra rất đơn giản, vì gia đình cô cũng không có đủ kinh phí, họ hàng thân quen mọi người thương cho hoàn cảnh chị em cô mất cả bố lẫn mẹ nên cũng gom góp ít tiền giúp đỡ. Phương cùng hai em ngồi túc trực bên linh cữu mẹ. Hóa ra mẹ cô vì thương cô ngày lễ cũng ở lại trên thành phố làm việc kiếm tiền vất vả, nên tối hôm trước đó có nhận sáng sớm hôm lên nông trường cao su làm thuê cho người ta để kiếm thêm ít tiền phụ cho con. Nhưng ai ngờ đâu, sáng sớm hôm đấy trời mưa, cộng thêm với sức khỏe kém, mẹ cô vẫn cố gắng dầm mưa làm việc, nên bị cảm ngã ra đất dưới cơn mưa mà không ai để ý. Mãi đến lúc nghỉ trưa mọi người lục đục chuẩn bị ăn trưa thì không thấy mẹ cô đâu, khi phát hiện ra mẹ cô thì bà đã ra đi từ lúc nào.
Suốt khoảng thời gian dài sau đó, Phương luôn sống trong sự hối hận và ăn năn vì đã quá coi trọng tiền bạc, giá như cô không vì mấy đồng tiền đó mà trở về quê thăm mẹ và các em thì sự việc đâu đến nỗi như vậy. Mẹ cô cũng sẽ không nhận làm thuê ở nông trường cao su, như vậy là từ sau sẽ không còn ai gọi điện hỏi thăm cô, không còn ai cuối tuần hỏi cô có về nhà không để mẹ chuẩn bị những món ăn chờ. Không còn ai yêu thương, vuốt ve mái tóc mỗi khi chiều về ngồi ngoài hiên nhà tâm sự. Giờ đây chỉ còn lại mình cô và hai đứa em thơ sống nương tựa vào nhau.
Bởi vậy, những ai còn đang băn khoăn không biết là nên về hay ở thì còn chần chừ gì nữa. Đừng dùng bất cứ lý do gì để viện cớ cho việc không về quê. Tiền bạc bao nhiêu rồi cũng sẽ tiêu hết, tiêu hết rồi thì hẳn sẽ có cách kiếm lại, bố mẹ, gia đình mới là điều mà các em nên trân trọng và yêu thương. Hãy dành cho gia đình trọn vẹn 3 ngày nghỉ này mọi người nhé. Bố mẹ hẳn là đang nhớ các bạn lắm đấy.
Theo Tin nhanh online
Tình yêu là muôn vàn màu sắc của những cung bậc cảm xúc khó hiểu Làm gì có ai ngay từ phút đầu đã để ý quan tâm đến bạn, không thử trả giá thì nói gì đáng hay không đáng. Tình yêu chính là vậy... ảnh minh họa 1. Tình nguyện đánh cược, tình nguyện chịu thua. 2. Không yêu là tiếc nuối một đời, yêu là đau khổ một đời. 3. So sánh với việc sống...