Nghị viện châu Âu yêu cầu chấm dứt thí nghiệm khoa học trên động vật
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 16/9 thông qua nghị quyết yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng sử dụng động vật trong các nghiên cứu khoa học.
Nghị viện châu Âu tăng cường nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng sử dụng động vật trong các nghiên cứu khoa học. Ảnh: AFP
Trong nghị quyết không mang tính ràng buộc, được thông qua với đa số áp đảo, các nghị sĩ EP yêu cầu một kế hoạch hành động đầy tham vọng và có mục tiêu khả thi trên toàn EU, cũng như lập thời gian biểu để dần chấm dứt việc sử dụng động vật trong các nghiên cứu và thử nghiệm. Các nghị sĩ cũng đề xuất lập quỹ trung và dài hạn đủ để đảm bảo việc nhanh chóng phát triển, hợp lý hóa và áp dụng các biện pháp thí nghiệm thay thế.
EU đã cấm thí nghiệm mỹ phẩm trên động vật từ năm 2009 và có các quy định nhằm bảo vệ các loài động vật thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Một báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết hơn 12 triệu động vật, trong đó 90% là chuột, đã được nuôi và sử dụng cho nghiên cứu khoa học trong năm 2017.
Các nghị sĩ cho biết họ “hiểu rằng có những trường hợp thí nghiệm trên động vật vẫn là cần thiết để có phát minh khoa học cho một số căn bệnh vì các biện pháp phi động vật hiện không khả thi”. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng các thí nghiệm như vậy chỉ nên được thực hiện trong các điều kiện giảm thiểu sự đau đớn và chịu đựng của con vật thí nghiệm.
Nghị quyết trên đã được các nhà hoạt động vì quyền động vật hoan nghênh nhiệt liệt. Nhóm vì quyền động vật Humane Society International đánh giá đây là “một cơ hội lịch sử để động vật không phải chịu đau đớn trong các thí nghiệm và tập trung hơn vào các nghiên cứu hiện đại, tiên tiến và liên quan đến con người”.
EU sẽ không vội siết chặt trở lại ngân sách
Ngày 15/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẽ không lặp lại sai lầm của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 khi áp đặt siết chặt ngân sách bất ngờ trong đối phó với cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài phát biểu thường niên trước Nghị viện châu Âu (EP), bà Leyen nói: "Chúng tôi sẽ không lặp lại sai lầm đó", đồng thời lưu ý rằng EU đã phải mất 8 năm mới đưa nền kinh tế khối này trở lại mức trước khi khủng hoảng tài chính. Theo bà, cuộc khủng hoảng là một "câu chuyện cảnh báo", trong đó châu Âu tuyên bố chiến thắng quá sớm rồi phải trả một cái giá đắt.
Cùng ngày, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết tỉ lệ lạm phát trong tháng 8 của nước này đã tăng cao nhất trong 9 năm qua khi nền kinh tế mở cửa trở lại.
Cụ thể, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 đã lên tới 3,2%, mức cao nhất kể từ tháng 3/2012. Đây là mức tăng kỷ lục so với mức tăng 2% trong tháng 7. Trước đó, Ngân hàng Anh cảnh báo tỉ lệ lạm phát có thể lên tới 4% trong năm nay, tăng gấp đôi so với mục tiêu mà ngân hàng đặt ra, do tác động của đại dịch COVID-19.
Trong năm nay, các thị trường trên thế giới chao đảo do lo ngại các ngân hàng trung ương sẽ chấm dứt các biện pháp hỗ trợ đại dịch nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách nhận định rằng giá cả tăng chỉ là tạm thời.
Sự phục hồi của nền kinh tế Anh trong tháng 7 đã chậm lại do người tiêu dùng chi tiêu ít hơn, các dịch vụ pháp lý bị ảnh hưởng bởi kỳ miễn giảm thuế kết thúc và lĩnh vực xây dựng giảm sút do thiếu nguyên liệu. ONS cho biết sản lượng của nền kinh tế Anh trong tháng 7 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1% trong tháng 6 và thấp hơn mức dự báo 0,6% của các nhà kinh tế. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ đầu năm 2021 và như thế nền kinh tế Anh vẫn có quy mô giảm hơn khoảng 2,1% so với tháng 2/2020, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Nghị viện châu Âu chuẩn bị khởi kiện EC Nghị viện châu Âu (EP) ngày 10/6 tuyên bố đang chuẩn bị thủ tục pháp lý để khởi kiện Ủy ban châu Âu (EC) với cáo buộc không thực thi quy định trong khuôn khổ cơ chế mới liên quan việc phân bổ quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU). Cờ EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại...