Nghị viên châu Âu tuyệt thực đòi Nga trả tự do nữ quân nhân Ukraine
Một chiến dịch tuyệt thực kéo dài từ ngày 15 – 29.2.2016 tại quốc hội của 22 nước thành viên Hội đồng châu Âu để đòi Nga tự do cho nữ phi công Ukraine là Nadezhda Savchenko.
Nadezhda Savchenko trong nhà tù của Nga – Ảnh: openrussia.org
Người khởi xướng hành động này là đại biểu Quốc hội Cộng hòa Czech, bà Christine Zelenkova.
“Nếu các thành viên Nghị viện châu Âu tin vào sự vô tội của nữ quân nhân Ukraine, bà Nadezhda Savchenko, tốt nhất họ không nên tuyệt thực làm gì mà nên tham gia vào cuộc điều tra để tìm ra kẻ giết hại các nhà báo Nga”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trong tài khoản cá nhân trên Facebook, theo Tass ngày 20.2.
Video đang HOT
“Các đại biểu quốc hội của 22 nước thành viên Hội đồng châu Âu tổ chức một cuộc tuyệt thực để ủng hộ nữ phi công Ukraine, thượng úy Nadezhda Savchenko, người bị bắt giữ vì nghi ngờ có sự đồng lõa trong vụ sát hại hai nhà báo Nga Igor Korneliuk và Anton Voloshin. Thật là một sự đạo đức giả siêu đẳng! Ban đầu, họ bầu vắng mặt cô ấy (một cách bất hợp pháp) làm nghị viên, sau đó còn tổ chức trò hề chính trị bằng việc dàn dựng một cuộc tuyệt thực”, bà Zakharova viết trên Facebook.
Trước đó, truyền thông nước ngoài đã đưa tin Savchenko bị Nga khởi tố tội danh giết người, cố gắng giết người và thâm nhập biên giới bất hợp pháp. Theo các nhà điều tra, Nadezhda Sevchenko là một sĩ quan trong lực lượng vũ trang của Ukraine, thuộc tiểu đoàn bán quân sự Aydar. Ngày 17.6.2014, nữ thượng úy Savchenko đã tiến hành quan sát bí mật và hiệu chỉnh đường đạn trong cuộc pháo kích của quân đội Ukraine vào vị trí của lực lượng quân ly khai Ukraine thuộc Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng và khu vực dân cư gần làng Metalist thuộc tỉnh Luhansk, làm thiệt mạng nhiều người, trong đó có hai công dân Nga là nhân viên của hãng Phát thanh – Truyền hình nhà nước Nga gồm Igor Kornelyuk và Anton Voloshin. Đến nay Nadezhda Savchenko vẫn không nhận tội.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Hy Lạp nói "Không", châu Âu nhóm họp khẩn cấp
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), ông Donald Tusk, ngày 5/7 cho biết ông đã đề nghị tiến hành Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu(eurozone) để thảo luận về tình hình Hy Lạp hiện nay.
Người dân Hy Lạp ăn mừng kết quả cuộc trưng cầu dân ý (Ảnh: AP)
Tuyên bố nêu trên của ông Tusk được đưa ra trong bối cảnh Pháp và Đức cũng đưa ra những thông điệp tương tự sau những diễn biến mới nhất trong cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp.
Phát biểu khi vừa quay trở lại Vienna để tham gia cuộc đàm phán giữa nhóm P5 1 với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết "quả bóng" hiện đang thuộc về phía tòa án Hy Lạp.
"Đầu tiên, chúng ta phải chấp nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Dù kết quả này có như thế nào, đó đã là quyết định được người dân Hy Lạp thể hiện và đây là lý do tại sao quả bóng hiện đang thuộc về phía tòa án Hy Lạp", Ngoại trưởng Đức khẳng định.
Trong khi đó, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, ông Martin Schulz cho biết hội nghị của lãnh đạo các nước Eurozone sẽ thảo luận về "chương trình hỗ trợ nhân đạo cho Hy Lạp". Ông cho rằng công dân, những người đến tuổi về hưu, những người ốm yếu hay trẻ em ở Hy Lạp không đáng phải trả giá cho kết quả của cuộc trưng cầu dân ý. Do đó, ông hối thúc EU chuẩn bị sẵn trường hợp nếu Hy Lạp rơi vào một cuộc khủng hoảng.
Trong một thông báo, ông Schulz khẳng định Athens nên "đưa ra những đề xuất có ý nghĩa và mang tính xây dựng" trong những giờ tới để các quốc gia trong khối eurozne cân nhắc. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Nếu họ không làm như vậy, chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn rất khó khăn và đầy bi kịch".
Cũng trong tối 5/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tiến hành điện đàm để thảo luận về vấn đề Hy Lạp, trong đó nhất trí tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu ở nước này. Hai nhà lãnh đạo thống nhất tiếp tục tiến hành thảo luận về Hy Lạp tại Paris vào tối 6/7 và kêu gọi tiến hành Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong ngày 7/7 để thảo luận về khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Liên minh châu Âu đã nhất trí về thỏa thuận giữ Anh ở lại Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk ngày 19/2 thông báo thỏa thuận nhằm giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU) đã nhận được sự ủng hộ của tất cả 28 nhà lãnh đạo các nước thành viên. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Thủ tướng Anh David Cameron...