Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết trừng phạt Nga
Ngày 1/3, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua dự thảo nghị quyết liên quan đến việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở miền Đông Ukraine, trong đó đề nghị Liên minh châu Âu (EU) hạn chế nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga, cấm các khoản đầu tư mới của EU vào Nga, loại tất cả ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính châu Âu cũng như hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Toàn cảnh phiên họp bất thường của Nghị viện châu Âu (EP) ở Brussels, Bỉ ngày 1/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự thảo nghị quyết này đã được thông qua tại phiên họp bất thường của EP, với 637 phiếu ủng hộ, 13 phiếu trống và 26 phiếu trắng. Tuy nhiên, nghị quyết này chỉ mang tính chất tham vấn và không có ý nghĩa ràng buộc.
Cùng ngày, Chủ tịch EU cho biết kể từ ngày 2/3, EU cấm các kênh truyền thông nhà nước của Nga, gồm đài RT và Sputnik phát sóng ở các nước thành viên liên minh. Trước đó, nền tảng chia sẻ video YouTube đã chặn nội dung của các kênh truyền thông của Nga tại EU. Bên cạnh đó, EU cũng cấm “một số” ngân hàng Nga tham gia hệ thống tin nhắn của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), cấm các nước thành viên tham gia những dự án có vốn của Quỹ Đầu tư trực tiếp LB Nga (RDIF).
Hiện Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tìm cách làm tê liệt lĩnh vực ngân hàng của Nga và đồng ruble thông qua một loạt biện pháp trừng phạt. Kể từ đầu năm đến nay, đồng nội tệ của Nga đã mất 27% giá trị và đang giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.
Video đang HOT
Trong khi đó, Visa Inc và Mastercard Inc đã chặn nhiều thể thế tài chính của Nga tham gia mạng lưới tài chính của hai tập đoàn cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế lớn nhất thế giới này.
Trong tuyên bố, Visa Inc. cho biết đang hành động nhanh chóng nhằm đảm bảo tuân thủ các biện pháp trừng phạt hiện nay, đồng thời cho biết sẽ đóng góp 2 triệu USD để viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine. Mastercard Inc cũng cam kết đóng góp tương tự, đồng thời khẳng định sẽ duy trì hợp tác với nhà chức trách trong thời gian tới nhằm thực thi đầy đủ các nghĩa vụ.
Thống kê cho thấy năm 2021, khoảng 4% doanh thu ròng của Mastercard bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước Nga. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh trong và ngoài Ukraine chiếm 2% doanh thu ròng.
Cũng trong ngày 1/3, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết chính quyền nước này sẽ đình chỉ giao dịch tài chính với 7 ngân hàng Nga, theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Tuyên bố của bộ nêu rõ Seoul sẽ cùng các nước áp đặt các biện pháp trừng phạt, trong đó có việc đình chỉ giao dịch với các ngân hàng lớn và ngăn chặn đầu tư trái phiếu nhà nước của Nga. Cụ thể, Hàn Quốc áp đặt trừng phạt đối với các ngân hàng của Nga gồm Sberbank, VEB, Promsvyazbank, VTB, Otkritie, Novikombank, Sovcombank và các chi nhánh. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng khuyến nghị ngừng đầu tư trái phiếu của Chính phủ Nga từ ngày 2/3, cũng như thực hiện ngay các biện pháp trừng phạt liên quan đến hệ thống SWIFT, sau khi EU công bố kế hoạch chi tiết.
Ông Christian Lindner, Bộ trưởng Tài chính Đức – nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) – cho rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tác động lớn đối với thị trường tài chính và tiền tệ nước này.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Lindner cho biết tại cuộc họp, các bộ trưởng tài chính G7 “đã trao đổi các đề xuất để có thể thực hiện thêm các biện pháp”, đồng thời cho biết quyết định về các đề xuất sẽ được thực hiện trong những ngày tới. Theo ông, mục đích của các biện pháp trừng phạt là “cô lập Nga về mặt chính trị, tài chính và kinh tế”.
Bỉ, Nhật Bản đóng cửa Đại sứ quán tại Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 1/3, Bộ Ngoại giao Bỉ ra thông cáo cho biết Đại sứ quán nước này tại Kiev sẽ đóng cửa do tình hình an ninh và diễn biến chiến sự ở Ukraine.
Các nhân viên của Đại sứ quán Bỉ hiện đã rời Ukraine.
Thông cáo của bộ trên nêu rõ công tác hỗ trợ lãnh sự cho công dân nước này đang ở Ukraine sẽ tiếp tục do các nhóm lãnh sự có mặt tại một số điểm biên giới với Ukraine và Trung tâm Xử lý khủng hoảng của Bộ Ngoại giao thực hiện.
Gần đây, Bỉ đã chuyển Đại sứ quán tại Kiev vào trong khuôn viên Đại sứ quán Pháp trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang xấu đi.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết nước này sẽ tạm thời đóng cửa Đại sứ quán tại thủ đô Kiev của Ukraine. Mọi hoạt động của Đại sứ quán sẽ do văn phòng liên lạc tạm thời đặt ở thành phố Lvov, miền Tây Ukraine gần biên giới với Ba Lan, thực hiện.
Trong khi đó, Italy chuyển Đại sứ quán tại Ukraine đến thành phố Lvov. Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn thông báo ngày 1/3 của Bộ Ngoại giao Italy cho biết Đại sứ quán nước này tại Ukraine đã được chuyển từ thủ đô Kiev đến thành phố Lvov do tình hình an ninh đang xấu đi. Ngoài ra, Đại sứ Italy tại Ukraine Pier Francesco Zazo đã thông báo về hoạt động cứu trợ cho khoảng 20 trẻ em, trong đó có 6 trẻ sơ sinh, những trẻ này đã được đưa vào đại sứ quán trong vài ngày qua.
Các thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình tại Ukraine căng thẳng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass (miền Đông Ukraine).
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/3: Ukraine diệt sát thủ Chechnya cứu mạng Zelensky, Kiev hứng mưa tên lửa Ukraine tuyên bố họ vừa tiêu diệt được một nhóm sát thủ Chechnya được cử đến để giết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ khiến nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin phải "trả giá" vì phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine. Toán sát thủ Chechnya bị tiêu diệt Các phương tiện quân...